Mắt đổ ghèn là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa đổ ghèn

Mắt đổ ghèn là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa đổ ghèn

Mắt đổ ghèn là hiện tượng thường gặp xảy ra với bất kỳ ai, nhưng bạn đã biết nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa mắt đổ ghèn? Cùng tìm hiểu nhé!

Mỗi khi ngủ dậy, ở khóe mắt và đuôi mắt thường xuất hiện những chất màu vàng bám chặt vào mí mắt, lông mi, đó là ghèn mắt. Liệu hiện tượng này có bình thường hay không? Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu nhé!

Mắt đổ ghèn là gì?

Thực ra, ghèn mắt là một loại dịch gồm chất nhờn và dầu do mắt tự tiết ra, có tác dụng “bôi trơn” để giữ cho mắt có độ ẩm phù hợp. Mỗi khi con người chớp mắt, chất dịch này sẽ bị đẩy ra khóe mắt từng chút một.

Mắt đổ ghèn là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa đổ ghènGhèn mắt có màu vàng

Tuy nhiên, khi chúng ta đi ngủ, chất dịch này vẫn tiếp tục tiết ra nhưng không được đẩy đi, vì thế nó không chỉ bám ở khóe mắt mà còn dính trên mí mắt. Sau vài tiếng đồng hồ không được lấy đi, chất dịch này dần dần khô cứng và có thể khiến mí mắt bạn bị đau khi gỡ nó ra.

Chính vì vậy, bạn có thể yên tâm rằng ghèn mắt chỉ là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường mà bất cứ ai cũng có, không phải là bệnh.

Triệu chứng của mắt đổ ghèn

Mắt đổ nhiều ghèn và bị sưng đỏMắt đổ nhiều ghèn và bị sưng đỏ

Nếu mắt bạn đột nhiên đổ ghèn nhiều hơn trước hoặc xuất hiện các dấu hiệu lạ, gây ảnh hưởng tới tầm nhìn của mắt, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay.

Các dấu hiệu đó có thể là:

  • Khóe mắt bị đau rát không ngừng
  • Ghèn mắt có màu trắng, màu xanh hoặc bất kỳ màu nào không phải màu vàng
  • Hai mi mắt thường xuyên bị dính vào nhau
  • Lông mi rụng nhiều
  • Mắt đổ mủ màu vàng

Nguyên nhân gây mắt đổ ghèn

Viêm kết mạc

Viêm kết mạcViêm kết mạc

Bệnh này thường được gọi với tên đau mắt đỏ, xảy ra do dị ứng hoặc virus, vi khuẩn lọt vào tròng mắt. Nếu bệnh nhẹ, mắt có thể tự khỏi sau vài ngày. Những người gặp các triệu chứng nặng hơn như mắt đổ ghèn kèm theo mủ màu vàng, mắt ngày càng đỏ và ngứa hơn cần tới gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây nhiễm nếu vô tình tiếp xúc trực tiếp với dịch mắt của người bệnh.

Lẹo mắt

Lẹo mắtLẹo mắt

Lẹo mắt cũng là một căn bệnh về mắt do nhiễm trùng chân lông mi, nó tạo ra một bọc mủ ở chân lông mi, bên dưới mí mắt, khiến mắt bị cộm và thường xuyên đổ ghèn hơn, rất khó chịu.

Nếu bọc mủ bị vỡ và không được làm sạch đúng cách, vi khuẩn sẽ tiếp tục bám vào chân sợi lông mi khác và tiếp tục gây lẹo, thậm chí không chỉ mọc lẹo tại một vị trí mà còn nhiều nơi khác.

Vì vậy, không nên tự tìm cách chữa lẹo tại nhà mà cần có sự can thiệp chuyên nghiệp của bác sĩ để tránh bệnh tái phát.

Tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệTắc tuyến lệ

Tuyến lệ nằm ở mí mắt dưới, là một đường ống có chức năng “vận chuyển” nước mắt. Khi tuyến lệ bị tắc, nước mắt không được đào thải ra ngoài, dồn ứ lâu ngày gây viêm nhiễm, đổ ghèn.

Tắc tuyến lệ không thường gặp ở trẻ sơ sinh hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi.

Loét giác mạc

Loét giác mạcLoét giác mạc

Giác mạc là lớp màng trong suốt che chắn ở mặt ngoài của tròng mắt. Khi có vật thể lạ hay côn trùng bay vào mắt khiến giác mạc bị xây xước, tổn thương, mắt sẽ tiết ra nhiều dịch hơn, mí mắt sung lên, tơ máu xuất hiện nhiều và thậm chí là chảy máu mắt. Đây là hiện tượng loét giác mạc. Loét giác mạc không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến mất thị giác.

Những phương pháp điều trị mắt đổ ghèn

Dùng tăm bông để lấy ghèn mắtDùng tăm bông để lấy ghèn mắt

Để loại bỏ ghèn mắt tại nhà, bạn có thể dùng một chiếc tăm bông nhẹ nhàng lấy ghèn ở khóe mắt ra, sau đó rửa mắt với nước sạch.

Nếu ghèn mắt đã khô cứng và bám chặt vào mí mắt, đừng cố gắng nhịn đau cậy nó ra mà hãy sử dụng khăn ấm chườm lên mắt khoảng 30 giây, sau đó nhẹ nhàng lau sạch ghèn mắt.

Đối với ghèn mắt do các chứng bệnh về mắt gây ra, hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý phù hợp.

Những biện pháp giúp phòng ngừa mắt đổ ghèn

Giữ vệ sinh mắt đúng cáchGiữ vệ sinh mắt đúng cách

  • Không dụi mắt, đặc biệt là không nên chạm tay vào tròng mắt. Mỗi ngày, tay chúng ta tiếp xúc với rất nhiều đồ vật khác nhau, vì vậy đây là vị trí dễ nhiễm khuẩn nhất trên cơ thể. Việc để tay tiếp xúc với mắt sẽ gián tiếp khiến chất bẩn có cơ hội gây bệnh cho mắt.
  • Vệ sinh sạch mắt trước khi đi ngủ với nước sạch, thuốc nhỏ mắt,…
  • Không sử dụng kính áp tròng với tần suất quá thường xuyên, ưu tiên lựa chọn loại kính áp tròng cao cấp để bảo vệ mắt, không nên vì tiết kiệm mà dùng loại kính áp tròng chất lượng kém.
  • Không để người khác sử dụng chung khăn mặt, nước nhỏ mắt, kính áp tròng.
  • Sử dụng nước tẩy trang chuyên dụng cho mắt, nhẹ nhàng khi tẩy trang vùng mắt.

Ghèn mắt là một hiện tượng phổ biến, nhưng cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của nhiều căn bệnh liên quan tới thị giác. Mong rằng bài viết trên của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích cho bản thân và gia đình.

Nguồn: Bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Mua trái cây tươi các loại tại Bách hoá XANH để bổ sung vitamin cho mắt:

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *