Mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai phải làm sao? Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Bạn đang xem bài viết: Mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai phải làm sao? Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Chị em hay sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ để làm sạch vùng kín. Tuy nhiên, hiện tượng ngứa vùng kín khi mang thai vẫn thường gặp ở mẹ bầu do nhiều nguyên nhân. Ngứa vùng kín ảnh hưởng đến sinh hoạt và có thể gây hại cho thai nhi. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!

1Dấu hiệu bị ngứa vùng kín khi mang thai

Ngứa vùng kín khi mang thai là tình trạng mẹ cảm thấy ngứa âm ỉ ở vùng âm hộ, âm đạo. Tình trạng ngứa vùng kín kéo dài khiến mẹ bầu bứt rứt, khó chịu với các dấu hiệu sau:

  • Vùng cơ quan sinh dục nóng rát, đôi khi có mùi hôi, mùi chua.
  • Khí hư ra nhiều bất thường, có màu lạ và mùi hôi.
  • Khi tiểu đau rát, tiểu lắt nhắt.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Đôi khi kèm các triệu chứng sốt, mệt mỏi, rét run.
Ngứa vùng kín khi mang thai là tình trạng mẹ cảm thấy ngứa âm ỉ ở vùng âm hộ, âm đạo

Ngứa vùng kín khi mang thai là tình trạng mẹ cảm thấy ngứa âm ỉ ở vùng âm hộ, âm đạo

2Nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai

2.1 Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi nồng độ các hormone nội tiết tố trong cơ thể là nguyên nhân đầu tiên gây ngứa vùng kín ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tiết nhiều estrogen và progesterone, tác động đến độ cân bằng pH trong âm đạo. Hiện tượng này gây khô âm đạo, ngứa ngáy và khó chịu cho mẹ bầu.

Ngoài ra, thay đổi nội tiết tố khiến tử cung và vùng da âm đạo giãn nở, dễ bị khô và ngứa ngáy. Cơ thể tiết ra nhiều dịch nhầy và mồ hôi gây ẩm ướt ở vùng kín, vi khuẩn dễ xâm nhập. Chị em nào có tiền sử bị khô âm đạo hoặc mắc chứng chàm bội nhiễm sẽ dễ dàng gặp tình trạng này.

Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể là nguyên nhân đầu tiên gây ngứa vùng kín ở phụ nữ mang thai

Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể là nguyên nhân đầu tiên gây ngứa vùng kín ở phụ nữ mang thai

2.2 Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Vệ sinh vùng kín không đúng khoa học như rửa không sạch, không lau khô, vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt,… Điều này dễ khiến vùng kín trở nên nhạy cảm, tăng nguy cơ vi khuẩn tấn công, viêm nhiễm, ngứa và khó chịu.

Vệ sinh vùng kín không đúng cách như sử dụng sữa tắm để làm sạch vùng kín, mặc đồ lót quá chật, bí, nóng,… Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bị dị ứng với thành phần trong nước giặt, giấy vệ sinh,…

Rửa không sạch vùng kín làm tăng nguy cơ vi khuẩn tấn công

Rửa không sạch vùng kín làm tăng nguy cơ vi khuẩn tấn công

2.3 Mẹ bầu mắc các bệnh phụ khoa

Viêm âm đạo: Bệnh này gây ra bởi các vi khuẩn, nấm tấn công vào vùng kín dẫn đến viêm nhiễm. Mẹ bầu mắc bệnh thường có triệu chứng sưng đỏ, nổi mẩn, đau rát. Trong một số trường hợp khí hư ra nhiều và mùi hôi khó chịu.

Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn E.Coli tấn công khiến người bệnh bị ngứa và rát khi đi tiểu. Ngoài ra, mẹ bầu còn đối mặt với các hiện tượng đau bụng thường xuyên, tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày, nghiêm trọng hơn là tiểu ra máu.

Mẹ bầu mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa khiến bụng dưới khó chịu

Mẹ bầu mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa khiến bụng dưới khó chịu

Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Triệu chứng đầu tiên của bệnh này là ngứa rát vùng kín. Kèm theo đó là triệu chứng đau bụng, nóng rát âm đạo khiến mẹ bầu thường xuyên khó chịu và mệt mỏi.

Rận lông mu: Rận trú ẩn ở lông mu, khó phát hiện và gây ngứa ngáy cho mẹ bầu. Ngoài ra, chúng ta có thể nhận biết bằng những mẩn nhỏ nổi lên xung quanh mép âm đạo.

Các bệnh lây qua đường tình dục: Điển hình như bệnh giang mai, lậu, HIV,… là những căn bệnh phổ biến bị lây nhiễm thông qua đường tình dục. Người mắc các bệnh này có triệu chứng ngứa rát vùng kín, âm hộ sưng đỏ, khí hư màu trắng đục, đau buốt khi tiểu tiện hoặc khi quan hệ tình dục.

Mẹ bầu mắc các bệnh phụ khoa gây nguy hiểm cho thai nhi trong bụng

Mẹ bầu mắc các bệnh phụ khoa gây nguy hiểm cho thai nhi trong bụng

3Ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không?

Ngứa vùng kín có thể dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực cho cả mẹ bầu và thai nhi:

3.1 Bất tiện trong sinh hoạt

Mẹ bầu gặp tình trạng ngứa vùng kín không thể tập trung làm việc hàng ngày, làm gián đoạn các hoạt động bình thường như đi vệ sinh, nghỉ ngơi, quan hệ tình dục. Khi mang thai, phụ nữ thường chịu nhiều áp lực về tâm lý nên những cảm xúc tiêu cực này có thể khiến tâm trạng họ xấu đi và cơ thể trở nên mệt mỏi.

Ngứa vùng kín ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc

Ngứa vùng kín ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc

3.2 Vùng kín bị tổn thương

Cơn ngứa ngáy ở vùng kín khiến thai phụ gãi thường xuyên để giải tỏa. Điều này không những không giảm ngứa mà còn khiến cơ quan sinh dục bị trầy xước, tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh nặng hơn trong vùng kín.

Vùng kín bị tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh

Vùng kín bị tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh

3.3 Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa khác

Mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai có nguy cơ cao gặp phải viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ,… Nếu không phát hiện sớm hay có biện pháp xử lý kịp thời, thích hợp thì những bệnh này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí gây sẩy thai và sinh non.

Mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa

Mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa

3.4 Ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi

Triệu chứng ngứa vùng kín nếu xuất phát từ các tác nhân vi khuẩn, virus thì sẽ gây ảnh hưởng đến trẻ em sinh ra bằng đường sinh thường. Bé có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến thị giác, tiêu hóa hay hô hấp,…

Triệu chứng ngứa vùng kín từ tác nhân vi khuẩn, virus ảnh hưởng đến thai nhi

Triệu chứng ngứa vùng kín từ tác nhân vi khuẩn, virus ảnh hưởng đến thai nhi

4Cách trị và phòng ngừa ngứa vùng kín khi mang thai cho mẹ bầu tại nhà

4.1 Chăm sóc và vệ sinh vùng kín đúng cách

Để giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy vùng kín thì phải luôn vệ sinh sạch sẽ với nước ấm, tránh dùng nước nóng. Đồng thời, nên lựa chọn và sử dụng dung dịch vệ sinh dành cho mẹ bầu, hạn chế các loại có tính tẩy rửa mạnh.

Mẹ bầu phải sử dụng nguồn nước sạch sẽ vệ sinh vùng kín, tránh thụt rửa sâu vào bên trong. Nên rửa từ trước ra sau, tránh vi khuẩn ở hậu môn tấn công vào âm đạo tăng nguy cơ gây nhiễm. Phải sử dụng đồ lót thoáng mát, hút ẩm tốt, giặt sạch, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời và nên thay quần lót mới mỗi 3 tháng/lần.

Dung dịch vệ sinh Lactacyd Soft & Silky dưỡng ẩm 250ml

Dung dịch vệ sinh Lactacyd Soft & Silky dưỡng ẩm 250ml

Xem thêm: Top 10 dung dịch vệ sinh dành cho phụ nữ mang thai an toàn, phổ biến nhất

4.2 Sử dụng kem dưỡng ẩm

Một trong những phương pháp đặc biệt để cải thiện tình trạng ngứa vùng kín chính là sử dụng kem dưỡng ẩm. Mẹ bầu nên chọn kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên như mật ong, nha đam, dầu ô liu,… để cân bằng độ ẩm, ngăn ngừa các vết rạn.

Kem dưỡng cấp ẩm dạng gel chiết xuất Lô Hội Nature Republic 300 ml

Kem dưỡng cấp ẩm dạng gel chiết xuất Lô Hội Nature Republic 300 ml

4.3 Sử dụng baking soda

Bạn có thể sử dụng baking soda để giảm viêm và ngứa vùng kín. Đầu tiên cho hỗn hợp baking soda vào bồn tắm. Tiếp theo cho vùng kín tiếp xúc với baking soda khoảng 10 – 15 phút để giúp giảm viêm ngứa. Cuối cùng là rửa lại sạch bằng nước lạnh và lau khô bằng một chiếc khăn sữa mềm.

5 khăn sữa cotton Dobby Lullaby NH637P 4 lớp 30x30 cm - Màu cam

5 khăn sữa cotton Dobby Lullaby NH637P 4 lớp 30×30 cm – Màu cam

4.4 Mặc quần áo thoải mái

Khi có triệu chứng ngứa ngáy ở vùng kín thì nên hạn chế chọn quần jean hoặc quần bó sát, khiến tình trạng ngứa khó chịu hơn. Hiện nay, trang phục dành cho bà bầu rất đa dạng. Bạn nên ưu tiên lựa chọn cho mình những mẫu đầm phù hợp để có thể cảm thấy thoải mái hơn.

Hạn chế chọn quần jeans hoặc quần bó sát khi có triệu chứng ngứa ngáy ở vùng kín

Hạn chế chọn quần jeans hoặc quần bó sát khi có triệu chứng ngứa ngáy ở vùng kín

4.5 Chọn đồ lót thích hợp

Mẹ bầu nên ưu tiên chọn mua quần lót mềm mại, bằng vải cotton có khả năng thấm hút tốt để hạn chế vùng kín bị ẩm ướt khiến tình trạng ngứa ngáy vùng kín khi mang thai càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu được, khi đi ngủ bạn có thể không mặc quần lót.

Quần lót mẹ bầu được làm từ vải cotton

Quần lót mẹ bầu được làm từ vải cotton

4.6 Dùng khăn giấy ướt

Để “giải tỏa” cơn ngứa khiến bạn khó chịu trong sinh hoạt hay trong thời gian làm việc, bạn có thể sử dụng khăn giấy ướt có chứa chiết xuất từ cây phỉ (witch hazel). Với thành phần làm dịu nhẹ nhàng và diệt khuẩn hiệu quả sẽ giúp bạn có cảm giác thoải mái hơn.

Khăn ướt em bé Tender Soft Baby Wipes không mùi gói 80 miếng

Khăn ướt em bé Tender Soft Baby Wipes không mùi gói 80 miếng

4.7 Chườm lạnh

Để giảm cảm giác ngứa vùng kín, mẹ hãy chườm một miếng bông hoặc khăn lạnh lên vùng âm đạo. Không dùng nước nóng bởi các mô có thể bị kích thích khiến mẹ bầu bị ngứa nhiều hơn. Mẹ bầu nên dùng vòi sen hoặc ngâm bồn nước mát khi tắm.

Chườm lạnh để giảm cảm giác ngứa vùng kín

Chườm lạnh để giảm cảm giác ngứa vùng kín

4.8 Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt

Thói quen ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân làm ngứa vùng kín khi mang thai. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế ăn đồ ngọt, thịt đỏ, hải sản. Nên ăn sữa chua hàng ngày để cung cấp lợi khuẩn. Chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và uống đủ nước.

Lốc 4 hộp sữa chua phô mai Zott vị dâu vani 50g

Lốc 4 hộp sữa chua phô mai Zott vị dâu vani 50g

4.9 Áp dụng một số mẹo dân gian chữa ngứa vùng kín

Mẹo dùng lá trầu không

Mẹ bầu dùng một nắm lá trầu không đã được rửa sạch và vò nát, đun với 1 lít nước, dùng để xông vùng kín. Chú ý tránh bỏng da, có thể sử dụng nước xông đã nguội để rửa sạch vùng kín. Thực hiện 3 – 4 lần/tuần sẽ có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng phụ khoa.

Mẹo dùng lá trầu không để rửa sạch vùng kín

Mẹo dùng lá trầu không để rửa sạch vùng kín

Mẹo dùng nước trà xanh

Trong trà xanh có chứa EGCG giúp giảm ngứa vùng kín cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối nhờ tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa và bảo vệ các tế bào da ở khu vực nhạy cảm. Mẹ bầu lấy nước trà xanh rửa sạch vùng kín 2 – 3 lần/ngày và chú ý không để nước quá đặc.

Dùng nước trà xanh giúp giảm ngứa vùng kín cho bà bầu trong 3 tháng cuối

Dùng nước trà xanh giúp giảm ngứa vùng kín cho bà bầu trong 3 tháng cuối

Mẹo dùng nước muối loãng

Dùng nước muối rửa vùng kín là cách an toàn và hiệu quả để sát khuẩn ngoài da giúp giảm ngứa. Chú ý không dùng quá nhiều vì có thể làm khô da và mất cân bằng môi trường vi khuẩn trong âm đạo, tỷ lệ tốt nhất là 9g muối hòa với 1 lít nước hoặc bạn có thể dùng nước muối sinh lý để rửa 2 – 3 lần/tuần.

Mẹo dùng nước muối loãng dùng để sát khuẩn ngoài da giảm ngứa

Mẹo dùng nước muối loãng dùng để sát khuẩn ngoài da giảm ngứa

Xem thêm:

  • Nguyên nhân bị ngứa khi dùng băng vệ sinh? Hướng dẫn cách xử lý
  • Bao lâu nên thay băng vệ sinh để bảo vệ vùng kín, ngừa viêm nhiễm?
  • Có nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ vào ngày “đèn đỏ” không?

Bài viết đã cung cấp các thông tin về tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai ở mẹ bầu. Hy vọng sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc vùng kín khi mang thai một cách tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy gọi đến tổng đài 1900.866.874 (7:30 – 22:00) hoặc truy cập vào website avakids.com để được tư vấn và đặt mua hàng ngay nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai phải làm sao? Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *