Bạn đang xem bài viết: Mẹ bầu bị rạn da, phải làm sao? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Rạng da bụng khi mang thai là điều không thể tránh khỏi của nhiều mẹ bầu. Cơ thể của một phụ nữ mang thai sẽ có nhiều thay đổi và chúng thể hiện rất rõ rệt: tính cách, nội tiết, vóc dáng, sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày,… Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân và cách ngăn ngừa rạn da khi mang thai tốt nhất dành cho mẹ bầu.
Cơ thể của một người mẹ đang mang thai sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt, và rạn da là một trong những dấu hiệu của sự thay đổi đó. Nguồn ảnh: Sculpt Silverlake.
Rạn da – minh chứng thiêng liêng của tình mẫu tử – là những vết lõm trên da, thường xuất hiện trên bụng, ngực và phần hông sau của bạn khi mang thai. Nguyên nhân là do cơ thể bạn cần lớn lên, làn da cũng phải căng ra để có thể chứa được em bé. Bạn không thể làm gì để tránh hoàn toàn việc bị rạn da, nhưng tăng cân từ từ và bám sát mức tăng cân tiêu chuẩn khi mang thai được khuyến cáo là có thể giảm thiểu tình trạng này. Các vết rạn da sẽ mờ dần, tuy nhiên chúng không bao giờ biến mất hoàn toàn. Nếu bạn cảm thấy những vết rạn da này ảnh hưởng đến mình, hãy tham khảo ý kiến từ các bác sĩ da liễu nhé!
1Rạn da là gì?
Rạn da là những vết nhỏ, lõm trên da, xuất hiện thường xuyên nhất trên bụng trong giai đoạn cuối của thai kỳ, khi đó bụng đang nở ra một cách nhanh chóng để chứa em bé đang lớn. Một số mẹ bầu khác cũng có những vết rạn da trên mông, đùi, hông và ngực. Các vết rạn da ban đầu có màu hồng, nâu đỏ, tím hoặc nâu sẫm, tùy thuộc vào màu da của bạn.
Các vết rạn da trên mỗi người sẽ có màu sắc khác nhau, chúng phụ thuộc vào màu da của bạn. Nguồn ảnh: Kidspot NZ
2Nguyên nhân nào dẫn đến rạn da?
Giống như tên gọi của chúng, rạn da là do da bị kéo căng quá đến mức nứt ra. Chúng có xu hướng phát triển khi một người tăng hoặc giảm cân nhanh chóng, hoặc trong thời kỳ mang thai khi bụng và ngực của bạn phát triển để có thể nâng đỡ em bé của. Việc tăng Hormone cortisol trong khi mang thai làm suy yếu các sợi đàn hồi trên da cũng góp phần dẫn đến tình trạng này.
3Làm cách nào để biết liệu tôi có bị rạn da hay không?
Thật khó để dự đoán là bạn có bị rạn da hay không. Ít nhất là một nửa số phụ nữ mang thai đang bị rạn da, nhưng không ai có thể nói chắc chắn ai sẽ bị và ai sẽ không bị tình trạng này. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng khả năng bị rạn da của bạn.
Nghiên cứu cho thấy rằng di truyền đóng một vai trò quan trọng: Nếu mẹ hoặc chị gái của bạn bị rạn da khi mang thai, bạn cũng có nhiều khả năng bị tình trạng này hơn.
Ngoài ra, khi mang thai làn da của bạn phải giãn ra càng nhiều với tốc độ càng nhanh thì bạn càng dễ bị rạn da. Vì lý do này, bạn có nhiều khả năng bị rạn da hơn nếu:
- Bạn tăng cân nhanh chóng.
- Bạn đang mang đa thai.
- Bạn đang mang thai một em bé nặng hơn bé khác.
- Bạn đang gặp tình trạng dư nước ối.
Bài viết liên quan: Bí kíp hiệu quả, mẹ bỏ túi liền tay mẹo hay kết thúc tình trạng đầy hơi sau sinh nhé!
Tình trạng rạn da cũng có thể do di truyền. Nguồn ảnh: Mama Mio
4Cần làm gì để ngừa rạn da?
Thật không may, bạn không thể làm được gì nhiều để ngăn chặn tình trạng này. Việc không tăng cân quá mức khuyến nghị – khoảng 10 đến 15 kg trong thai kỳ và tăng cân từ từ – có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị rạn da hơn.
Chưa có minh chứng nào cho thấy có một loại kem dưỡng hay dầu dưỡng nào có thể ngăn chặn tình trạng rạn da. Các nghiên cứu về thành phần trong các loại dược phẩm không kê đơn này cho thấy: không có một hiệu quả nào quá rõ ràng. Tuy nhiên, việc giữ ẩm tốt cho làn da sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ ngứa ngáy và khó chịu khi bị rạn da.
Bạn có thể dụng các loại kem / dầu dưỡng ẩm để giảm việc ngứa ngáy khi bị rạn da. Nguồn ảnh: Popsugar
5Các vết rạn da có biết mất không?
Tin tốt là các vết rạn da sẽ trở nên mờ dần sau 6 đến 12 tháng sinh bé. Các sắc tố trên vết rạn sẽ mờ dần và chúng trở nên sáng hơn so với vùng da xung quanh (màu của chúng phụ thuộc vào màu da của bạn), nhưng hầu hết kết cấu của chúng là không thay đổi.
6Bạn có thể làm gì để loại bỏ vết rạn da?
Bạn sẽ không thể loại bỏ chúng hoàn toàn, nhưng nếu vết rạn da vẫn làm phiền bạn sau khi mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ da liễu về cách giảm thiểu tình trạng này. Có nhiều cách điều trị để bạn có thể lựa chọn:
- Thuốc bôi ngoài da như Tretinoin (một hoạt chất có nguồn gốc từ vitamin A) và AHA (chất tẩy da chết hóa học) có thể hữu ích. Tuy nhiên, Tretinoin không an toàn để sử dụng khi bạn mang thai và hiện chưa có dữ liệu chắc chắn là chúng có được bài tiết qua sữa mẹ hay ảnh hưởng của chúng đến trẻ bú mẹ như thế nào. Vì vậy bạn nên tránh nếu đang cho con bú.
- Liệu pháp laser. Có một số bằng chứng cho thấy phương pháp điều trị bằng laser có thể giúp khôi phục độ đàn hồi của da và cũng có thể thay đổi sắc tố để các vết rạn mờ dần và có màu giống với vùng da còn lại. Liệu pháp laser bao gồm chiếu tia hồng ngoại và ánh sáng đỏ trên vết rạn da. Có thể cần điều trị nhiều lần trong vài tuần để cải thiện khoảng 20% – 60% tình trạng rạn da và có thể cần phải điều trị duy trì trong thời gian dài.
Cần biết rằng tình trạng rạn da được coi là một vấn đề thẩm mỹ, vì vậy bảo hiểm có thể sẽ không chi trả chi phí cho các cuộc hẹn khám da liễu, thuốc men và thủ tục.
Những vết rạn da thường rất khó để loại bỏ hoàn toàn, tuy nhiên bạn có thể giảm thiểu tình trạng này. Nguồn ảnh: Skin Science
Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
- Mẹo hay giúp mẹ đánh bay mụn trứng cá trong thai kỳ
- Mẹ đã biết những loại thực phẩm có thể gây hại đến thai nhi chưa?
- Mũi tăng cường vaccine COVID-19 có thật sự an toàn cho bà bầu?
Rạn da khi mang thai là một tình trạng khó tránh khỏi, bạn đừng quá lo lắng, hãy thử hết những phương pháp ngừa rạn da mà bạn cho là đúng. Và nếu các vết rạn chưa chịu rời đi thì hãy nghĩ rằng: chúng là minh chứng cho việc bạn đã từng cố gắng và mạnh mẽ thế nào để mang thai và sinh ra một đứa trẻ đáng yêu như bây giờ. Hãy thật hạnh phúc bên những đứa con và cả với những vết rạn trên cơ thể mình. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây, mẹ bầu có thể hiểu thêm về tình trạng rạn da khi mang thai và tự tin với chính bản thân mình hơn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẹ bầu bị rạn da, phải làm sao? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.