Một số giải pháp xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực

Một số giải pháp xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực
Bạn đang xem: Một số giải pháp xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Làm tốt công tác tuyên truyền và phát động thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”.

– Trong lễ khai giảng năm học mới. Mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường, các tổ chức trong nhà trường đều ký cam kết thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”. Làm sao cho mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và mọi người trong xã hội đều hiểu rõ được mục tiêu, yêu cầu và nội dung của “Trường học thân thiện-học sinh tích cực”; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phù hợp với tình hình, điều kiện của nhà trường và địa phương.

Tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương.

– Chỉ đạo việc phối hợp giữa các tổ chức: Ban văn hoá-thể thao, Đoàn Thanh niên thôn buôn, xã, Hội chữ thập đỏ và các ngành liên quan cùng với nhà trường có chương trình phối hợp tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

– Có kế hoạch cùng với nhà trường xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho học sinh, đảm bảo về cơ sở vật chất cho nhà trường đáp ứng các tiêu chí của “Trường học thân thiện- học sinh tích cực”.

Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” phải được kết hợp với việc thực hiện nhiệm vụ năm học và thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục trong năm học.

Những việc làm trên phải được thể hiện trong kế hoạch của từng cá nhân, các tổ chức trong nhà trường hàng tuần, tháng, có đánh giá nhận xét, rút kinh nghiệm vào cuối kỳ, cuối năm, đưa vào nội dung thi đua để xét khen thưởng và kỷ luật. Phân công nhiệm vụ cụ thể trong Ban Chỉ đạo để có kế hoạch theo dõi, tổ chức giám sát, chỉ đạo, đánh giá kịp thời, khách quan mang lại hiệu quả tốt. Tiếp tục thực hiện “Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường” đã được thống nhất, đặc biệt cần thực hiện tốt các quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường đã được cụ thể hoá trong quy chế.

Tiếp tục đầu tư cả sức người và tài chính để xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp, an toàn.

– Tu sửa, mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo yêu cầu về chất lượng, không chỉ phục vụ các hoạt động dạy học mà còn đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động ngoại khoá, vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ. Sửa chữa hệ thống điện, nước, bàn ghế, phòng học, đảm bảo an toàn, sạch đẹp.

– Tiếp tục đầu tư xây dựng cảnh quan môi trường đảm bảo theo các tiêu chí xanh, sạch, đẹp của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phát động cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tiếp tục ủng hộ, chăm sóc cây cảnh, cây bóng mát từ ngoài đường vào sân trường cho đến các phòng học, phòng làm việc.

– Giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường, tham mưu với địa phương có biện pháp quản lý người bán hàng rong trước cổng trường làm mất vẻ đẹp cảnh quan, làm ô nhiểm môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng trường học thân thiện.

Tập trung chỉ đạo công tác dạy và học đảm bảo tính hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp giúp các em tự tin trong học tập.

– Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học đảm bảo yêu cầu lấy học sinh làm trung tâm; khuyến khích được sự chuyên cần, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Chú trọng giúp đỡ học sinh chậm tiến, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

– Khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh làm chủ quá trình học tập của mình, biết đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học cũng như tham gia các hoạt động giáo dục có hiệu quả ngày càng cao.

Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

– Tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội trong các giờ dạy, hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần, để rèn kỹ năng ứng xử với các tình huống trong cuộc sống và thói quen, kỹ năng làm việc theo mhóm cho học sinh. Chú trọng tất cả các đối tượng học sinh, không chỉ tập trung ở một số em có kĩ năng điều hành, quản lý.

– Chú trọng thực hiện nghiêm túc chương trình bộ môn thể dục, giáo dục rèn sức khoẻ, xây dựng thói quen và ý thức bảo vệ sức khoẻ; tập huấn và luyện tập các kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn khác.

– Rèn luyện cho học sinh có kỹ năng ứng xử văn hoá; tự đấu tranh để chống hình thành các băng nhóm tội phạm, phòng ngừa bạo lực và bảo đảm một tập thể lành mạnh không có học sinh ảnh hưởng các tệ nạn xã hội.

Tăng cường công tác trang trí “lớp học thân thiện”:

Việc trang trí lớp học thân thiện nhằm tạo môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, an toàn và kích thích học sinh tích cực học tập, biết giữ gìn trường lớp của.

– Treo các khẩu hiệu mang tính giáo dục cao trên tường trang trí lớp học với đủ ánh sáng, quạt, lọ hoa, cây xanh, tạo không khí thân thiện với thiên nhiên

– Xây dựng “Tủ sách thân thiện” và “Vườn hoa học tập”, “Bảng danh dự” để phản ánh kết quả phấn đấu của mỗi học sinh nhằm tăng tinh thần học tập của các em học sinh.

– Sử dụng cuối lớp làm Bảng tin, Góc thư viện, Góc sinh nhật, Hộ thư bè bạn, … do các bạn học sinh tự tay trang trí vừa để các bạn ý thức giữ gìn vừa gắn kết các bạn lại với nhau.

2. Mục tiêu của giải pháp xây dựng “trường học thân thiện – học sinh tích cực”:

“Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” phát động nhằm xây dựng trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các thầy cô giáo phải thân thiện trong giảng dạy, thân thiện trong đánh giá học sinh, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh hứng thú học tập, biết rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó đặc biệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá, tư duy sáng tạo. Vì thế ta có thể nói: Để kết quả của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệu quả thì các biện pháp giáo dục tích cực cần được quan tâm, cụ thể hóa; trong đó chú trọng đến các biện pháp giáo dục tích cực để “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”.

3. Các tiêu chí đánh giá “trường học thân thiện – học sinh tích cực.”