Melanin là gì? Lợi hay hại? Cách kiểm soát sắc tố melanin

Bạn đang xem bài viết: Melanin là gì? Lợi hay hại? Cách kiểm soát sắc tố melanin tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Melanin quyết định màu sắc cho da, tóc và mắt cho con người. Lượng melanin nhiều hay ít cũng ảnh hưởng lớn đối với cơ thể và sức khỏe của chúng ta. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay melanin là gì trong bài viết sau nhé!

1Melanin là gì? Có bao nhiêu loại?

1.1. Melanin là gì?

Melanin là loại sắc tố quyết định màu sắc cho tóc, mắt và da của bạn. Đây là chất tự nhiên được sản sinh bởi tế bào biểu bì tạo hắc sắc tố melanocytes. Khi tiếp xúc với các tia tử ngoại từ mặt trời, các tế bào này tạo ra melanin giúp bảo vệ da của bạn khỏi tổn thương.

Bên cạnh đó, melanin cũng được hình thành do một số yếu tố liên quan đến nội tiết tố và thần kinh. Nếu lượng melanin trong cơ thể càng nhiều, làn da sẽ càng sẫm màu. Ngược lại, tóc, da và mống mắt của bạn sẽ nhạt màu hơn.

Melanin 1

Melanin là sắc tố có thể bảo vệ làn da khỏi tia UV

1.2. Có bao nhiêu loại melanin trong cơ thể?

Trong cơ thể con người có 3 loại sắc tố melanin:

  • Eumelanin: Giúp da, tóc và mắt có màu tóc, được chia làm 2 loại là nâu và đen. Khi hai loại eumelanin này pha trộn với nhau sẽ tạo thành tóc đen hoặc nâu. Ngược lại, nếu cơ thể không có eumelainin thì tóc của bạn sẽ có màu vàng.
  • Pheomelanin: Giúp tạo màu cho các bộ phận của cơ thể như môi và nhũ hoa. Nếu lượng pheomelanin bằng eumelanin thì cơ thể bạn sẽ có nhiều sắc đỏ hồng hơn.
  • Neuromelanin: Giúp kiểm soát màu sắc của các tế bào thần kinh trong não. Do đó, bạn không thể nhìn thấy các màu sắc bên ngoài cơ thể liên quan đến neuromelanin.
melanin2

Có 3 loại sắc tố melanin trong cơ thể

2Yếu tố quyết định đến hàm lượng melanin trong cơ thể

2.1. Yếu tố di truyền

Trên thực tế, mọi người đều có lượng melanocytes như nhau khi mới sinh ra. Tùy thuộc vào gen di truyền của bố mẹ mà bạn mà các tế bào này có sản sinh nhiều melanin hay không. Nếu bố mẹ có làn da sẫm màu thì lượng melanin trong cơ thể bạn sẽ nhiều hơn người khác và ngược lại.

melanin3

Lượng melanin trong cơ thể phụ thuộc vào gen di truyền

2.2. Vitamin D

Melanin có khả năng bảo vệ da khỏi tia UV nhưng chính điều này làm giảm khả năng sản xuất vitamin D của cơ thể. Do vitamin này cần được tổng hợp dưới ánh nắng mặt trời. Do đó, nếu bạn có làn da sẫm màu, lượng melanin cao, nguy cơ thiếu hụt vitamin D sẽ cao hơn người khác.

melanin4

Lượng melanin cao có thể dẫn đến nguy cơ thiếu hụt vitamin D

2.3. Mức độ tiếp xúc với tia cực tím

Ngoài ra, mức độ tiếp xúc với tia cực tím cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng melanin trong cơ thể. Người châu Phi, châu Á sống ở khu vực gần xích đạo sẽ có hắc sắc tố nhiều hơn người châu Âu, do đó, làn da của họ dễ bị đen sạm hơn.

melanin5

Tiếp xúc với tia cực tím càng nhiều lượng melanin càng cao

3Tác dụng của Melanin đối với làn da

3.1. Bảo vệ làn da khỏi tia UV

Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói bụi, các hóa chất độc hại, căng thẳng hay sự thay đổi nội tiết tố,… hệ thống melanocytes sẽ gia tăng sản xuất melanin. Lượng melanin này được đưa lên bề mặt để ngăn chặn sự tổn thương, bảo vệ da khỏi cháy nắng, đặc biệt là ung thư da.

melanin6

Melanin được sản sinh để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời

3.2. Giúp cơ thể chống lại các phản ứng oxy hóa

Melanin có thể hỗ trợ cơ thể chống lại các gốc tự do oxy hóa (ROS). Các gốc tự do oxy hóa này có khả năng gây hại cho tế bào và các chức năng hoạt động của cơ thể.

melanin7

Melanin giúp chống lại các gốc tự do oxy hóa

3.3. Ngăn ngừa viêm loét dạ dày

Bên cạnh một số công dụng trên, melanin còn có khả năng ngăn ngừa sự hình thành của vết loét trong dạ dày, góp phần bảo vệ dạ dày và đường ruột khỏe mạnh, từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch.

melanin8

Melanin giúp ngăn ngừa các vết loét dạ dày

3.4. Ngăn ngừa tổn thương gan

Ngoài ra, melanin còn có giúp giảm căng thẳng oxy hóa trong gan nhờ vào quá trình giảm sản xuất cytokine (IL6 và TNF-α), từ đó hỗ trợ loại bỏ mất cân bằng hệ miễn dịch và ngăn ngừa tổn thương gan.

melanin9

Melanin giúp ngăn ngừa tổn thương gan

3.5. Vai trò trong hệ thống miễn dịch

Melanin có khả năng điều chỉnh cytokine – một yếu tố gây viêm và một phần đáp ứng của hệ miễn dịch cơ thể. Đồng thời, melanin còn hỗ trợ tăng cường một vài thông số miễn dịch khác giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

melanin10

Melanin có khả năng hỗ trợ cân bằng hệ miễn dịch

4Rối loạn sắc tố Melanin ảnh hưởng như thế nào tới làn da?

4.1. Nám da

Nám là sự xuất hiện của các đốm nâu hay vết sạm đen trên da. Tình trạng này xảy ra do da tiếp xúc với tia cực tím, rối loạn hormone hoặc tác dụng phụ của thuốc tránh thai.

Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc cơ thể có sự thay đổi của nội tiết tố, melanin được đẩy lên bề mặt tạo nên vết nám thượng bì. Nếu melanin được sản sinh quá nhiều và di chuyển xuống lớp bì sẽ tạo nên loại nám sâu rất khó điều trị.

melanin11

Melanin có thể gây ra tình trạng nám da

4.2. Bệnh bạch biến

Đây là loại bệnh phổ biến xuất hiện ở 1 – 2% dân số thế giới do rối loạn các sắc tố. Nếu các tế bào melanocytes biến mất, làn da của bạn sẽ xuất hiện những đốm trắng nhỏ và lan rộng theo thời gian.

Hiện nay vẫn chưa có liệu pháp điều trị hoàn toàn căn bệnh này. Một số phương pháp trị liệu phổ biến như chiếu tia UV, thoa kem corticosteroid, phẫu thuật,… có thể hỗ trợ điều trị bệnh.

melanin12

Bệnh bạch biến xảy ra khi các tế bào melanocytes biến mất

4.3. Bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson sẽ làm neuromelanin trong não bị giảm xuống. Hiện tượng này xảy ra do các tế bào não ở khu vực chất đen bị chết gây giảm dopamine. Điều này làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn vận động, thậm chí có thể gây ra tàn tật nghiêm trọng.

melanin13

Bệnh Parkinson làm giảm lượng neuromelanin có trong não

4.4. Da không đều màu

Da không đều màu xảy ra do sự rối loạn sắc tố trong cơ thể. Tùy thuộc vào vùng da tiếp xúc với các yếu tố như ánh sáng mặt trời, hóa chất,… nhiều hay ít mà lượng melanin được sản sinh và di chuyển đến các vùng tương ứng, tạo nên tình trạng da không đều màu.

Một số vùng da không đều màu do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng như gò má, trán, mũi hoặc cánh tay,… Đồng thời, tình trạng này dễ thấy ở những người da trắng hơn da sẫm màu.

melanin14

Da không đều màu ở những vùng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng

4.5. Bạch tạng

Những người mắc bệnh bạch tạng có lượng melanin rất thấp hay thậm chí không có. Họ thường có tóc trắng, mắt xanh, làn da nhợt nhạt và sức khỏe, thị lực kém. Do không có melanin bảo vệ nên họ rất nhạy cảm với ánh sáng. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn căn bệnh này.

melanin15

Người mắc bệnh bạch tạng có rất ít melanin hoặc thậm chí không có

4.6. Mất sắc tố sau khiến da bị tổn thương

Nếu bạn bị bỏng, phồng rộp hoặc nhiễm trùng thì melanin sẽ không xuất hiện ở các vùng da đó. Như vậy, các vùng da này bị mất đi hắc sắc tố, tạo thành vết da khác màu so với phần còn lại. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách trang điểm và sử dụng kem che khuyết điểm.

melanin16

Melanin không xuất hiện ở những vùng da bị tổn thương do bỏng.

5Cách kiểm soát sắc tố melanin giúp làn da sáng khỏe

5.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bổ sung chất chống oxy hóa: Bạn cần bổ sung các chất chống oxy hóa để hỗ trợ giảm melanin trong cơ thể. Ngoài ra, bạn nên bổ sung các nguồn thực phẩm giàu vitamin D, vitamin B12, vitamin K,… và đảm bảo uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để da khỏe đẹp hơn.

Bổ các loại vitamin: Để kiểm soát lượng melanin có trong cơ thể, bạn cần bổ sung các nhóm vitamin có trong các thực phẩm sau: Vitamin A có trong dầu gan cá, khoai lang, cà rốt, rau bina,… hay vitamin D: Cá hồi, cá trích, hàu, tôm,… Các thực phẩm giàu vitamin E như hạt hướng dương, hạnh nhân, bơ, kiwi,…

melanin17

Bổ sung các chất oxy hóa làm melanin sản xuất chậm hơn

5.2. Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời giúp kích thích sản sinh melanin. Vì vậy, bạn cần thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên trước khi ra ngoài. Đồng thời phải che chắn cẩn thận, hạn chế ra ngoài từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Những điều này sẽ giảm lượng melanin, giúp làn da sáng khỏe.

melanin18

Hãy thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài

5.3. Cân bằng nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố làm giảm khả năng kiểm soát hormon MSH của cơ thể. Đây là hormon kích thích tế bào sắc tố, giúp ngăn ngừa tình trạng nám da. Do đó, bạn cần cân bằng nội tiết tố, duy trì lối sống lành mạnh, bổ sung thực phẩm có lợi như đậu nành, súp lơ, các loại hạt,… tránh căng thẳng, mệt mỏi.

melanin19

Duy trì cân bằng nội tiết tố để hạn chế sản sinh melanin

5.4. Sử dụng thuốc / kem bôi điều trị

Bạn có thể thoa thuốc mỡ để làm dịu cảm giác đau khi bị cháy nắng. Hoặc sử dụng các loại thuốc, kem trị nám có chứa thành phần ức chế melanin như N-Acetyl Glucosamine, Niacinamide, Arbutin, Kojic acid…

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các sản phẩm này phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh gây kích ứng khiến da ngứa, bị bào mòn nghiêm trọng,… Lưu ý bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc và kem bôi trên nhé!

melanin20

Sử dụng thuốc hoặc kem bôi điều trị hạn chế melanin

Xem thêm:

  • Axit folic là gì? Những lưu ý khi bổ sung axit folic cho mẹ bầu
  • Chất khoáng là gì? Cách bổ sung chất khoáng cho cơ thể
  • Vitamin là gì? Công dụng của các loại vitamin cần thiết đối với sức khỏe

Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ về melanin và cách kiểm soát melanin trong cơ thể, từ đó nhận biết tình trạng da của bản thân và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Hãy liên hệ ngay với tổng đài miễn phí 1900.866.874 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp thắc mắc nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Melanin là gì? Lợi hay hại? Cách kiểm soát sắc tố melanin của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *