Máy đo huyết áp là một trong những thiết bị cần thiết trong những gia đình có người già hoặc người mắc các bệnh liên quan đến huyết áp. Vậy nên mua máy đo huyết áp cơ hay điện tử, cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1 Máy đo huyết áp cơ là gì?
Định nghĩa
Máy đo huyết áp cơ là một thiết bị dùng để đo huyết áp, hoạt động bằng cách tạo ra một áp lực lớn hơn áp suất tâm thu dự kiến, ngăn chặn sự chuyển động của dòng máu, sau đó giảm từ từ áp lực để giúp người đo đọc được chỉ số huyết áp đúng nhất.
Cách sử dụng máy đo huyết áp cơ sẽ khó hơn so với máy đo huyết áp điện tử. Trong quá trình sử dụng, bạn cần nhờ sự trợ giúp của một thân trong gia đình hoặc một người nào đó.
Ưu điểm
- Máy đo huyết áp cơ có giá thành rẻ hơn so với máy huyết áp điện tử.
- Là một trong những máy xuất hiện lâu đời được nghiên cứu với độ chính xác cao, là máy được sử dụng tại các bệnh viện.
- Máy có thể chịu va đập cao hơn so với các dòng máy khác.
Nhược điểm
- Nếu bạn không qua đào tạo hoặc không có kinh nghiệm thì sẽ không sử dụng được máy đo huyết áp cơ.
- Bạn không thể tự đo cho mình được, vì độ chính xác khi tự mình đo sẽ bị sai lệch khá nhiều. Do vậy khi đo bạn cần người hỗ trợ.
- Máy sẽ không có chức năng cảnh báo nhịp tim bất thường, kết quả dựa vào kết luận của người đo.
2 Máy đo huyết áp điện tử là gì?
Định nghĩa
Máy đo huyết áp điện tử (hay máy đo huyết áp tự động) là thiết bị dùng để đo huyết áp tăng hoặc giảm của con người trong một thời gian nhất định. Dựa vào các dao động, máy sẽ sử dụng thuật toán phân tích đưa các chỉ số lên trên màn hình.
Máy đo huyết áp điện tử có 2 loại: Máy đo huyết áp bắp tay và máy đo huyết áp cổ tay. Cả 2 sản phẩm này đều cho kết quả đo huyết áp tương đối chính xác và dễ dàng sử dụng.
Máy có hai chức năng là đo huyết áp và nhịp tim ngay tại nhà mà không cần đến bệnh viện, là thiết bị hỗ trợ chăm sóc sức khỏe nhanh chóng và tiện lợi.
Ưu điểm
- Nhỏ gọn, giúp người dùng dễ dàng mang theo và có thể sử dụng bất cứ lúc nào cần.
- Máy cho độ chính xác cao và tự động hiển thị kết quả trên màn hình LCD.
- Người dùng có thể tự đo mà không cần nhờ sự trợ giúp của người khác.
- Máy có bộ nhớ lưu kết quả để so sánh cũng như kiểm soát sức khỏe trong mức an toàn.
- Đặc biệt có chế độ cảnh báo quấn vòng bít chưa chính xác và nhịp tim bất thường.
Nhược điểm
- Chi phí của một máy đo huyết áp điện tử cao hơn máy đo huyết áp cơ.
- Độ bền của máy sẽ không được lâu như máy huyết áp cơ.
- Độ chính xác của kết quả đo sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tư thế ngồi đo hoặc tình trạng pin.
- Kết quả đo sẽ không được chính xác cao như máy đo huyết áp cơ hoặc thủy ngân.
3 So sánh máy đo huyết áp cơ và máy đo huyết áp điện tử
Máy đo huyết điện tử |
Máy đo huyết áp cơ |
|
Đối tượng sử dụng | Phù hợp với tất cả mọi người, cần sự tiện lợi trong khi đo. | Phù hợp với tất cả mọi người, nhu cầu về độ chính xác cao hơn. |
Kích thước | Đơn giản, gọn nhẹ. | Khá nhiều thiết bị, cồng kềnh. |
Độ chính xác | Có độ sai lệch cao hơn so với máy đo huyết áp cơ. | Có độ sai lệch thấp hơn so với máy đo huyết áp điện tử. |
Tiện ích đi kèm | Trang bị chức năng cảnh báo nhịp tim bất thường, cảnh báo vòng quấn chưa chính xác hay khả năng lưu kết quả từ các lần đo trước. | Tích hợp thêm hức năng đo mạch, giúp chăm sóc toàn diện hơn cho sức khoẻ của người bệnh. |
Cách đo | Đo liên tục, tự đo, không yêu cầu quá cao về kinh nghiệm nên thích hợp với nhiều đối tượng hơn. | Đo liên tục, cần người trợ giúp và yêu cần kinh nghiệm về sử dụng máy như: các nhân viên y tế, ở trạm y tế, bệnh viện… |
Mức giá | Có giá thành từ 500.000 – 2.000.000 đồng (cập nhập vào 27/08/2022). | Có giá thành từ 200.000 – 2.500.000 đồng (cập nhập vào 27/08/2022). |
4 Nên mua máy đo huyết áp cơ hay điện tử?
Việc chọn mua máy đo huyết áp cơ hay điện tử sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và khả năng sử dụng sản phẩm. Mỗi máy điều có ưu và nhược điểm khác nhau để bạn lựa chọn và quyết định xem thiết bị nào là phù hợp nhất:
Nếu bạn cần đo liên tục và tự do, không cần người hỗ trợ thì có thể suy nghĩ đến máy đo huyết áp điện tử bởi vì bạn chỉ cần quấn vòng bít đúng cách thì kết quả sẽ hiện thị trên màn hình LCD.
Đối với máy đo huyết áp điện tử, bạn có thể mang theo khi đi du lịch hoặc di chuyển xa. Máy đo huyết áp điện tử không yêu cầu quá cao về kinh nghiệm sử dụng, do vậy mà rất tích hợp với nhiều đối tượng.
Còn máy đo huyết áp cơ sẽ thích hợp đối với những người có kinh nghiệm, chuyên nghiệp như các nhân viên y tế ở các bện viện, trạm y tế,…
Máy đo huyết áp cơ khó sử dụng bởi vì đo bằng quả bóp, nhưng chúng đem lại kết quả chính xác cao so với máy đo huyết áp điện tử. Kết quả đo của máy huyết áp cơ sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm đọc của người hỗ trợ.
- Top 3 máy đo huyết áp tốt nhất đang kinh doanh tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
- Nên mua máy đo huyết áp cổ tay hay bắp tay?
- Các tiêu chí cần biết để chọn mua máy đo huyết áp tại nhà
Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về 2 loại máy đo huyết áp và có quyết định chọn mua chính xác. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết nhé!