Một năm ở tiểu học

Một năm ở tiểu học
Bạn đang xem: Một năm ở tiểu học tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại: Một năm ở tiểu học chi tiết Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập. Xin mời các thầy cô cùng các em học sinh theo dõi bài viết dưới đây.

1. Nội dung chính:

Một năm ở tiểu học thay vì kể về chuyện học hành thì nhân vật tôi hồi tưởng lại thuở vui chơi trăm tuổi ấu thơ của mình. Mặc dù có thể điều đó khiến việc học đã bỏ phí nhiều nhưng với nhân vật tôi nó cũng có những lợi ích nhất định về thể chất và tinh thần.

2. Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại: Một năm ở tiểu học:

Câu 1 (trang 127 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Lời giải chi tiết:

Một năm ở tiểu học tiểu lại chuỗi sự việc mà tác giả là người kể chuyện.

Câu 2 (trang 127 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Lời giải chi tiết:

Đó là những sự việc có thật diễn ra tại quá khứ gắn với quãng đời thơ ấu của nhân vật “tôi”.

Câu 3 (trang 127 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Lời giải chi tiết:

Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi thứ nhất là nhân vật chính trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời.

Câu 4 (trang 127 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Lời giải chi tiết:

Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm.

3. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Một năm ở tiểu học:

* Kí ức chơi đùa với bọn trẻ hàng xóm:

– Đi sớm về trễ vì mải cùng bạn thơ thẩn bờ đê tìm cỏ gà, bắt giết.

– Tối tối, hai anh em rủ nhau chơi ở cột đồng hồ.

– Lũ trẻ ở cùng bu lại chạy nhảy trên một cái nền tròn rộng, bắt cào cào, bươm bướm, dế, cà cuống.

– Chơi chán, ra bờ sông hóng gió, nhìn tàu thuyền đậu san sát, nói chuyện hoặc chơi hú tìm, đuổi bắt đến khi 9, 10 giờ tối mới về.

* Kí ức với gia đình:

– Cha mất, mẹ đi làm đi từ sáng đến tối, chỉ cặm cụi đi làm kiếm tiền nuôi gia đình.

– Mẹ không biết chữ nên không thể kiểm soát sự học của bọn trẻ.

– Nếu lê la ngoài ngõ chơi quá lâu:

+ Bà hiền từ không mắng, đến giờ thì đi gọi về.

+ Mẹ về sớm thấy sẽ quát tháo, bắt về liền, có khi quất nữa.

– Mùa đông thì ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà nghe, hết thì cầm xu đi đổi cuốn khác.

4. Tóm tắt tác phẩm “Một Năm ở tiểu học”:

4.1. Tóm tắt tác phẩm “Một Năm ở tiểu học” – Mẫu 1: 

Câu chuyện kể về những ngày học tiểu học của nhân vật tôi. Cha nhân vật tôi mất năm đó, mẹ lại ít chữ nên không ai kiểm soát hay đốc thúc việc học hành của nhân vật của tôi cả. Vì vậy, nhân vật tôi ngoài giờ đi học thường dành thời gian la cà với những đứa trẻ hàng xóm cho đến bữa cơm mới về. Có lần mẹ nhân vật tôi bắt được, mẹ quất rất đau. Khi không thể ra ngoài chơi vào mùa đông, nhân vật tôi ở nhà và đọc truyện Tàu cho cả nhà nghe. Bây giờ nhìn lại, thấy năm học đó thật lãng phí nhiều thứ, nhưng cũng có chút ích lợi là chạy nhảy nhanh nhẹn một cách tự nhiên, cũng như hiểu hơn về những đứa trẻ bình dân.

4.2. Tóm tắt tác phẩm “Một Năm ở tiểu học” – Mẫu 2:

Trong tác phẩm “Một Năm ở Tiểu Học”, nhân vật tôi thay vì kể về chuyện học hành thì thay vào đó lại hồi tưởng về những khoảng thời gian vui chơi thời thơ ấu. Mẹ của nhân vật tôi không biết chữ, đi kiếm tiền cả ngày nên không kiểm soát được việc học của con. Nhân vật tôi là một người không siêng học, đi học đều đặn nhưng lại đi sớm về trễ vì mải chơi với bạn bè. Chơi tới khi 9, 10 giờ tối mới về. Trong những ngày nghỉ, cậu chỉ có mặt lúc bữa ăn cơm, còn đâu lại ra ngoài chơi đùa với lũ trẻ trong xóm. Bà hiền từ và không bao giờ la mắng nhưng mẹ lại nghiêm khắc hơn, quát tháo, bắt phải về liền, có khi còn đánh đòn rất đau. Vào mùa đông, nhân vật tôi ở nhà và đọc truyện Tàu cho mọi người nghe. Mặc dầu có thể điều đó đã lãng phí rất nhiều cho việc học, nhưng nó cũng mang lại lợi ích nhất định về thể chất và tính tình tình cho nhân vật tôi.

4.3. Tóm tắt tác phẩm “Một Năm ở tiểu học” – Mẫu 3:

Văn bản kể về những ngày học tiểu học trong quãng đời thơ ấu của nhân vật tôi. Cha Mất năm đó, mẹ ít chữ, ngày nào cũng về nhà từ sáng sớm đến tận khuya nên không ai kiểm soát hay đốc thúc việc học của nhân vật tôi. Đầu năm học người ta cho tiền mua bút mực, sách vở và cuối năm chỉ hỏi nhân vật tôi có được lên lớp không. Khi cha mất, vì không còn ai nhắc nhở nên nhân vật tôi bỏ bê việc học một niên khóa. “Tôi” thường đi sớm, về muộn, thơ thẩn cùng bạn bè rong chơi đến tận tối muộn mới về nhà. Nhân vật tôi luôn ra ngoài đi chơi vào những ngày nghỉ và chỉ khi đến giờ ăn cơm, bà đi gọi thì mới về. Mẹ hôm nào về nhà sớm và mỗi khi bắt gặp nhân vật tôi lê la chơi ngoài ngõ là mẹ lại quát bắt về ngay. Mùa đông không ra ngoài đi chơi được nên nhân vật tôi nhà đọc Tàu cho cả nhà nghe. Nhìn lại, dù tiếc nuối nhưng nó đã để lại cho nhân vật tôi rất nhiều kỷ niệm rất ý nghĩa. Bây giờ nhìn lại năm đó, nhân vật tôi thấy tiếc vì mình đã lãng phí quá nhiều thời gian mà không học tập, nhưng lại cũng có những cái lợi của nó: chạy nhảy nhanh nhẹn hơn và sống giản dị, tự nhiên, cũng như hiểu biết hơn về những đứa trẻ bình dân. Qua đó, tác giả đề cao tầm quan trọng của việc cân bằng giữa việc học tập và vui chơi.

5. Phân tích tác phẩm “Một Năm ở tiểu học”:

5.1. Phân tích tác phẩm “Một Năm ở tiểu học” – Mẫu 1:

Nhân vật tôi trong “Một năm ở tiểu học” chính là nguyên mẫu của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời. Đoạn trích đã khắc họa hình ảnh cậu bé ở những ngày đầu của Tiểu học và cuộc sống đúng nghĩa của một đứa trẻ. Ít ai ngờ được một học giả, một nhà văn xuất sắc lại có quãng đời ấu thơ đáng nhớ như vậy. Cha mất sớm, cậu bé trong hồi ký sống nhờ bàn tay tảo tần buôn bán của người mẹ và tình yêu thương của bà. Đó là cuộc sống dù không đủ đầy vật chất nhưng lại thoải mái tinh thần khi cậu được vui chơi và có tuổi thơ đúng nghĩa bên chúng bạn. Đó là những ngày cậu bỏ bê việc học hành và tham gia những trò chơi của đám trẻ con sống lao động mùa hè Các cậu bé thường thơ thần bắt côn trùng, tụ tập, ra bờ sông, bến tàu trò chuyện, đuổi bắt. Mùa đông không ra ngoài được thì cậu ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong, nhà ngoài nghe. Nhà văn đã kể lại một cách chân thực, sinh động những hồi ức thơ ấu của mình. Quãng thời gian đó nhân vật tôi đã bỏ phí nhiều và không học hành. Nhưng xét về mặt nào đó nhân vật tôi lại cảm thấy mình có lợi khi có thể chạy nhảy nhanh nhẹn hơn, sống giản dị tự nhiên hơn, hiểu biết trẻ bình dân hơn. Qua nhân vật tôi, chúng ta có thể thấy việc dung hòa giữa các hoạt động học hành và vui chơi là vô cùng cần thiết. Nếu việc học nâng cao trí tuệ thì những hoạt động vui chơi sẽ nâng cao sức khỏe và tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ cho các em học sinh.

5.2. Phân tích tác phẩm “Một Năm ở tiểu học” – Mẫu 2:

Văn bản “Một năm ở tiểu học” của Nguyễn Hiến Lê đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Tác giả đã thuật lại quãng đời thơ ấu vào những năm tiểu học của mình một cách chân thực, sống động. Ít ai có thể ngờ rằng một học giả, nhà văn xuất sắc lại có một tuổi thơ như vậy. Cha mất sớm, nhân vật tôi do một tay mẹ tần tảo nuôi lớn. Cuộc sống những năm thiếu thời của “tôi” ở giữa ranh giới của tốt và xấu. Sau những ngày tháng lêu lổng rong chơi, cậu đã biết giật mình rồi nghĩ lại để tu chí học hành. Khi nhìn lại, cậu bé nuối tiếc việc mình đã không dành thời gian để học hành nhưng về thể chất, tính tình lại lợi hơn một chút: chạy nhảy nhanh nhẹn hơn, sống giản dị tự nhiên hơn. Từ đó tác giả muốn gửi gắm bài học giúp chúng ta nhận ra tầm quan trọng của việc kết hợp giữa học tập và vui chơi trong cuộc sống.

5.3. Phân tích tác phẩm “Một Năm ở tiểu học” – Mẫu 3: 

Khi đọc “Một năm ở tiểu học” của Nguyễn Hiến Lê, người đọc như được sống lại những ký ức của tuổi thơ mà chắc hẳn mỗi người đều có thể bắt gặp được mình ở đó. Văn bản là dòng hồi tưởng của tác giả về quãng đời thơ ấu trong những năm tiểu học. Khi cha mất, không còn người nhắc nhở nên nhân vật tôi đã bỏ bê việc học một niên khóa. Mẹ thì suốt ngày bận rộn và lo toan mọi chuyện trong gia đình, lại không biết chữ nên không thể kèm cặp. Cậu thường đi sớm nhưng về trễ, thơ thẩn cùng bạn bè rong chơi đến tối muộn mới về nhà. Ngày nghỉ, nhân vật tôi đi chơi suốt, đến bữa cơm bà đi gọi mới về. Đến khi suy nghĩ lại, tôi đã thấy đáng tiếc vì bỏ phí rất nhiều về việc học nhưng ngược lại về thể chất tính tình lại lợi hơn một chút: chạy nhảy nhanh nhẹn hơn, sống giản dị tự nhiên hơn. Qua đó nhà văn cũng muốn gửi gắm một bài học cần có sự cân bằng giữa học tập và vui chơi. Đó quả là một lời khuyên quý giá, bổ ích.