Một số lưu ý khi đi máy bay

Một số lưu ý khi đi máy bay
Bạn đang xem: Một số lưu ý khi đi máy bay tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Hàng không được bình chọn là loại hình vận tải an toàn nhất, hơn cả đường sông, đường biển và đường bộ. Tuy nhiên trong loại hình vận tải này thỉnh thoảng vẫn không tránh khỏi những rủi ro. Vậy nên, việc chuẩn bị và tập cho mình kỹ năng để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp là việc cần làm. Những thông tin dưới đây chắc chắn sẽ rất hữu ích cho bạn dù bạn đã từng đi máy bay nhiều lần hay chưa:

luu-y-khi-di-may-bay

Nên thực hiện theo hướng dẫn trước chuyến bay

  1. Luôn lưu ý khi tiếp viên hướng dẫn an toàn trên máy bay. Vì dù bạn đã có kinh nghiệm hàng năm đi máy bay từ hạng trung tới hạng cao cấp thì mỗi loại máy bay đều có những hướng dẫn khác nhau. Cũng giống như mỗi loại thuốc đều có một tác dụng phụ khác nhau vậy.
  2. Tạp chí Popular Mechanics có nghiên cứu vào năm 2007 thì tỉ lệ sống sót của những người ngồi ở đuôi máy bay là 69%, ở phần cánh là 56% và phần đầu máy bay là 49%.
  3. 79 người trên 126 trong một vụ rơi máy bay năm 1989 đã thoát chết nhưng lại bị trấn thương nặng trong tư thế gập người sát đầu gối. Như vậy, hãy đặt chân thẳng trên sàn máy bay, đặt hành lí xách tay phía dưới ghế ngồi phía trước để tạo thành một cái đệm nhằm giảm va đập với chân ghế. Và lưu ý đặc biệt là đừng để bất kì một vật cứng, nhọn trong người khi lên máy bay (như một cây bút chẳng hạn).
  4. Nếu đi với em nhỏ, hãy bảo vệ mình trước rồi nghĩ tới em bé. Ví dụ như việc kéo bình oxy thở cho mình trước khi tìm cách cho em bé một bình thở oxy khác. Đây là lưu ý mà bất kì tiếp viên hàng không nào cũng luôn muốn nhấn mạnh ở tất cả những chuyến bay. Nhưng thường thì tỉ lệ làm đúng luôn là một con số rất đáng băn khoăn.
  5. “Bỏ của chạy lấy người” là phương châm tối thượng trong những trường hợp này. Đừng cố gắng vơ bất cứ tài sản gì khi chạy thoát khỏi máy bay. Vì bạn thấy đấy, trong những bộ phim hành động của Mĩ, với cảnh quay tai nạn máy bay, những kẻ cố ôm lấy kim cương hay vali tiền đều có cái chết khó coi nhất. Mà phim thì thường xây dựng trên một vài sự kiện thực tế mà.
  6. Bình tĩnh là yếu tố mà mỗi người khó kiểm soát được. Và tất nhiên, thường thì tỉ lệ tử vong tỉ lệ thuận với mức độ lo lắng của mỗi người. Điều duy nhất bạn phải cố gắng kiểm soát đó là làm theo đúng chỉ dẫn có tiếp viên. Vì khi bạn chưa thể quản lí được tinh thần khủng hoảng thì hãy làm theo người khác trước đã.
  7. Lợi ích của điều trên sẽ phát huy tác dụng trong lưu ý này. Nếu bạn lắng nghe đúng hướng dẫn của tiếp viên thì bạn sẽ biết được đi cửa thoát hiểm nào nhanh nhất. Vì thời gian thoát nạn trên máy bay thường không thể hơn 2’.
  8. Luôn để thông tin cá nhân trong người. Lí do tại sao thì bạn phải biết rồi đấy. Ít nhất, hãy để tên bạn có thể được nhắc tới cho bạn bè, người thân khỏi phải lo lắng bạn có nằm trong danh sách nạn nhân mất tích hay không?
  9. Biết bơi! Còn nếu bạn không thể thì điều thứ 9 này hoàn toàn vô dụng!

Orville Wright là một trong hai người đặt viên gạch đầu tiên cho lịch sử ngành hàng không, cũng là nạn nhân đầu tiên của vụ tai nạn máy bay năm 1908. Trong 568 vụ rơi máy bay từ 1993 – 2000 được Mĩ nghiên cứu có 90% nạn nhân sống sót.

Tất nhiên, xét về tỉ lệ tử vong, các nghiên cứu cho thấy tính an toàn của vận chuyển hàng không vẫn là cao nhất trong các hình thức vận chuyển. Và chắc chắn là không ai mong muốn một chuyến bay không tốt lành cả nhưng cho dù tỉ lệ rủi ro trong vận tải hàng không là 1% đi chăng nữa thì việc ngồi lại một lúc, thêm vào cẩm nang du lịch cá nhân đôi điều gạch đầu dòng phía trên cũng là một việc khiến bạn cảm thấy chuyến đi thêm an toàn hơn.

 (Tổng hợp từ nhiều nguồn)