Mách bạn cách đeo đồng hồ đúng cách, đúng vị trí, chuẩn nhất

Mách bạn cách đeo đồng hồ đúng cách, đúng vị trí, chuẩn nhất

Ngoài việc giúp xác định chính xác thời gian, đồng hồ còn là 1 phụ kiện mang tính thẩm mĩ cao. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn vị trí nên đeo đồng hồ, cách đeo đồng hồ mang lại sự thoải mái và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng.

1 Vị trí đeo đồng hồ đúng cách

Không có quy định cụ thể nào về việc đồng hồ nên đeo tay trái hay tay phải. Có người cảm thấy đeo tay trái sẽ thoải mái khi làm việc hơn, có người cảm thấy đeo đồng hồ tay phải sẽ dễ xem giờ hơn.

Do đó, việc đeo đồng hồ tay trái hay phải phụ thuộc hoàn toàn vào sở thích của bạn, miễn sao bạn thấy thuận tiện, không gò bó là được.

Tuy nhiên, dù bạn đeo đồng hồ tay trái hay tay phải thì cũng nên lưu ý điểm quan trọng sau. Ở gần cổ tay có 1 huyệt thần môn giúp liên kết các hoạt động nơi khớp tay.

Bạn không nên đeo đồng hồ ở gần khu vực này, bởi việc kích thích liên tục vào huyệt này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần và sức khoẻ. Do đó, để đảm bảo không va chạm vào huyệt thần môn, bạn nên đeo đồng hồ cách cổ tay 2 – 4 cm.

Mách bạn cách đeo đồng hồ đúng cách, đúng vị trí, chuẩn nhất

2 Nên đeo lỏng hay đeo chặt?

Bạn không nên đeo đồng hồ quá lỏng hay quá chặt, mà phải đảm bảo độ khít vùa phải khi đeo.

Bởi vì nếu đeo quá lỏng, đồng hồ sẽ dễ bị rơi, tuột, gây vướng víu, ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Còn nếu đeo quá chặt sẽ ảnh hưởng đến việc lưu thông máu, dễ bị đau mỏi tay, gây hại đến sức khoẻ người dùng.

Đeo đồng hồ với độ khít vừa phải, không quá chặt hay quá lỏng

3 Khi nào không nên đeo đồng hồ?

Đồng hồ không nên đeo khi đi ngủ bởi sẽ gây tác động không tốt đến sức khoẻ người sử dụng. Ngoài việc gây tổn thương đến cổ tay do các góc cạnh sắt nhọn, một số chất liệu làm đồng hồ cũng gây kích ứng khi chúng ta đeo trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc đeo đồng hồ lâu dài cũng sẽ dẫn đến chứng mất ngủ, do mạch máu lưu thông kém, gây đau đầu, tê mỏi.

Không nên mang đồng hồ trong khi ngủ

Một số đồng hồ không thể tiếp xúc trực tiếp với nước, hoặc chỉ tiếp xúc ở một tiêu chuẩn nhất định. Do đó, bạn cần nghiên cứu kĩ khả năng chống nước của đồng hồ để tránh việc đồng hồ bị hỏng, không hoạt động được.

Ngoài ra, nên tránh đeo đồng hồ khi thao tác với các thiết bị điện, đặc biệt là điện phóng xạ. Bởi đồng hồ được làm từ kim loại có khả năng dẫn truyền điện, một số thiêt bị điện tử có khả năng phóng xạ như tivi, loa,… thì trong lúc sửa chữa nên tháo đồng hồ ra, tránh việc phóng điện gây giật.

Xem thêm:

  • Chỉ số chống nước WR, BAR, ATM của đồng hồ là gì? Có ý nghĩa gì?
  • Nên đeo đồng hồ lỏng hay chặt, như thế nào là vừa tay?

Đồng hồ người lớn, trẻ em giá cực sốc, chính hãng, hỗ trợ trả góp 0%, giao hàng nhanh gọn | Mua ngay

Tư vấn mua đồng hồ đeo tay phù hợp với người lớn, trẻ em| Xem ngay tại đây

Để đảm bảo sức khoẻ bản thân khi sử dụng đồng hồ, bạn nên nắm vững các nguyên tắc được đề cập trong bài viết trên. Hi vọng đây sẽ là những thông tin thực sự bổ ích!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *