Mạch cảm xúc của Nói với con được thể hiện như thế nào?

Bạn đang xem: Mạch cảm xúc của Nói với con được thể hiện như thế nào? tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Mạch cảm xúc của bài thơ “Nói với con” được thể hiện như thế nào?

Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương mình.

Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống. Cảm xúc, chủ đề của bài thơ được bộ lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía.

2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Nói với con:

Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước mới hòa bình thống nhất nhưng gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Từ hiện thực ấy nhà thơ sáng tác bài thơ như lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này.

3. Giá trị nội dung bài thơ Nói với con:

Nói với con về tình cảm cội nguồn, tình cảm gia đình, quê hương được tác giả thể hiện trong khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ắp tiếng cười nói:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Theo năm tháng, người con cứ lớn dần lên trong tình yêu thương che chở của cha mẹ. Cha mẹ là điểm tựa vững chắc, nâng đỡ từng bước đi của con. Cách nói rất sinh động: “Chân phải…”, “Chân trái”, “Một bước…”, “Hai bước,…” vừa diễn tả được từng bước đi của con, vừa diễn tả được tình cảm của cha mẹ trong quá trình chăm chút, nuôi dưỡng con lớn lên.

Con không chỉ lớn lên dưới sự chăm sóc của cha mẹ, con còn được lớn lên trong tình yêu thương của người đồng mình, trong cuộc sống lao động và trong môi trường thiên nhiên thơ mộng, tình nghĩa:

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Bằng cách vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi, tác giả đã sáng tạo nên những hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát cao, mà vẫn giàu chất bay bổng về vẻ đẹp trong cuộc sống của người dân tộc miền núi. Với những hình ảnh mộc mạc, lời nói chân tình như: Đan lờ cái nan hoa / Vách nhà ken câu hát / Rừng cho hoa! Con đường cho những tấm lòng, tác giả đã diễn tả được vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của tình người, vẻ đẹp của cuộc sống lao động và sinh hoạt tinh thần của người miền núi. Qua đó, tác giả muốn nhắc nhở con về tình cảm cội nguồn, về niềm yêu quý, tự hào đối với quê hương và gia đình.

Nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương

Từ những câu thơ bộc lộ một cách cụ thể tình cảm gia đình, nghĩa tình quê hương, tác giả muốn mượn lời người cha nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương. Đức tính cao đẹp của người đồng mình hiện dần lên qua những lời tâm tình của người cha. Đó là cuộc sống gian khổ và ý chí của con người vượt lên gian khổ:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thi cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trên thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người cha muốn con thấy được sức sống mãnh liệt, bền bỉ của người đồng mình, muốn con hiểu được rằng mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình cằn cỗi và hiểm trở, nhưng trên mảnh đất đó những người đồng mình đã can trường, dũng cảm, có ý chí vượt qua thác ghềnh để xây dựng quê hương. Bởi vậy, người cha muốn con hãy biết yêu thương những con người tuy thô sơ da thịt nhưng họ không nhỏ bé về tâm hồn. Chính họ là những người tạo nên văn hóa tốt đẹp của bàn làng, quê hương: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương / Còn quê hương thì làm phong tục”.

Người cha muốn con mình nhận thức rõ vẻ đẹp, đức tính quý báu, truyền thống lao động sáng tạo văn hóa của bản làng, quê hương. Nhà thơ cũng muốn nhắc nhở con không được quên cội nguồn, không được đánh mất mình, phải biết thương yêu quê hương gian lao, vất vả, biết tự hào về khí phách và ý chí vươn lên của con người quê hương, phải biết kế tục xứng đáng truyền thống tốt đẹp của tổ tiên.

4. Giá trị nghệ thuật bài thơ Nói với con:

“Thơ là thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”. Bài thơ “Nói với con” đã được Y Phương chạm khắc theo một cách riêng:

  • Bài thơ được viết bằng thể thơ tự do bay bổng phù hợp với mạch cảm xúc tự nhiên . Cách nói giàu hình ảnh, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, cụ thể mà giàu sức khái quát.
  • Các biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ kết hợp với những câu thơ ngắn dài diễn tả sinh động cuộc sống, cách suy nghĩ , cách thể hiện cảm xúc của người miền núi.
  • Giọng điệu tha thiết trìu mến, lúc bay bổng, nhẹ nhàng, lúc triết lí sắc nhọn…tạo sự cộng hưởng hài hòa với những cung bậc tình cảm trong lời ngừoi cha truyền thấm sang con.
  • Bố cục chặt chẽ với ngôn từ giản dị, mộc mạc như lời nói hàng ngày của người miền núi.

5. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Nói với con:

Nếu ai yêu thơ của Y Phương thì hẳn sẽ không thể nào không biết đến bài thơ “Nói với con” của ông. Bài thơ với những vần thơ chan chứa tình cảm, nhẹ nhàng và từ ái của chính người cha với đứa con của mình như rót vào lòng người đọc những cảm xúc khác nhau. Nhan đề của bài thơ chỉ có 3 từ đơn giản ấy nhưng lại chứa đựng ý nghĩa, bức thông điệp vô cùng sâu sắc, đáng suy ngẫm của tác giả gửi đến người đọc. “Nói với con”, nhan đề không khỏi khiến ta tưởng tượng ra hình ảnh người cha đang nhìn đứa con của mình với ánh mắt đong đầy yêu thương, thật ôn nhu và dịu dàng nói với nó những điều về cuộc sống. Lời thơ như tâm tình, như lời dạy bảo tận tình đi sâu vào tâm khảm bạn đọc, cùng nhan đề bài thơ, ta chợt hiểu ra rằng Y Phương đã gửi vào trong đó lời nhắn nhủ, hi vọng thế hệ sau (người con) có thể tiếp tục tiếp nối, phát huy và giữ vững truyền thống tốt đẹp của tổ tiên mình, của quê hương, đất nước. Không chỉ vậy, còn cần phải biết rõ cội nguồn của mình, từ đó sống sao cho xứng đáng, cho phù hợp, tốt đẹp. Nhan đề bài thơ đã khái quát được ý nghĩa của toàn bài thơ, mạch cảm xúc của bài, dòng chảy cảm xúc và ý nghĩ đi từ những gì nhỏ bé đời thường nhất – đi từ gia đình – rồi mới đến những gì lớn lao, to lớn – quê hương, đất nước. Ấy cũng chính là lẽ sống mà chúng ta cần phải ghi nhớ và thực hiện trong cuộc đời này.

6. Tóm tắt nội dung bài thơ Nói với con của Y Phương:

Mẫu 1:

Bài thơ ra đời cuối những năm bảy mươi của thế kỉ XX, khi cả đất nước đứng trước hiện thực khó khăn sau chiến tranh. Với hai mươi tám câu thơ tự do, bài thơ có thể chia làm hai phần. Mười một câu thơ đầu là tình cảm gia đình, quê hương đầm ấm, tươi vui. Mười bảy câu còn lại là truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người đồng mình và mong muốn của người cha. Gia đình, quê hương là cái nôi đầu đời của mỗi con người. Tình cảm gia đình, quê hương là sợi dây vô hình níu giữ bước chân của những con người xa quê với cội nguồn. Với giọng điệu tâm tình nhỏ nhẹ, Y Phương cho ta cảm nhận niềm hạnh phúc gia đình bình dị mà ai trong chúng ta cũng từng được trải qua.

Mẫu 2:

Nhà thơ Y Phương đã đem đến trong những sáng tác của mình niềm tự hào và lòng biết ơn sâu nặng đối với quê hương cùng sự đề cao những giá trị văn hóa dân tộc. Điều này đã được thể hiện qua hàng loạt sáng tác của ông, tiêu biểu là bài thơ “Nói với con”. Qua bài thơ này, tác giả đã gửi gắm lời tâm sự thiết tha, tâm tình đầy ý nghĩa về cội nguồn sinh ra, lớn lên và nuôi dưỡng con người. Đồng thời thể hiện niềm tự hào về những phẩm chất cao quý của quê hương và để lại những lời khuyên mộc mạc, chân thành nhưng ẩn chứa những bài học triết lý sâu sắc. Bài thơ “Nói với con” chứa đựng một thế giới ấm áp và chứa chan tình yêu thương của gia đình và quê hương.

THAM KHẢO THÊM: