Bạn có thể dùng lá ổi, quả sung để chữa chứng đau bụng đi ngoài. Tìm hiểu thêm những mẹo dân gian giúp trị đau bụng đi ngoài hiệu quả ở bài viết sau nhé.
Đau bụng đi ngoài là tình trạng không hiếm gặp, nhưng ít ai biết chúng ta có thể chữa trị cơn đau bụng nhờ những nguyên liệu quanh ta với mẹo dân gian. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chia sẻ 8 mẹo dân gian trị đau bụng đi ngoài hiệu nghiệm, nhanh hết. Cùng theo dõi bài viết nhé!
Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài
Do ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn hay virus: Đây là tình trạng nhiều người ăn phải thức ăn chứa độc tố hoặc vi khuẩn, hay chứa chất độc hại. Bệnh nhân sẽ bị đau bụng dữ dội, nóng sốt, tiêu chảy, nôn mửa, dễ bị mất nước và điện giải. Lúc này người bệnh nên bổ sung nước kịp thời, nếu quá nghiêm trọng thì nhất định phải đi đến cơ sở y tế để được chữa trị.
Mời bạn tham khảo thêm bị đau bụng thì nên làm gì? Để biết thêm 5 cách giảm đau bụng đơn giản, hiệu quả tại nhà
Do mắc bệnh trong cơ thể như các bệnh viêm đại tràng, đại tràng cơ thắt, rối loạn tiêu hóa, bệnh túi thừa đại tràng,…hoặc do tác dụng phụ của các loại thuốc mà bạn đang dùng điều trị bệnh lý cũng gây ra tình trạng đau bụng ngoài.
Ngoài ra, đau bụng đi ngoài xảy ra do hormone trong cơ thể bị thay đổi như ở bà bầu, lúc này thành cơ ruột bị thả lỏng, làm việc tiêu hóa diễn ra chậm hơn.
8 mẹo dân gian chữa đau bụng đi ngoài hiệu quả
Lưu ý: Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng các mẹo dân gian, khi thấy có dấu hiệu bất thường, cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám.
Lá ổi
Các nghiên cứu cho thấy rằng trong lá ổi có chứa tannin, avicularin, leucocyanidin, beta-sitosterol,…có công dụng giúp làm giảm xuất tiết và kích thích ở màng ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động, kháng khuẩn nên giảm đau bụng đi ngoài tốt.
Cách dùng: Bạn chỉ cần dùng 50g lá ổi non, rửa sạch và cho vào ấm để sắc với khoảng 500ml nước, đun sôi để nguội lấy nước uống mỗi ngày 1 chén nhỏ.
Quả sung
Trong quả sung chứa các dưỡng chất như kali, phốt pho, canxi, vitamin,...Đặc biệt, hàm lượng chất xơ hòa tan và prebiotic trong quả sung rất cao, rất tốt cho hệ tiêu hóa và chữa trị nhanh chóng đau bụng ngoài và các vấn đề liên quan.
Cách dùng: Bạn chọn những quả sung còn xanh tươi, rửa sạch rồi cắt lát mỏng hoặc đập dập, kế đó mang đi phơi khô và tán thành bột mịn, cho vào hũ để bảo quản. Mỗi khi dùng bạn chỉ cần pha 8-10g bột quả sung với nước sôi, uống 3 lần/ngày sẽ thấy có hiệu quả.
Lá mơ
Trong Đông y, lá mơ vị đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt, sát trùng, trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng. Còn y học hiện đại, người ta tìm thấy các chất như protein, carotene, vitamin C, tinh dầu…có trong lá mơ chữa các bệnh về tiêu hóa như đau bụng, đầy bụng, chống co thắt hồi tràng,…
Cách dùng: Lấy 30-50g lá mơ rửa sạch rồi thái nhỏ, dùng lá mơ trộn với 2 quả trứng gà. Sau đó bạn bọc hỗn hợp vào trong mội miếng lá chuối, rồi đặt lên chảo rán chín thơm để ăn mỗi ngày từ 2-3 lần.
Hạt vừng đen
Hạt vừng đen chứa nhiều chất xơ và các dưỡng chất khác tốt cho cơ thể. Dầu từ mè đen có thể giúp bôi trơn ruột cũng như làm sạch đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa nên có thể dùng để trị đau bụng đi ngoài.
Cách dùng: Bạn đem rang 40g vừng đen cho thơm, sau đó bạn pha 5g vừng đen với 5ml mật ong để uống 2 lần/ngày.
Gạo lứt rang
Gạo lứt chứa nhiều chất xơ làm giảm triệu chứng đau bụng tiêu chảy hiệu quả nên dân gian đã dùng nước gạo lứt rang để uống khi bị đi ngoài nhiều.
Cách dùng: Dùng ⅓ cốc gạo lứt vo sạch, rang với muối đến khi gạo chuyển sang màu vàng thì đổ gạo rang vào nồi. Cho thêm 3 cốc nước vào nấu đến khi sôi thì dùng vải sạch lọc lấy nước cốt gạo. Uống nước gạo thay nước nhiều lần trong ngày đến khi hết thì thôi.
Hồng xiêm xanh
Trong hồng xiêm xanh chứa hàm lượng tannin cao, cùng nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho cơ thể, đặc biệt với hệ tiêu hóa, giúp giảm khó chịu và chữa tiêu chảy tốt.
Cách dùng: Hồng xiêm xanh bạn thái lát mỏng và phơi khô, sao nóng để dùng dần. Khi dùng thì lấy khoảng 10 lát cho vào nồi, đổ ngập nước và sắc lại để dành uống 2 lần/ngày.
Trà hoa cúc
Ngoài an thần, trị mất ngủ hiệu quả thì trà hoa cúc còn có thể trị các bệnh khác như khó tiêu, đau bụng, viêm loét, tiêu chảy và viêm dạ dày. Các dưỡng chất có trong trà hoa cúc giúp thư giãn cơ và hỗ trợ hệ thống tiêu hóa. Những ai đau bụng đi ngoài nhiều lần thì nên dùng trà hoa cúc mỗi ngày để cải thiện bệnh.
Trà gừng
Gừng có tính ấm, chứa nhiều hoạt chất chống viêm như shogaols và gingerols, có thể giãn nở các lót đường ruột giúp điều trị đau bụng, đau dạ dày. Bạn có thể uống trà gừng để giảm triệu chứng đau bụng đi ngoài, buồn nôn, tiêu chảy,…
Trà bạc hà
Trà bạc hà chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp thải độc và có lợi cho đường tiêu hóa. Từ đó, việc dùng trà bạc hà để giảm các triệu chứng tiêu chảy là có thể, bạn có thể nhai ít lá bạc hà tươi để giảm cơn đau dạ dày hay chứng khó tiêu.
Tham khảo: Đau bụng đi ngoài nên ăn gì để nhanh khỏi, mau lại sức?
Khi bị đau bụng đi ngoài nên làm gì?
Bù nước cho cơ thể
Khi bị đau bụng đi ngoài dù nhiều hay ít thì đều khiến cơ thể bị mất nước, điều bạn cần làm là bổ sung cho cơ thể lượng nước mất đi. Uống đủ hoặc hơn 2 lít nước trong ngày là cách chống mất nước tốt nhất, nhưng vẫn tùy vào trường hợp bạn đi ngoài ra sao.
Ngoài ra, bạn có thể dùng trà, nước ép trái cây để bổ sung nước cho cơ thể. Lưu ý khi uống nước thì bạn nên uống từng ngụm nhỏ và giữ nước mát mẻ.
Bấm huyệt chữa đau bụng đi ngoài
Trong trường hợp đau bụng quá thì bạn có thể tìm đến phương pháp bấm huyệt, giúp điều chỉnh các rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Theo đó bạn hãy dùng ngón cái day ấn ở các huyệt vùng tỳ đại tràng, vùng tiểu tràng tay trái từ 5-10 lần. Dùng 2 ngón cái và trỏ ấn day huyệt ngoại lao cung 100 lần.
Tuy nhiên bạn chỉ nên thực hiện bấm huyệt bởi những lương y có chuyên môn để an toàn và có hiệu quả tốt nhất.
Trường hợp nào nên gặp bác sĩ
Nếu bạn chỉ đi ngoài ở mức độ nhẹ như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,…mà dùng thuốc cầm tiêu chảy có tác dụng thì không cần quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu trường hợp nặng và kéo dài thì nên đến cơ sở y tế để khám và chẩn đoán chính xác.
Đặc biệt, đối với các trường hợp như buồn nôn, sốt trên 38 độ C, khô miệng khát nước, xuất hiện tình trạng vàng da, phân chứa máu, rối loạn ngôn ngữ, co giật, chảy máu hậu môn,… thì bạn cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức để chữa trị kịp thời.
Bên trên là một số mẹo dân gian chữa trị đau bụng đi ngoài bằng những nguyên liệu tự nhiên quanh ta, mong qua bài viết các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích và thú vị!
Nguồn: Bệnh viện Hồng Ngọc
Mua ngay trà hoa cúc tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để sử dụng chữa đau bụng nhé
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn