Bệnh Gout (hay còn gọi là thống phong) là một loại viêm khớp, gây đau đớn cho người bệnh rất nhiều. Nếu bạn hoặc người thân bị Gout, hãy học ngay những mẹo giảm đau nhức sau ngay nhé!
Không mang giày quá chật
Triệu chứng đầu tiên của bệnh Gout là sưng đỏ và đau nhức ngón chân cái. Và thường thì cơn đau sẽ đến sau một va chạm hoặc chèn ép tại chỗ đau. Vì vậy, bạn nên dành nhiều khoảng trống hơn cho ngón chân đau, không nên mang giày quá chật.
Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh có thể làm chân bạn bớt đau. Bạn nên chườm đá lạnh trên chân 20 – 30 phút mỗi lần, mỗi ngày làm vài lần để có hiệu quả. Bên cạnh đó, kết hợp kê chân đau lên cao hơn ngực có thể giúp cơn đau mau dịu xuống hơn.
Dùng thuốc giảm đau nếu cần
Đôi khi cơn đau vượt quá sức chịu đựng và các biện pháp khác không có hiệu quả, bạn nên dùng thuốc giảm đau (được kê toa bởi bác sĩ) để thấy dễ chịu hơn.
Hạn chế tối đa dùng Aspirin
Aspirin và thuốc lợi tiểu có thể khiến tình trạng bệnh Gout nặng nề hơn. Nếu bạn bị Gout thì nên cân nhắc khi sử dụng thuốc, tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Ăn nhiều rau xanh, hạn chế thức ăn chứa Purine
Purine là chất có trong thịt và các sản phẩm của thịt, đặc biệt Purine có nhiều trong gan và thận động vật. Chế độ ăn nhiều Purine khiến nồng độ acid uric trong cơ thể tăng cao, lắng đọng tại các khớp và gây nên những cơn đau đớn khủng khiếp.
Để giảm đau, hãy hạn chế ăn thịt đỏ, cá và nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, đặc biệt là quả anh đào. Nhiều nghiên cứu cho thấy quả anh đào giúp làm giảm hàm lượng axit uric, đồng thời có tính chống oxi hóa và kháng viêm, làm giảm các cơn đau do Gout.
Bỏ qua đồ uống có cồn và nước ngọt, nên uống nhiều nước lọc
Uống rượu thường xuyên khiến những cơn đau do Gout kéo dài không dứt. Nước ngọt cũng không tốt cho các cơn đau của bạn. Thay vào đó, bạn nên uống nhiều nước lọc để cơ thể tăng cường hòa tan acid uric, mau chóng thải ra ngoài.
Hạn chế stress, thừa cân
Nhiều nghiên cứu cho thấy giảm cân có thể làm giảm acid uric và giảm xuất hiện các cơn đau do Gout. Ngoài ra, bạn nên tránh những thay đổi đột ngột (stress) như đang nóng mà tắm nước lạnh, sốc tâm lý, căng thẳng quá mức,… vì những điều này là tác nhân chuyển acid uric thành dạng muối urat bền vững, khiến tình trạng bệnh càng nặng nề hơn.
Hi vọng những mẹo này giúp bạn thật nhiều trong việc giảm đau khi có những cơn đau đớn do Gout. Cùng tìm đọc thêm nhiều bài viết bổ ích trên truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn bạn nhé!
Xem thêm: Người bị bệnh gút có uống sữa được không?