1. Mỹ học là gì?
Theo định nghĩa khoa học: “Mỹ học là khoa học về bản chất của ý thức thẩm mỹ và hoạt động thẩm mỹ của con người, nhằm khám phá, phát minh ra những giá trị trên cơ sở quy luật của cái đẹp, trong đó có nghệ thuật là giá trị cao nhất”.
Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia đưa ra lời giải về Mỹ học là gì? như sau: “Mỹ học là bộ môn khoa học có tính lý thuyết về sự nhận thức và thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật và trong xã hội. Thuật ngữ này là một phát kiến của triết gia người Đức Alexander Baumgarten, dùng để đặt tên cho tác phẩm Aestheticä (Mỹ học) của ông (1750–1758). Ông dùng từ “mỹ học” cho lý thuyết về nghệ thuật tự do hay khoa học về cái đẹp nhận thức được. Trong quá trình sử dụng và nghiên cứu, định nghĩa từ “mỹ học”, người ta ví mỹ học như cái cây có nhiều cành và luôn luôn phát triển vì mỹ học luôn tồn tại trong xã hội, trong thiên nhiên và nghệ thuật.”
Trong thời kỳ ngày nay, thuật ngữ Mỹ học này được xem xét với nghĩa rộng hơn lý thuyết về mỹ thuật bởi nó bao hàm cả lý thuyết về cái đẹp cụ thể trong tự nhiên và lý thuyết về cái đẹp trừu tượng. Ta có thể lấy ví dụ về vẻ đẹp tinh thần hay vẻ đẹp trí tuệ là vẻ đẹp trừ tượng. Tuy nhiên, cái đẹp đó phải được coi là đối tượng của sự nghiên cứu triết học hay khoa học. Nói đến nghệ thuật là ta đang nói đến cái đẹp. Nghệ thuật là nơi cao nhất tập trung những mối quan hệ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực. Cái đẹp gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật nhưng cái đẹp và nghệ thuật là hai phạm trù khác nhau. Từ đó có thể rút ra, mỹ học là khoa học của cái đẹp.
2. Nguồn gốc hình thành và sự phát triển của mỹ học:
2.1. Quan niệm về mỹ học trước Mác:
– Mỹ học thời Hy Lạp – La Mã cổ đại: Tư tưởng mỹ học thời kỳ Hy Lạp – La Mã cổ đại đã đặt ra nhiều vấn đề quan trọng về bản chất, vai trò của nó đối với xã hội, đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển cả về sau này.
– Mỹ học thời Trung cổ: Trong thời Trung Cổ, triết học duy tâm chiếm ưu thế, còn mỹ học và lý thuyết nghệ thuật tiến bộ đã bị thần học duy tâm bóp nghẹt.
– Mỹ học thời Phục hưng: Thời kỳ Phục hưng là thời kỳ nảy sinh các mối quan hệ tư bản chủ nghĩa ở châu Âu. Đây là thời kỳ tư tưởng thẩm mỹ duy vật phát triển mạnh mẽ trên cơ sở tiếp thu tư tưởng duy vật thời Cổ đại.
– Mỹ học chủ nghĩa Cổ điển: Nước Pháp thế kỷ 17 là quê hương của những ý tưởng thẩm mỹ Cổ điển. Giá trị cơ bản của mỹ học Cổ điển là họ tôn thờ lý trí, coi lý trí là thẩm phán tối cao của sáng tạo nghệ thuật. Họ giáng một đòn chí mạng vào nghệ thuật và tôn giáo phong kiến vô chính phủ.
– Mỹ học thời Khai sáng: Chủ nghĩa Khai sáng ra đời vào thế kỷ 18 trong cuộc đấu tranh chống lại các khuynh hướng lý tưởng hóa của Chủ nghĩa Cổ điển. Đại diện của nó là những người mang tư tưởng khai sáng – ủng hộ nền văn minh của nhân dân. Đây là thời kỳ hình thành nền tảng lý luận của mỹ học. Thẩm mỹ được tách ra khỏi triết học để tồn tại như một khoa học độc lập. Người đầu tiên làm điều này là giáo sư thẩm mỹ người Đức tên là Baumgarten.
– Mỹ học Duy tâm Cổ điển Đức: Với tư tưởng mỹ học và lý luận nghệ thuật Đức cuối XVIII đầu XIX, tư tưởng mỹ học nhân loại đạt tới mức phát triển cao.
– Mỹ học Dân chủ Cách mạng Nga: Đây là giai đoạn cao nhất của quá trình phát triển học thuyết về nghệ thuật duy vật trước Mác.
2.2. Mỹ học từ thời C.Mac-PH Ăngghen-V.I.Lenin đến nay:
– Trường phái Văn hóa – lịch sử: Người khởi xướng trường phái này là H.Taine (1828-1893), một sử gia và học giả nghệ thuật người Pháp. Ông muốn đưa các phương pháp khoa học tự nhiên vào nghiên cứu nghệ thuật. Nhà thẩm mỹ (mỹ học) có thiện cảm với mọi loại hình nghệ thuật và mọi trường phái, ngay cả khi chúng đối lập nhau… Nó hoạt động giống như thực vật học, nghiên cứu về cây cam và cây nguyệt quế, cây thông. và cây bạch dương có mối quan tâm ngang nhau… Quan niệm này dẫn đến chủ nghĩa chủ quan trong nghiên cứu nghệ thuật và làm phẳng mọi phong trào nghệ thuật.
– Chủ nghĩa so sánh: Người sáng lập chủ nghĩa này là T.Benfei (1809-1881), một nhà nghiên cứu ngữ văn người Đức. Ông đề xướng lý luận về sự vay mượn, sự di chuyển các cốt truyện từ Đông sang Tây. Quan niệm đó cho rằng nghệ thuật dân tộc này được tạo ra bằng cách bắt chước các dân tộc khác mà có.
– Trường phái tâm lý học: Người tiêu biểu cho trường phái này là A.Potebnia (1856-1918), là một nhà nghiên cứu ngữ văn nổi tiếng người Nga. Ông cho rằng:Sáng tạo nghệ thuật là sự tự thể hiện thế giới nội tâm của tác giả; tất cả các tác phẩm đều mang tính chất tự truyện; Tự quan sát là nguồn sáng tạo chân thực và ý nghĩa nhất…tâm hồn duy nhất quan sát và nhận thức được chính là tâm hồn của chính chúng ta. Nếu như chúng ta hiểu biết lẫn nhau, thì đó chỉ là chúng ta hiểu biết được tâm hồn mình… theo nghĩa này, những tác phẩm thơ ca mang tính tự thuật ở mức độ cao nhất. Tuyệt đối hóa trạng thái tâm lý sáng tạo của người nghệ sĩ, trường phái này thu hẹp đối tượng miêu tả của nghệ thuật vào khuôn khổ thể hiện thế giới nội tâm của chính người nghệ sĩ, từ đó tước bỏ bản chất và chức năng xã hội của nghệ thuật.
– Chủ nghĩa trực giác là phong trào mỹ học có ảnh hưởng lớn nhất trong xã hội tư sản thế kỷ XX. Ông tổ của chủ nghĩa này là H.Bergson (1859-1941) nhà triết gia duy tâm thần bí của Pháp. Ông cho rằng lý tính là kim chỉ nam đáng tin cậy cho con người trong thực tiễn đời sống bởi nó phân loại đối tượng dưới góc độ vụ lợi, có ích.
– Chủ nghĩa Freud (Phân tâm học) rất được phổ biến ở các nước tư bản giải đoạn này. Người đề xướng chủ nghĩa này là D.Freud (1856-1939) bác sĩ tâm thần người Áo. Ông cho rằng động lực chi phối con người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi là bản năng. Bản năng chi phối toàn bộ hoạt động con người trong đó có cả hoạt động nghệ thuật.
– Chủ nghĩa cấu trúc là một khuynh hướng thịnh hành trong văn học tư sản hiện đại. Tiểu biểu cho chủ nghĩa này là Bendơ, Caidơ, Xtaigơ, Bactơ. Họ quan niệm tác phẩm nghệ thuật là một “cấu trúc ngôn ngữ khép kín”. Nó là một hộp đen không liên quan đến chủ thể và khách thể. Họ đối lập nội dung và hình thức.
Như vậy, có thể thấy mỹ học phương Tây tư sản hiện đại có rất nhiều trường phái, nhiều thể loại mà ta có thể thu gom được nhiều điều hợp lý ở những trường phái này, nhưng về cơ bản là những trường phái duy tâm, siêu hình, phiến diện cực đoan.
3. Nội dung mỹ học:
– Mỹ học nghiên cứu ý thức thẩm mỹ của con người. Mỹ học nghiên cứu các cấp độ hoạt động của ý thức thẩm mỹ của con người với tư cách là một chủ thể thẩm mỹ, bao gồm: đặc điểm của ý thức thẩm mỹ, cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ.
– Mỹ học nghiên cứu các phạm trù mỹ học. Mỹ học nghiên cứu các phạm trù thẩm mỹ với tư cách là công cụ tư duy để nhận thức, đánh giá các hiện tượng thẩm mỹ trong đời sống và nghệ thuật. Thẩm mỹ nghiên cứu nghệ thuật như một lĩnh vực thẩm mỹ.
– Mỹ học nghiên cứu bản chất, đặc điểm của nghệ thuật – lĩnh vực hoạt động trung tâm tạo ra các giá trị theo quy luật của cái đẹp.
4. Đối tượng mỹ học:
Mỹ học với tư cách là một phạm trù khoa học, cụ thể là khoa học của cái đẹp. Vì vậy, muốn tồn tại, mỹ học cũng phải có đủ 3 điều kiện cơ bản như điều kiện tồn tại của một khoa học. Đó là:
– Có một phạm vi (đối tượng) nghiên cứu.
– Có nhu cầu nghiên cứu về đối tượng.
– Có phương pháp nghiên cứu về đối tượng.
Như vậy, đối tượng của mỹ học là một trong 3 điều kiện xác định sự tồn tại của một khoa học. Xác định đối tượng của mỹ học cũng chính là xác định phạm vi nghiên cứu của nó. Xác định đối tượng của mỹ học tức là trả cho câu hỏi: mỹ học nghiên cứu những gì?
Theo Quan niệm của mỹ học Mácxít, con người là chủ thể của mỹ học, đồng hóa thế giới về mặt thẩm mỹ. Những phương diện của chủ thể thẩm mỹ mà mỹ học cần nghiên cứu hay chính là đối tượng của mỹ học gồm: Ý thức thẩm mỹ (Cảm xúc thẩm mỹ; Thị hiếu thẩm mỹ; Quan điểm thẩm mỹ; Lí tưởng thẩm mỹ) và hoạt động thẩm mỹ (Hoạt động thực tiễn vật chất; Hoạt động khoa học; Hoạt động sinh hoạt và đời sống; Hoạt động sáng tạo nghệ thuật)