Bạn đang xem bài viết: Mức độ nguy hiểm của dị vật trong mũi ở trẻ và cách xử trí an toàn tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Dị vật trong mũi rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng tránh và xử lý vấn đề này cũng như chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong bài viết này nhé!
1Nguyên nhân xuất hiện dị vật trong mũi
Có nhiều nguyên nhân làm xuất hiện dị vật ở mũi, tuy nhiên hầu hết đều do trẻ tò mò mà nhét các đồ vật vào mũi. Hoặc bị bạn bè đùa giỡn và nhét vật lạ vào mũi trẻ khi đi học mẫu giáo. Đặc biệt là những đồ chơi, đồ vật nhỏ rất dễ mắc kẹt vào mũi khi trẻ đang chơi và lỡ tay bỏ vào.
Điều mà ba mẹ cần chú ý ở vấn đề này chính là không được la mắng khi trẻ có dấu hiệu đưa đồ vật vào mũi, miệng hoặc tai. Bởi vì việc này dễ dẫn đến tâm lý sợ hãi và nếu có dị vật trong mũi thì trẻ sẽ không dám nói, từ đó khiến việc phát hiện và xử lý bị chậm trễ.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng có thể làm xuất hiện dị vật trong mũi trẻ chính là các tai nan. Khi trẻ bị ngã hoặc bị đánh bằng vật gì đó vào mặt, các vật lạ có thể từ đó chui thẳng vào khoang mũi mà trẻ không hề hay biết.
Chơi đồ chơi nhỏ là một nguyên nhân gây nên dị vật mũi
2Những dị vật trong mũi thường gặp
Mọi thứ đều có thể trở thành dị vật và kẹt trong mũi trẻ nếu kích thước đủ nhỏ và có thể lọt vào mũi. Dưới đây là một số dị vật thường gặp:
- Đồ bằng nhựa hoặc kim loại: viên bi, miếng đồ chơi nhỏ, các hạt ngọc trai nhỏ, khuy áo, hạt cườm, dây thép, bông tai bằng nam châm,…
- Khăn giấy, bông gòn, cục tẩy (gôm)
- Các loại đồ ăn: sợi mì, cơm,…
- Đất nặn (đất sét)
- Đá cuội, sỏi nhỏ
- Pin cúc áo, pin máy trợ thính,…
Riêng đối với pin cúc áo, đây là một loại dị vật trong mũi rất nguy hiểm, có thể làm tổn thương nghiêm trọng đến mũi trẻ nếu ở trong mũi ít nhất 4 tiếng. Vì thế, pin cúc áo cần được tuyệt đối để xa tầm tay trẻ em.
Hạt cườm là một loại dị vật mũi thường gặp
3Làm thế nào để phát hiện dị vật trong mũi?
Có nhiều dấu hiệu cho thấy dị vật bị mắc trong mũi. Người lớn rất dễ để cảm nhận và phát hiện có vật gì trong mũi hay không. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, hầu hết đều chưa đủ nhận thức cũng như không hiểu được sự nguy hiểm khi có dị vật trong mũi.
Do đó, các bé thường không để tâm hoặc chỉ cảm thấy khó chịu rồi dụi mũi hoặc khóc một tí là xong. Vì thế, ba mẹ cần đặc biệt để tâm đến trẻ để xử lý kịp thời, thông qua một số dấu hiệu cơ bản dưới đây.
Trẻ bị chảy máu mũi
Chảy máu chính dấu hiệu cho thấy dị vật đã làm tổn thương, gây trầy xước mũi của trẻ. Đây có thể là dị vật sắc nhọn hoặc do trẻ khó chịu rồi hắt xì, dụi mũi.
Nếu trẻ có dấu hiệu buồn nôn và không có nguyên nhân nào khác dẫn đến trẻ bị chảy máu mũi, thì ba mẹ cần lưu ý rất có thể đã có dị vật trong mũi trẻ.
Dị vật trong mũi làm trẻ chảy máu mũi
Chảy nước mũi, nhiễm trùng
Khi có dị vật trong đường thở sẽ kích thích niêm mạc mũi tiết nhiều chất nhầy hơn bình thường, khiến tình trạng chảy nước mũi diễn ra thường xuyên hơn. Nước mũi có thể là màu trong hoặc có xuất hiện màu xám.
Nếu nước mũi có mùi hôi khó chịu thì rất có thể dị vật trong mũi đã làmnhiễm trùng đường mũi trẻ. Ba mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được xử lý ngay lập tức.
Triệu chứng khó thở
Nếu dị vật có kích thước lớn hơn mũicủa trẻ thì sẽ dễ làm trẻ cảm thấy khó thở. Vì những dị vật này làm tắc nghẽn đường thở từ mũi, khiến oxy khó đi vào mũi, từ đó làm trẻ không thể thở được như bình thường.
Đôi khi dị vật có thể đi xuống họng và tắc tại đây, cũng dẫn đến tình trạng khó thở ở trẻ. Điều này cũng làm trẻ khó khăn trong việc nói chuyện.
Ngoài ra cũng có một số biểu hiện cho thấy dị vật trong mũi khác như là: ngủ ngáy, khi thở có tiếng rít phát ra từ mũi, đau mũi một bên, sốt, dùng tăm bông ngoáy mũi thì cảm thấy bị cấn,…
4Dị vật trong mũi có rơi xuống phổi không?
Di vật khi chui vào mũi có thể đi xuống họng nếu kích thước đủ nhỏ, trẻ sẽ nuốt xuống dạ dày hoặc nguy hiểm hơn là dị vật rớt xuống phổi. Một khi dị vật đi vào phổi, sẽ làm tắc nghẽn đường hô hấp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
5Sự nguy hiểm của dị vật mũi
Hầu hết các trường hợp dị vật trong mũi đều có hậu quả không quá nghiêm trọng, thường xảy ra ở trẻ từ 1 – 7 tuổi. Tuy nhiên, những trẻ có khả năng cầm nắm đồ vật ở dưới 1 tuổi cũng có thể làm xuất hiện dị vật ở mũi, bởi sự lỡ tay cho vật lạ vào mũi của trẻ.
Khi dị vật mắc kẹt trong mũi ở thời gian đầu, hầu như không có triệu chứng gì bất thường, nhưng càng để lâu thì triệu chứng càng rõ. Ví dụ như chảy máu, nhiễm trùng,… thậm chí gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Nếu dị vật từ mũi rơi xuống phổi sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp của trẻ.
Một số biến chứng khác nếu dị vật trong mũi lâu ngày hoặc không được xử lý đúng cách: viêm xoang mũi, chuyển thành dị vật đường thở hay dị vật đường ăn.
Vì thế, việc quan tâm, quan sát cũng như để ý những dấu hiệu bất thường ở trẻ là hết sức quan trọng. Để phát hiện và xử lý kịp thời, nhanh chóng dị vật kẹt trong mũi và không để lại hậu quả gì nghiêm trọng.
6Mẹo lấy dị vật trong mũi cho trẻ
Đầu tiên, ba mẹ không được quát mắng trẻ mà cần nhẹ nhàng xử lý để trẻ không bị lo sợ dẫn đến dị vật có thể bị kẹt vào sâu trong mũi hơn. Có một số cách lấy dị vật trong mũi trẻ đơn giản, có thể thực hiện tại nhà, mời ba mẹ cùng tham khảo ngay dưới đây.
Nếu dị vật nhỏ, nằm gần ở ngoài, thì hãy bịt một bên mũi và hướng dẫn trẻ xì mũi thật mạnh để đẩy dị vật ra ngoài. Tuy nhiên, nếu trẻ hít ngược lại, sẽ làm cho dị vật càng đi sâu vào trong mũi, vì thế ba mẹ cần hướng dẫn kỹ để trẻ xì mũi đúng cách nhất.
Nếu dị vật có thể nhìn thấy từ bên ngoài, đủ nhỏ và không quá sâu, ba mẹ có thể dùng nhíp và gắp dị vật ra ngoài một cách nhẹ nhàng, cẩn thận. Ở cách này, không nên thực hiện quá mạnh tay vì có thể không lấy được dị vật trong mũi ra ngoài mà còn chui vào sâu hơn.
Một số lưu ý khi lấy dị vật tại nhà:
- Không dùng tăm bông để ngoáy vì khả năng cao dị vật sẽ chui ngược vào trong hơn là được lấy ra ngoài.
- Hướng dẫn trẻ không nên thở mạnh mà nên thở nhẹ nhàng để không làm dịch chuyển dị vật vào trong.
- Các vật dụng cần được vệ sinh, sát trùng sạch sẽ trước khi thực hiện lấy dị vật.
7Khi nào cần đến bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp bị dị vật trong mũi đều nên gặp bác sĩ để được xử lý và hướng dẫn chăm sóc trẻ sau đó một cách an toàn nhất.
Nếu dị vật ở sâu bên trong và không tự lấy được tại nhà thì cần tìm đến bác sĩ càng nhanh càng tốt.
Trường hợp, dị vật ở trong mũi quá lâu gây nên các tình trạng: đau, chảy nước mũi, chảy máu mũi,… thì cần gặp bác sĩ ngay để được chữa trị kịp thời, tránh để lại các biến chứng không tốt sau này.
Tốt nhất nên đưa trẻ đến bác sĩ để lấy dị vật ở mũi
Phía dưới một lỗ mũi bị rát đỏ, áp lực xoang tăng lên mà không tìm được nguyên nhân thì cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Một số trường dị vật trong mũi cần được cấp cứu ngay:
- Di vật di chuyển xuống họng và trẻ cảm thấy ngạt thở.
- Nuốt dị vật: cần gặp bác sĩ cấp cứu ngay vì có thể rơi xuống thực quản hay phổi.
- Khi dị vật là hóa chất hoặc pin
- Hạt đậu kẹt trong mũi: cần cấp cứu vì đậu trong môi trường ẩm dễ nở ra gây tắc nghẽn đường thở của trẻ.
8Cách phòng tránh trẻ bị dị vật mũi
Dị vật trong mũi thường không quá nguy hiểm nếu được xử lý kịp thời, tuy nhiên cẩn thận vẫn hơn. Vì thế, nắm được các cách phòng tránh dị vật ở mũi ở trẻ là hết sức cần thiết. Dưới đây là một số cách cơ bản:
- Giáo dục, hướng dẫn trẻ không ngậm, không đưa bất cứ đồ vật nào vào mũi, miệng và tai.
- Không cho trẻ chơi các loại đồ chơi quá nhỏ (ví dụ: viên bi)
- Cần quan sát thật cẩn thận khi trẻ chơi một mình hoặc chơi cùng bạn bè.
- Không để trẻ vừa ăn, vừa chơi hoặc các hoạt động khác để không bị hóc, bị sặc làm thức ăn mắc kẹt vào đường thở.
- Thức ăn của trẻ nên được chế biến kỹ, mềm để trẻ dễ nhai và nuốt, hạn chế cho trẻ ăn các loại hạt, đậu.
9Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Hy vọng thông qua bài viết này, ba mẹ đã có thêm thông tin về dị vật trong mũi ở trẻ, biết cách phòng ngừa và xử lý tại nhà nếu gặp phải vấn đề này. Nhớ hạn chế cho trẻ chơi một mình hoặc chơi những vật nhỏ để tránh bị dị vật mũi nhé!
Các bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Mai Thu tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
- Lời khuyên cho trẻ đổ mồ hôi trộm đến từ Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng
- Bổ sung gì cho trẻ kém hấp thu?
- Các phòng khám tai mũi họng uy tín TPHCM ba mẹ có thể đưa trẻ đến lấy dị vật
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mức độ nguy hiểm của dị vật trong mũi ở trẻ và cách xử trí an toàn của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.