Máy hút sữa là gì? Có nên hút sữa ra bình cho con bú không?

Bạn đang xem bài viết: Máy hút sữa là gì? Có nên hút sữa ra bình cho con bú không? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Theo nghiên cứu của Rasmussen KM vào năm 2011, trẻ em đã bắt đầu bú sữa mẹ từ những năm 1500 và phụ nữ đã sử dụng máy hút sữa trong gần 2 thế kỳ. Vì vậy, việc hút sữa không phải là hiện tượng mới.

Những điều các “đồng bỉm” nên biết về hút sữa cho con bú. Nguồn: Getty Images

Những điều các “đồng bỉm” nên biết về hút sữa cho con bú. Nguồn: Getty Images

Việc cân nhắc hút sữa mẹ vì bạn sắp đi làm trở lại hoặc vì bạn muốn cho con bú bình khiến bạn đau đầu suy nghĩ: Liệu hút sữa có đau không? Bạn nên lưu ý những điều gì trong việc hút sữa? Trong bài viết này, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ giúp mẹ bỉm giải ngố tất tật tật về việc hút sữa cho con bú nhé!

1Góc nhìn cận cảnh về việc hút sữa của mẹ bỉm ngày nay

Góc nhìn cận cảnh về việc hút sữa của mẹ bỉm ngày nay. Nguồn: Getty ImageT

Góc nhìn cận cảnh về việc hút sữa của mẹ bỉm ngày nay. Nguồn: Getty ImageT

Trên thực tế, nghiên cứu của Keim SA và các cộng sự vào năm 2017 cho thấy rằng hơn 85% trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bằng bình. Có nhiều lý do khác nhau để lý giải cho điều này.

Ví dụ, một số mẹ bỉm hút sữa vì con khó ngậm ti. Ngoài ra, việc hút sữa cũng là một cách để bạn đời hoặc bảo mẫu có thể cho bé bú sữa mẹ. Một số người cũng hút sữa để dự trữ nguồn sữa, giảm căng sữa hoặc tăng nguồn sữa mẹ. Ngoài ra, các bậc cha mẹ của trẻ sinh non thường được khuyến khích hút sữa khi con của họ còn quá nhỏ hoặc chưa đủ lớn để bú sữa mẹ.

5,6% phụ nữ cho con bú sữa mẹ bằng cách hút sữa hoàn toàn. Nguồn: Getty Images

5,6% phụ nữ cho con bú sữa mẹ bằng cách hút sữa hoàn toàn. Nguồn: Getty Images

Trước đây, hút sữa mẹ được coi là một cách để bổ sung cho việc bú sữa mẹ ở trẻ nhỏ và thường chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết vì người mẹ tạm thời không có sữa hoặc trẻ không thể bú sữa mẹ trực tiếp. Ngày nay, một số mẹ bỉm đang chọn cách hút sữa hoàn toàn mà không bao giờ cho con bú sữa trực tiếp. Trên thực tế, theo nghiên cứu của Keim SA và các cộng sự năm 2017, 5,6% phụ nữ cho con bú sữa mẹ bằng cách hút sữa hoàn toàn.

Tuy nhiên, nhiều phụ nữ vẫn không biết rằng hút sữa mẹ hoàn toàn là một lựa chọn để nuôi con bằng sữa mẹ. Nghiên cứu của Jardine FM. vào năm 2019 lại cho thấy 71% phụ nữ chưa bao giờ nghe nói về việc phương pháp hút sữa cho đến sau khi sinh con.

2Lợi ích của việc hút sữa

Lợi ích của việc hút sữa. Nguồn: Getty Images

Lợi ích của việc hút sữa. Nguồn: Getty Images

Ngoài việc duy trì và dự trữ nguồn sữa, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ giúp bạn điểm qua một số lợi ích mà việc hút sữa mang lại cho mẹ bỉm:

  • Cho phép người khác tham gia trong việc cho con bú. Khi bạn có thể hút sữa để tích trữ nguồn sữa trong tủ lạnh hoặc tủ đông, cha đứa trẻ hoặc những người thân khác trong gia đình có thể giúp bạn cho con bú.
  • Cung cấp cho bạn một khoảng thời gian nghỉ ngơi. Nếu bạn đang bơm và trữ sữa mẹ, bạn đời hoặc những người thân khác có thể hỗ trợ việc cho trẻ bú vào ban đêm bằng cách cho trẻ uống sữa đã hút ra. Ngoài ra, bạn cũng có nhiều thời gian hơn để làm những việc khác trong khi người thân cho em bé bú sữa.
  • Phương pháp giúp trẻ hấp thụ đủ sữa mẹ. Đôi khi trẻ ngậm ti kém hoặc khó bú. Thay vì từ bỏ hoàn toàn việc cho con bú, hút sữa mẹ cho phép bạn duy trì nguồn sữa và đảm bảo con bạn hấp thụ đủ sữa mẹ.

3Thời điểm nào mẹ bỉm nên hút sữa

Thời điểm nào mẹ bỉm nên hút sữa. Nguồn: Getty Images

Thời điểm nào mẹ bỉm nên hút sữa. Nguồn: Getty Images

Nếu trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng cân tốt và không có sự xa cách nào giữa mẹ và bé trong thời gian gần, hầu hết các chuyên gia tư vấn đều khuyên bạn nên đợi cho đến khi con được khoảng 4 đến 6 tuần tuổi trước khi bạn bắt đầu hút sữa.

Tuy nhiên, nếu con bị sinh non, đang phải chống chọi với chứng vàng da, khó ngậm ti hoặc gặp các vấn đề khác, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc hút sữa càng sớm càng tốt. Ngoài ra, một số người chọn cách hút sữa vì họ bị đau đầu ti hoặc bị nhạy cảm khi cho con bú, việc hút sữa giúp họ duy trì nguồn sữa mẹ.

4Làm thế nào để thiết lập một lịch trình hút sữa hợp lý?

Làm thế nào để thiết lập một lịch trình hút sữa hợp lý? Nguồn: Getty Images

Làm thế nào để thiết lập một lịch trình hút sữa hợp lý? Nguồn: Getty Images

Hút sữa vào ban đêm hoặc vào buổi sáng sớm là lúc bạn sẽ tiết nhiều sữa nhất. Bởi vì mức prolactin của phụ nữ cao hơn qua đêm và vào sáng sớm, do đó, sản lượng sữa của mẹ bỉm sẽ cao hơn trong những thời điểm này. Nếu bạn muốn tập trung vào việc trữ sữa, hãy cho trẻ bú vào buổi sáng và sau đó hút sữa trong vòng 10 đến 15 phút sau đó.

Nếu bạn không thể cho con bú sữa mẹ trực tiếp, bạn nên lên kế hoạch hút sữa thường xuyên, thường là 2-3 giờ một lần. Hãy đảm bảo hút sữa cho đến khi sữa ngừng chảy, thường là khoảng 15-20 phút.

Nếu bạn vừa cho con bú trực tiếp vừa hút sữa, đừng nên gắng sức quá mức chỉ để tích trữ sữa. Việc bơm sữa giữa mỗi lần bú và vào ban đêm sẽ khiến bạn kiệt sức và có thể dẫn đến tình trạng căng sữa. Bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn lịch trình hút sữa phù hợp với thể trạng của bạn và tình trạng sức khỏe của con.

Bài viết liên quan: Phụ nữ đang cho con bú nên kiêng ăn những loại thực phẩm nào?

5Các bước hút sữa đơn giản dành cho mẹ bỉm

Các bước hút sữa đơn giản dành cho mẹ bỉm. Nguồn: Getty Images

Các bước hút sữa đơn giản dành cho mẹ bỉm. Nguồn: Getty Images

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ gợi ý cho mẹ bỉm một số bước đơn giản để có thể hút sữa dễ dàng hơn.

  • Rửa và lau khô tay kỹ lưỡng trước khi chạm vào máy bơm hoặc ngực của bạn.
  • Thư giãn bằng cách tìm một nơi thoải mái và quên đi mọi căng thẳng hay lo lắng. Bạn có thể một bức ảnh của bé gần bạn, nghe bản ghi âm tiếng của con, một bản nhạc thư giãn hoặc bài hát ru.
  • Thư giãn bằng cách mát-xa ngực bạn hoặc sử dụng một miếng gạc ấm.
  • Định vị các mặt bích sao cho đầu ti nằm ở trung tâm và tạo ra một vòng đệm tốt.
  • Không sử dụng cài đặt cao nhất trên máy hút sữa, vì điều này có thể gây đau đớn cho bạn.
  • Ngồi và thư giãn trong lúc máy hút sữa hoạt động.
  • Trữ sữa mẹ một cách an toàn. Hãy để sữa đã hút vào tủ lạnh để sữa được bảo quản tốt.

6Làm thế nào để vệ sinh máy hút sữa

Làm thế nào để vệ sinh máy hút sữa. Nguồn: Getty Images

Làm thế nào để vệ sinh máy hút sữa. Nguồn: Getty Images

Vệ sinh máy hút sữa sau mỗi lần sử dụng là điều cần thiết để đảm bảo rằng mọi thứ luôn sạch sẽ và được khử trùng. Đối với phần ống, bạn nên tránh ngâm ống trong nước vì nó có thể gây ra nấm mốc, thay vào đó, hãy rửa sạch ngay đường ống.

Đối với các bộ phận khác của máy hút sữa, bạn không nên rửa trực tiếp trong bồn rửa nhà bếp hoặc trong phòng tắm. Hãy rửa từng bộ phận của máy bằng tay hoặc dùng một chiếc thau, chậu sạch để đựng, rửa các bộ phận bên trong và để khô hoàn toàn trước khi cất.

7Cách bảo quản sữa đã hút

Cách bảo quản sữa đã hút. Nguồn: Getty Images

Cách bảo quản sữa đã hút. Nguồn: Getty Images

Sau khi bạn đã hút sữa, cần chắc chắn rằng bạn đang bảo quản sữa đúng cách.

Hạn sử dụng của sữa mẹ kéo dài khi bảo quản ở các hình thức:

Nhiệt độ phòng: Sữa mẹ dùng được đến 4 giờ.

Ngăn mát cách nhiệt với túi đá: Sữa mẹ dùng được đến 24 giờ.

Ngăn đông: Sữa mẹ dùng được đến 6 tháng

Trước khi bảo quản sữa mẹ, bạn nên dán nhãn ghi ngày và giờ hút sữa. Bạn cũng không nên làm đông lại sữa mẹ đã rã đông hoặc cho sữa mẹ vào lò vi sóng để hâm nóng.

8Làm thế nào để cai sữa?

Làm thế nào để cai sữa? Nguồn: Getty Images

Làm thế nào để cai sữa? Nguồn: Getty Images

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ AAP khuyến nghị rằng trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và có thể tiếp tục bú mẹ trong một năm hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, một số bà mẹ lại quyết định bắt đầu cai sữa cho trẻ sớm hơn và nuôi con bằng sữa công thức.

Nhìn chung, bạn nên thảo luận về các mục tiêu cai sữa của mình với bác sĩ nhi khoa để đảm bảo rằng trẻ được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ và được tư vấn về cách cai sữa hiệu quả mà không gây ra vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Bài viết liên quan: Thắc mắc về ăn dặm: Khi nào cho bé ăn thịt cá? Thời điểm vàng để thêm thịt cá vào khẩu phần của con

9Giải quyết cơn đau và những vấn đề khó chịu khác trong quá trình hút sữa

Giải quyết cơn đau và những vấn đề khó chịu khác trong quá trình hút sữa. Nguồn: Getty Images

Giải quyết cơn đau và những vấn đề khó chịu khác trong quá trình hút sữa. Nguồn: Getty Images

Một số người sử dụng cài đặt quá cao khi hút sữa dẫn đến tình trạng đau và khó chịu. Nếu bạn cảm thấy đau khi hút sữa, bạn có thể liên hệ với chuyên gia để được cách sử dụng máy hút đúng cách.

Nếu bạn cảm thấy khó chịu vì căng sữa, bạn có thể thử chườm ấm để giúp làm mềm ngực và giúp cho sữa xuống. Trong trường hợp bạn nghi ngờ bị tắc ống dẫn sữa, viêm vú hoặc nhiễm trùng nấm men, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Trẻ bị sốt – những kiến thức mà mẹ cần phải biết
  • Trẻ mấy tháng mọc răng – Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ sạch và an toàn
  • Có nên hút sữa ra bình cho con bú? Hút sữa đúng cách như thế nào?

10Gợi ý

AVAKids hy vọng có thể giúp quá trình hút sữa của mẹ bỉm trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Nguồn: Getty Images

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng có thể giúp quá trình hút sữa của mẹ bỉm trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Nguồn: Getty Images

Với những thông tin hữu ích trên, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng có thể giúp quá trình hút sữa của mẹ bỉm trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề gì trong việc hút sữa, lời khuyên tốt nhất truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn dành cho bạn là nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để được nhận được chẩn đoán chính xác nhất!

Phương Trúc tổng hợp từ Verywell Family

1. https://www.verywellfamily.com/overview-of-breast-pumping-5186143

2. Rasmussen KM, Geraghty SR. The quiet revolution: breastfeeding transformed with the use of breast pumps. Am J Public Health. 2011;101(8):1356-1359. doi:10.2105/AJPH.2011.300136

3. Keim SA, Boone KM, Oza-Frank R, Geraghty SR. Pumping milk without ever feeding at the breast in the Moms2Moms Study. Breastfeed Med. 2017;12(7):422-429. doi:10.1089/bfm.2017.0025

4. Jardine FM. Breastfeeding without nursing: “If only I’d known more about exclusively pumping before giving birth”. J Hum Lact. 2019 May;35(2):272-283. doi:10.1177/0890334418784562. PMID:29979622

5. Section on Breastfeeding. Breastfeeding and the use of human milk. Pediatrics. 2012;129(3):e827-e841. doi:10.1542/peds.2011-3552

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Máy hút sữa là gì? Có nên hút sữa ra bình cho con bú không? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *