Móng chân mọc ngược là gì? 5 cách khắc phục móng quặp?

Móng chân mọc ngược là gì? 5 cách khắc phục móng quặp?

Vấn đề móng mọc ngược khá phổ biến mà ai cũng gặp ít nhất vài lần. Ước tính cứ 5 người sẽ có 1 người từng bị. Và bạn cũng đừng quá lo, bài viết này sẽ gợi ý ngay 5 cách giúp khắc phục tình trạng móng mọc ngược (móng quặp) tại nhà hiệu quả nè.

Theo tham vấn y khoa bác sĩ Nguyễn Thường Hạnh (cổng thông tin sức khỏe hellobacsi), móng mọc ngược (móng quặp) là “tình trạng cạnh móng chân hoặc móng tay mọc ngược đâm vào thịt và da xung quanh móng”. Bất kì ngón tay hay chân nào cũng đều có thể bị nhưng ngón chân cái hay gặp vấn đề này nhất. Nếu không chữa trị kịp thời, chúng sẽ gây nhiễm trùng da và xương nghiêm trọng. Trẻ em và trẻ vị thành niên là đối tượng chiếm phần lớn gặp tình trạng móng mọc ngược vì chúng hay bị đổ mồ hôi chân và chơi các môn thể thao vận động mạnh ở chân,…. Và móng cũng có thể dày lên theo độ tuổi nên người già cũng có nguy cơ mắc phải. Bạn có thể hạn chế và chữa trị tại nhà với 5 cách dưới đây để giúp móng được đẹp và khỏe hơn. Cùng tham khảo ngay bạn nhé.

Tham khảo thêm: 10 cách làm móng tay dài nhanh và đẹp ngay tại nhà

Nguyên nhân móng chân mọc ngược (móng quặp)

Móng chân mọc ngược là gì? 5 cách khắc phục móng quặp? Nguyên nhân của móng mọc ngược

Cắt tỉa móng sai cách: Khi cắt tỉa sâu vào phía trong bờ bên bản móng, phần mềm bị ép vào thay thế chỗ của bản móng bị cắt khiến chúng có xu hướng phát triển thẳng ra ngoài, xuyên qua cả phần mềm và gây ra móng mọc ngược.

Đi giày chật: Việc thường xuyên sử dụng giày cao gót, giày mũi nhọn,… kích thước nhỏ hơn bàn chân sẽ làm mũi giày ép cuốn móng bên vào bờ bên bản móng. Khi đó, bản móng cũng có xu hướng phát triển xuyên vào cuốn móng bên và gây nên tình trạng móng mọc ngược.

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác như bệnh lý của móng gây ra thay đổi bất thường của bản móng. Cụ thể, bệnh nấm móng, loạn dưỡng,… sẽ làm móng dày và rộng khiến bản móng bị thúc đẩy đâm vào cuốn móng bên. Hay thai phụ tăng cân có phần mềm ở cuống móng bên phát triển chùm lên bản móng. Từ đó, bản móng phát triển chọc vào phần mềm ở cuốn móng bên gây nên tình trạng này.

Móng chân mọc đâm vào thịt có nguy hiểm không?

Móng chân mọc ngược chọc thịt có thể gây nhiễm khuẩn xương nghiêm trọng, nếu không được phát hiện hoặc điều trị kịp thời thì lại càng nguy hiểm.

Nếu bạn bị tiểu đường, bạn cần phải can thiệp ngay nếu như gặp tình trạng món chân mọc ngược, làm máu lưu thông kém và tổn thương các dây thần kinh trong bàn chân.

Móng chân mọc đâm vào thịt có nguy hiểm không?Móng chân mọc đâm vào thịt có nguy hiểm không?

5 cách xử lý móng chân mọc ngược đâm vào thịt

Ngâm móng trong nước ấm có pha muối Epsom

Nguyên liệu

  • 2 muỗng cà phê muối Epsom (bạn có thể mua ở tiệm bán dược phẩm, hiệu thuốc, các trang thương mại điện tử,…)
  • Dụng cụ cắt móng

Cách thực hiện

Bạn hòa tan 2 muỗng cà phê muối Epsom vào thau nước ấm. Sau đó, dành khoảng 15 – 20 phút để ngâm chân. Xong thì dùng khăn thấm khô nước, rồi dùng dụng cụ cắt móng loại bỏ phần móng mọc ngược. Nếu móng vẫn còn cứng, khó cắt thì bạn nên ngâm thêm 1 lần nữa nhé.

Lưu ý: Nếu không có muối Epsom thì có thể thay bằng muối hột.

Sử dụng bông gòn

Nguyên liệu

  • Hỗn hợp chanh mật ong (1 muỗng cà phê nước cốt chanh với 1 muỗng cà phê mật ong)
  • Dụng cụ: bông gòn, nhíp (hoặc giũa móng tay)

Cách thực hiện

Sau khi ngâm móng mọc ngược với nước muối ấm, bạn có thể dùng nhíp hoặc giũa móng tay thật cẩn thận, nhẹ nhàng đè phần da sát với phần móng mọc ngược. Tiếp đến, bạn lấy nhíp kẹp một miếng bông gòn nhỏ và chèn vào giữa. Trước khi chèn, bạn có thể nhúng bông gòn vào hỗn hợp chanh mật ong thoa lên để giảm đau và viêm nha.

Sử dụng giấm táo

Nguyên liệu

  • Giấm táo
  • Dụng cụ: bông gòn, băng cá nhân (hoặc băng gạc), dụng cụ cắt móng.

Cách thực hiện

Đầu tiên, bạn thấm giấm táo vào bông gòn, rồi đặt bông lên phần móng mọc ngược. Sau đó, bạn lấy băng cá nhân hoặc gạc để cố định tầm vài tiếng. Cuối cùng, bạn tháo băng ra và dùng dụng cụ cắt móng để loại bỏ móng mọc ngược nha.

Bột nghệ và dầu mù tạt

Nguyên liệu

  • 1 muỗng cà phê bột nghệ
  • 1 muỗng cà phê dầu mù tạt
  • Dụng cụ: miếng băng dán, dụng cụ cắt móng.

Cách thực hiện

Trước hết, bạn trộn đều hai nguyên liệu lại với nhau để tạo thành hỗn hợp sệt và đồng nhất. Sau đó, bạn quét hỗn hợp lên 1 miếng băng dán, rồi quấn quanh móng mọc ngượcgiữ yên tầm 1 tiếng. Bạn nên thực hiện tầm 2 – 3 lần/ngày hoặc đến khi thấy phần thịt quanh móng bớt sưng đau, phần móng mềm thì có thể cắt bỏ dễ dàng.

Nước cốt chanh và mật ong

Nguyên liệu

  • 1 giọt nước cốt chanh
  • Mật ong
  • Dụng cụ: băng cá nhân (hoặc băng gạc), dụng cụ cắt móng.

Cách thực hiện

Bạn hãy nhỏ 1 giọt nước cốt chanh và một ít mật ong trực tiếp lên phần móng mọc ngược. Sau đó, bạn lấy băng cá nhân hoặc gạc quấn quanh phần móng mọc ngược và để qua đêm. Bạn có thể thực hiện mỗi tối đến khi tình trạng sưng đau được cải thiện. Xong thì bạn có thể cắt bỏ phần móng ấy dễ dàng.

>> Tham khảo thêm: Khắc phục móng chân mọc ngược với bông và chỉ nha khoa

Mẹo giúp không bao giờ bị móng mọc ngược

Cắt móng thẳng, không nên cắt uốn cong theo hình cong của mặt trước ngón. Bạn cũng nên cắt móng thường xuyên nhé.

Giữ móng ở độ dài vừa phải, phần móng nên bằng phần đầu ngón chân.

Không nên cắt móng quá ngắn bởi có thể dễ găm vào da khi chúng mọc dài ra.

Vệ sinh dụng cụ cắt móng sau mỗi lần sử dụng sạch sẽ với cồn để đảm bảo vệ sinh, tránh lây nhiễm.

Mang giày phải vừa với chân bởi giày sẽ tạo nhiều áp lực lên ngón chân khiến móng dài ra và đâm vào mô xung quanh.

Kiểm tra bàn chân thường xuyên, nhất là bệnh nhân tiểu đường để nhận biết ngay móng mọc ngược hoặc các vấn đề khác về chân và nhanh chóng chữa trị.

>> Có nên lấy khóe móng chân không? Hướng dẫn lấy khóe móng an toàn tại nhà

Hy vọng những chia sẻ trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích trong việc khắc phục tình trạng móng mọc ngược cũng như biết cách hạn chế tình trạng này xảy ra. Hãy thường xuyên kiểm tra móng của bản thân để phát hiện và điều trị kịp thời bạn nhé.

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *