Gần đây, nhiều mẹ bỉm truyền tai nhau về mũi tiêm giúp đẻ không đau với chi phí gần 2 triệu đồng mà mẹ khoẻ, con khoẻ. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Phương pháp giúp mẹ đẻ không đau đang được truyền tai nhau chính là phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Đây là kỹ thuật gây tê được áp dụng phổ biến ở hầu hết các sản phụ sinh thường tự nhiên. Khi sử dụng dịch vụ này, sản phụ sẽ được giảm bớt đau đớt trong quá trình vượt cạn và có những giây phút thoải mái hơn khi trẻ chào đời.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Gây tê ngoài màng cứng là gì?
Gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật gây tê vùng, được thực hiện thông qua việc đưa thuốc tê vào bên trong khoang màng cứng để ức chế dẫn truyền thần kinh ở vùng nhất định của cơ thể do các rễ thần kinh điều khiển.
Đây được xem là một trong những phương pháp hiệu quả nhất và có tính linh hoạt cao trong lĩnh vực gây mê hiện nay khi có thể thực hiện ở bất kỳ vị trí nào của cột sống và ứng dụng nhiều trong lâm sàng.
Gây tê ngoài màng cứng cho phép kỹ thuật viên có nhiều lựa chọn hơn để giảm đau, vô cảm, chẩn đoán và chữa trị các bệnh lý mãn tính hoặc nhiều hội chứng khác. Kỹ thuật này còn được sử dụng kết hợp với gây mê nội khí quản giúp giảm độ sâu gây mê, ổn định huyết động hơn trong quá trình gây mê. Hơn nữa, kỹ thuật này cũng mang lại hiệu quả cao trong giai đoạn đau cấp tính sau mổ, giúp mẹ bầu có cảm giác đẻ không đau.
Hiện nay, kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng dùng nhiều trong việc kiểm soát các cơn đau cấp tính sau phẫu thuật, đặc biệt là các cuộc phẫu thuật lớn ở các vùng cơ thể như bụng, ngực và chi dưới.
Ưu và nhược điểm của gây tê ngoài màng cứng
Ưu điểm của gây tê ngoài màng cứng
Gây tê ngoài màng cứng giúp sản phụ giảm đau hiệu quả xuyên suốt quá trình chuyển dạ. Bằng kỹ thuật này, bác sĩ có thể kiểm soát được hiệu quả giảm đau thông qua điều chỉnh linh hoạt liều lượng và cường độ thuốc khi dùng theo hướng tốt nhất cho các sản phụ và thai nhi.
Sản phụ sau khi được tiêm vẫn sẽ tỉnh táo và ý thức được toàn bộ quá trình chuyển dạ và sinh con nhờ hiệu quả của thuốc chỉ khu trú ở một vùng.
Nhược điểm của gây tê ngoài màng cứng
Khi thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng, sản phụ phải nằm tư thế nghiêng người, cong lưng và hai đầu gối phải co sát lên cao trong lúc bác sĩ gây tê, điều này sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở và khó chịu cho bụng bầu.
Do ảnh hưởng của thuốc, mẹ bầu cũng có thể có những cơn co tử cung, làm cuộc chuyển dạ kéo dài hơn. Bác sĩ sẽ theo dõi tần số và cường độ cơn co tử cung bằng monitoring và điều chỉnh bằng thuốc để khắc phục tình trạng này của mẹ bầu.
Khi dùng thuốc, mẹ bầu có thể sẽ xuất hiện tình trạng ngứa, đặc biệt ở vùng mặt và cũng có thể khiến buồn nôn nhẹ. Mẹ bầu có thể sẽ mất cảm giác buồn tiểu sau khi gây mê, ảnh hưởng đến quá trình tiểu tiện vì vậy cần chỉ định đặt ống thông tiểu để hỗ trợ mẹ bầu tốt nhất.
Sau khi sinh, mẹ bầu có thể gặp hiện tượng đau đầu, nếu chỉ xuất hiện thoáng qua và ở mức độ nhẹ thì mẹ bầu không cần đến bệnh viện điều trị, bệnh sẽ tự hết và không để lại di chứng. Nếu tần suất trở nên nhiều hơn, mẹ bỉm có thể dùng thuốc, truyền dịch, điều chỉnh tư thế nằm, cách ăn uống và nghỉ ngơi,…
Một số câu hỏi thường gặp
Đẻ không đau mất bao nhiêu tiền?
Đẻ không đau mất bao nhiêu chi phí sẽ phụ thuộc vào phương pháp sinh mà mẹ lựa chọn (sinh thường hay sinh mổ) và bệnh viện mà mẹ chọn (bệnh viện công, bệnh viện tư hay dịch vụ cao cấp). Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình để đưa ra lựa chọn hợp lý nhất. Chi phí để thực hiện kỹ thuật này có giá dao động khoảng từ 1 – 2 triệu đồng.
Lúc tiêm có đau không?
Để thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ gây mê sẽ sử dụng một bộ dụng cụ chuyên dụng, có sử dụng thuốc gây tê vùng đi kim tiêm nên sản phụ sẽ không cảm thấy đau hoặc chỉ thấy châm chích nhẹ ở vùng lưng.
Gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng đến em bé không?
Gây tê ngoài màng cứng chỉ ngăn chặn đường dẫn truyền thần kinh ở sản phụ, hoàn toàn không gây hại cho trẻ. Ngoài ra, cần giữ ổn định và theo dõi thường xuyên huyết áp của mẹ để có thể điều chỉnh bằng thuốc cho an toàn hơn.
Tiêm xong mẹ sẽ không đau khi đẻ nữa?
Khoảng 10 phút sau khi gây tê, cơn đau do cơn co tử cung của sản phụ sẽ giảm đi và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, sẽ có 1 trong 20 sản phụ xuất hiện tình trạng giảm đau một bên cơ thể hoặc ít giảm đau sau khi gây tê, sau đó bác sĩ gây mê sẽ phải thực hiện thêm một thủ thuật khác để đảm bảo rằng hiệu quả giảm đau được tốt hơn.
Dù hiệu quả gây tê ở trạng thái tốt nhất thì đến cuối cuộc chuyển dạ sản phụ sẽ cảm thấy tức nặng vùng hậu môn, âm đạo và đó chính là động lực để mẹ có thể rặn đẩy em bé ra ngoài.
Vừa rồi là thông tin về kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng và thông tin về mũi tiêm giúp mẹ không đau khi đẻ. Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu đã có cho mình một cẩm nang thật hữu ích cho quá trình đón con yêu ra đời an toàn và thoải mái!
Nguồn: Báo Phụ Nữ Việt Nam
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn