Mangan là gì? Vai trò của mangan đối với cơ thể con người

Bạn đang xem bài viết: Mangan là gì? Vai trò của mangan đối với cơ thể con người tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mangan là thành phần quen thuộc thường xuất hiện trong các loại sữa như sữa bột và sữa dành cho bà bầu. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu mangan là gì và tác dụng gì đối với cơ thể này nhé!

1Mangan là gì?

Mangan (Mn), hay còn gọi là Manganesia, đây là loại khoáng chất quan trọng giúp hỗ trợ xương và cơ phát triển. Dù không được nhắc đến nhiều như các loại vitamin A, B, C,… nhưng nếu thiếu đi mangan thì cơ thể con người sẽ không thể hoạt động bình thường.

Mangan có chức năng như là một coenzyme trong một số quá trình phản ứng sinh học như: Chuyển hóa chất dinh dưỡng, tăng hấp thụ thức ăn ở trẻ em và hình thành xương. Các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 20 mg mangan được tích trữ trong gan, xương, thận và tuyến tụy.

Mangan còn được biết đến là thành phần quan trọng của hàng chục loại protein và enzyme trong các mô. Mỗi người lớn cần khoảng 6 – 8 mg mangan hàng ngày để cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ loại vi chất này quá liều, rất có thể sẽ bị ngộ độc.

Mangan là khoáng chất đóng vai trò to lớn trong cơ thể con người

2Lợi ích của mangan với sức khỏe con người

2.1. Cải thiện xương khớp

Cùng với canxi, mangan là dưỡng chất chính quyết định sự phát triển và duy trì sự ổn định của mật độ xương. Khi kết hợp hài hòa với canxi, kẽm và đồng, mangan sẽ hỗ trợ làm giảm hiệu quả tình trạng loãng xương, xương yếu và gãy xương.

Càng về già, tỷ lệ mangan có trong cơ thể càng giảm sút. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến 50% phụ nữ sau mãn kinh và 25% nam giới từ 50 tuổi trở lên thường xuyên mắc các bệnh lý về xương khớp.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng sau một năm bổ sung đầy đủ mangan cùng các dưỡng chất như vitamin D, magie và boron, khối lượng xương ở các bệnh nhân bị yếu xương đã tăng lên bất ngờ. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác về ảnh hưởng khi bổ sung canxi và vitamin D cũng có tác dụng tương tự. Do đó, vai trò của mangan đối với sức khỏe xương vẫn đang được nghiên cứu.

Mangan giúp làm giảm tình trạng đau nhức xương khớp

2.2. Cải thiện chức năng não

Mangan là khoáng chất cần thiết giúp cải thiện chức năng não và thường được dùng để điều trị các rối loạn thần kinh cụ thể. Ngoài ra, mangan còn có thể liên kết với các chất dẫn truyền thần kinh và kích thích sự chuyển động nhanh hoặc hiệu quả hơn của các xung điện.

Hơn nữa, với đặc tính chống oxy hóa, mangan có thể ngăn chặn các gốc tự do xâm nhập và phá hủy các tế bào não. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, lượng mangan dư thừa cũng có thể chính là nguyên nhân gây ra các ảnh hưởng tiêu cực cho não.

Mangan được coi là chất kích thích não bộ vừa hiệu quả, vừa an toàn

2.3. Chống oxy hóa mạnh

Mangan là một phần của enzyme chống oxy hóa superoxide effutase (SOD) nên có tác dụng giảm viêm tuyệt vời. SOD sẽ chuyển đổi superoxide (một trong những gốc tự do gây bệnh tim, bệnh xương khớp và ung thư) thành nhiều phân tử nhỏ hơn và trở nên vô hại, không có khả năng làm hại đến cơ thể con người.

Tế bào ung thư sẽ chẳng thể làm hại con người nhờ có mangan

2.4. Cân bằng đường huyết

Sau khi nghiên cứu hàm lượng các nguyên tố vi lượng của nhóm bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, các chuyên gia đã kết luận rằng, đây đều là những người có nồng độ mangan trong máu và lượng enzyme chống oxy hóa mangan superoxide dismutase (MnSOD) thấp hơn mức bình thường.

Ngoài ra, mangan được tích tụ nhiều ở tuyến tụy và tham gia vào quá trình sản xuất insulin. Do đó, mangan có thể góp phần vào việc tiết insulin thích hợp, giúp ổn định lượng đường trong máu.

Mangan giúp cải thiện chỉ số đường huyết

2.5. Giảm tỷ lệ mắc bệnh động kinh

Mangan được biết đến là một chất làm tăng khả năng giãn nở tĩnh mạch, kích thích lượng máu truyền đến não nhanh và nhiều hơn. Lưu lượng máu tăng lên đồng nghĩa với việc tình trạng đau đầu, đột quỵ, thậm chí là động kinh giảm xuống mức thấp nhất.

Khoáng chất mangan có thể ngăn ngừa bệnh động kinh ở bất cứ lứa tuổi nào

2.6. Giảm viêm

Mangan là một phần của enzyme chống oxy hóa superoxide dismutase (SOD). Và một số nghiên cứu cho thấy SOD có khả năng hữu ích như một tác nhân điều trị cho các rối loạn viêm.

Một nghiên cứu khác thực hiện trên 93 người bị viêm xương khớp, cho kết quả rằng sự kết hợp mangan với glucosamine và chondroitin có thể làm giảm đau nhức xương khớp do tình trạng viêm màng bên trong khớp gây ra. Tuy nhiên, việc bổ sung mangan chỉ có thể cải thiện đau nhức ở những người mắc bệnh mức độ nhẹ.

Mangan giúp chữa lành các vết thương do viêm nhiễm

2.7. Thúc đẩy quá trình trao đổi chất

Mangan có vai trò kích thích enzyme tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Sau đó, nó cũng là chất trung gian thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol và carbohydrate. Cuối cùng, nó sử dụng hiệu quả protein và các axit amin để nuôi dưỡng các mô bên trong cơ thể.

Quá trình phát triển của trẻ em đòi hỏi trao đổi và hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng

2.8. Hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp

Như chúng ta đã biết, hormone thyroxine giúp duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp cũng như các cơ quan nội tạng. Nhờ có thyroxine được tiết ra đầy đủ, con người mới có cảm giác thèm ăn, từ đó có thể chuyển hóa và duy trì cân nặng.

Chỉ cần cơ thể bạn bị thiếu hụt mangan, tuyến giáp sẽ nhanh chóng suy yếu, gây mất cân bằng hormone và khiến cơ thể tăng cân. Vì vậy bạn cần bổ sung đầy đủ lượng mangan cần thiết cho quá trình hoạt động của cơ thể.

Tỷ lệ mắc u tuyến giáp được giảm thiểu khi được bổ sung đầy đủ mangan

2.9. Tăng cường sản xuất collagen

Collagen là chất quan trọng giúp chữa lành vết thương và duy trì tuổi xuân cho làn da của cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, càng lớn tuổi, sức khỏe con người không còn ổn định khiến lượng collagen tiết ra không đủ để cải thiện các vấn đề ngoài da.

Từ đó, da trở nên khô ráp, nhăn nheo, thiếu sức sống. Trong một số trường hợp, các chị em còn phải đối mặt với nám, tàn nhang và sạm da. Lúc này, điều quan trọng nhất là bổ sung mangan để sản xuất ra axit amin proline – một chất cần thiết cho sự hình thành collagen tự nhiên.

Ứng dụng vai trò này của mangan, rất nhiều loại thuốc dùng trong việc bôi da chữa bỏng hay chữa rạn da đã được tích hợp thêm hoạt chất này. Nghiên cứu ban đầu cho thấy kết hợp mangan với canxi và kẽm có thể làm tăng khả năng chữa lành của da.

Mangan sẽ kích thích sản sinh collagen giúp chị em kéo dài tuổi xuân

2.10. Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt

Với nhiều chị em phụ nữ, tiền kinh nguyệt là nỗi ám ảnh mỗi tháng. Bạn rất có thể sẽ gặp phải các triệu chứng khó chịu như: Lo lắng, chuột rút, đau đớn, thay đổi tâm trạng và thậm chí trầm cảm, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Nguyên nhân của tình trạng này là do tỷ lệ mangan trong máu đang hạ xuống ở mức rất thấp nên không đủ để cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Vì thế bạn cần phải bổ sung và duy trì lượng mangan cần thiết trong cơ thể.

Mangan được coi là chất giảm đau hiệu quả đến từ thiên nhiên

3Vai trò của mangan với sức khỏe mẹ và bé

3.1. Đối với trẻ em

Nhu cầu được hấp thụ mangan ở trẻ nhỏ luôn nhiều hơn so với người trưởng thành. Bởi vì đây là thời kỳ bé cần bổ sung nhiều dưỡng chất để phát triển, nên việc tiêu thụ loại khoáng chất này mang lại rất nhiều lợi ích như:

  • Mangan giúp cấu trúc xương chắc khỏe, hỗ trợ sự hấp thụ canxi. Bằng cách này, hệ xương khớp của trẻ sẽ cứng cáp hơn, đặc biệt là xương cột sống.
  • Mangan giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ thức ăn của bé, giúp cho trẻ thèm ăn và ăn nhiều hơn.
Mangan giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và não bộ

3.2. Đối với mẹ bầu

Không chỉ có trẻ em, mẹ bầu cũng cần được cung cấp đủ mangan trong suốt quá trình mang thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bạn có thể cung cấp mangan bằng cách sử dụng sữa bầu, sẽ mang đến những hiệu quả tích cực như:

  • Cơ thể mẹ bầu cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và vitamin để nuôi dưỡng thai nhi phát triển khỏe mạnh. Việc bổ sung mangan sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất. Từ đó, tránh tình trạng các khoáng chất, đặc biệt là canxi ứ đọng gây ngộ độc, sỏi thận.
  • Mangan là cầu nối cần thiết cho việc truyền dưỡng chất và các loại vitamin từ thực phẩm vào cơ thể mẹ, rồi từ cơ thể mẹ vào cơ thể thai nhi.
Mangan là cầu nối rất cần thiết cho sự hấp thụ và sử dụng các loại vitamin từ thực phẩm

4Hàm lượng mangan vừa đủ cho cơ thể

Độ tuổi Liều lượng
Trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi 0.003mg/ngày
Trẻ sơ sinh 7-12 tháng 0.6mg/ngày
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi 1.2mg/ngày
Trẻ từ 4 đến 8 tuổi 1.5mg/ngày
Nữ từ 9 đến 18 tuổi 1.6mg/ngày
Nam giới từ 9 đến 13 tuổi 1.9mg/ngày
Từ 14 đến 18 tuổi 1.6 – 2.2mg/ngày
Từ 19 tuổi 1.8 – 2.3mg/ngày
Phụ nữ mang thai và cho con bú 2.0 – 2.6mg/ngày

5Những loại thực phẩm giàu mangan

Nhiều người không biết làm sao để tăng cường mangan cho cơ thể. Loại chất này không quá khó tìm mà hiện hữu ngay trong những loại rau củ, thịt, trứng,… Thế nên, bạn còn chần chừ gì mà không bổ sung ngay 3 loại thực phẩm giàu mangan dưới đây vào thực đơn của mình.

  • Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến nghị rằng, bạn có thể bổ sung mangan bằng những thực phẩm hằng ngày như rau củ quả và các loại trái cây như: Quả việt quất, khoai tây, tảo biển, rau cải xoăn,…
  • Mangan còn chứa nhiều trong một số loại cá như cá hồi, cá mòi,… gan, thịt động vật, trứng.
  • Có thể bạn chưa biết, sữa công thức cũng là nguồn cung cấp mangan dồi dào. Hơn nữa, trong sữa còn có thêm rất nhiều các loại vitamin, sắt, canxi, kali,… nên rất thích hợp với trẻ đang phát triển, mẹ bầu và người mới ốm dậy.
  • Yến mạch rất giàu mangan và chứa nhiều chất chống oxy hóa, beta-glucan và chất xơ. Thực phẩm này giúp ngăn ngừa béo phì và hiệu quả trong điều trị hội chứng chuyển hóa, đồng thời làm giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh tim.
  • Đậu nành chứa nhiều mangan và protein thực vật tốt, có tác dụng làm giảm mức cholesterol xấu, bệnh tim mạch.
  • Lúa mì cung cấp mangan và chất xơ, giúp ổn định lượng đường trong máu, huyết áp từ đó làm giảm các nguy cơ bị bệnh tiểu đường, tim mạch. Ngoài ra,lutein trong lúa mì nguyên hạt là một chất chống oxy, rất tốt cho mắt.
Yến mạch nguyên chất cán dẹt Quaker 600g (dành cho trẻ từ 1 tuổi)

Yến mạch nguyên chất cán dẹt Quaker 600g (dành cho trẻ từ 1 tuổi)

  • Hạt diêm mạch là thực phẩm giàu mangan, đồng thời chứa một lượng protein cao. Hơn nữa, diêm mạch không chỉ chứa nhiều axit amin thiết yếu, chất xơ mà còn không chứa gluten rất thích hợp để bồi bổ cho người ốm.
  • Hạnh nhân cũng là loại hạt chứa nhiều mangan và các loại vitamin và khoáng chất khác. Ngoài giúp não hoạt động tốt, hạt hạnh nhân cũng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
  • Tỏi là một gia vị đặc biệt giàu mangan, giúp chống cảm lạnh thông thường và ổn định mức cholesterol rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, tỏi còn chứa allicin, là hợp chất có tác dụng sinh học mạnh mẽ.
  • Đinh hương cũng là loại gia vị có mangan cao giúp giảm viêm, chống nấm, khử trùng và kháng khuẩn.
  • Đậu gà là thực phẩm chứa nhiều mangan và giàu protein thực vật giúp cân bằng mức cholesterol. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ cao trong đậu gà giúp tăng cường tiêu hóa.
  • Gạo lứt cũng giàu mangan và vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bổ sung gạo lứt hàng ngày làm giảm lượng cholesterol xấu và giảm nguy cơ bị ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt.
Sữa bột Meiji Infant Formula 800g (0 - 12 tháng)

Sữa bột Meiji Infant Formula 800g (0 – 12 tháng)

6Một số lưu ý khi sử dụng mangan

Mangan tuy rất tốt nhưng bạn cũng đừng vì thế mà lạm dụng loại chất này. Để việc bổ sung mangan nói riêng và các chất dinh dưỡng nói chung đạt hiệu quả tối đa, bạn nên tham khảo các lưu ý sau:

  • Khi lựa chọn thực phẩm hoặc sản phẩm sữa, bạn nên chọn những địa điểm uy tín để mua sản phẩm vì việc sử dụng các thực phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái trong thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Mỗi người tùy theo độ tuổi sẽ có nhu cầu bổ sung mangan khác nhau. Vì vậy, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và nhờ tư vấn từ bác sĩ để tránh bổ sung mangan quá nhiều hoặc quá ít.
  • Phụ nữ mang thai là đối tượng cần bổ sung đầy đủ các vi chất như mangan,… để đảm bảo thai nhi được phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ.
  • Mangan được cho là an toàn cho người trên 19 tuổi tiêu thụ với mức tối đa 11 mg trong một ngày. Lượng an toàn cho thanh thiếu niên từ 19 tuổi trở xuống là 9 mg mỗi ngày hoặc ít hơn. Tuy nhiên, những người mắc bệnh gan hoặc thận cần phải thận trọng với liều lượng mangan tiêu thụ mỗi ngày.
Sữa bầu Similac Mom hương vani 900g

Sữa bầu Similac Mom hương vani 900g

7Một số câu hỏi thường gặp khi bổ sung mangan

7.1. Thiếu và thừa mangan dẫn đến vấn đề gì?

  • Thiếu mangan khiến cơ thể thiếu những cảm giác vui, buồn và làm giảm phản xạ, phản ứng chậm chạp với những việc xung quanh.
  • Thiếu mangan còn gây suy nhược cơ thể, đồng thời teo tinh hoàn, gây mất khả năng sinh sản.
  • Thừa mangan gây lão hóa tế bào nhanh hơn vì mangan tham gia vào quá trình tái tạo tế bào chống oxy hóa.
  • Thừa Mangan rất nguy hiểm vì có thể gây ngộ độc phổi, tim mạch và hệ thần kinh.
Thiếu mangan gây suy nhược cơ thể

7.2. Nếu bị quên liều khi bổ sung mangan?

Hãy bổ sung liều mangan bị quên trước khi đến liều dùng tiếp theo. Tuy nhiên, nếu đã gần đến liều tiếp theo mà bạn mới nhớ ra thì có thể bỏ qua liều đã quên và không dùng liều gấp đôi.

Ngoài ra, không có gì đáng lo ngại nếu bạn bỏ quên một vài ngày uống mangan vì cần một thời gian thiếu hụt mangan khá dài thì cơ thể bạn mới bị thiếu trầm trọng. Nếu bạn đã được chuyên gia khuyên bổ sung mangan thì hãy thực hiện đúng theo chỉ dẫn mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe.

Xem thêm:

  • Vitamin B7 là gì? Tác dụng, lợi ích đối với sức khỏe mẹ bầu và bé
  • 9 lợi ích tuyệt vời của vitamin B6 đối với sức khỏe mẹ và bé
  • Vitamin D3 uống vào lúc nào trong ngày? Cách uống hiệu quả nhất

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về mangan là gì và mangan có tác dụng gì đối với sức khỏe. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, vui lòng truy cập vào website avakids.com hoặc liên hệ tổng đài 1900.866.874 (7h20 – 22h00) để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí nhé!

1. https://www.healthline.com/nutrition/manganese-benefits

2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30855111/

3. https://hellobacsi.com/mang-thai/thai-ky/cham-soc-me-bau/14-loai-khoang-chat-ban-can-bo-sung-khi-mang-thai/

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mangan là gì? Vai trò của mangan đối với cơ thể con người của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *