Dù đi làm hay ở nhà rất nhiều người có thói quen và thích uống cà phê vào buổi sáng, vậy uống ca phê trước hay sau khi ăn sáng là tốt, cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Cà phê là loại thức uống có nhiều lợi ích cho sức khoẻ, được rất nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên bữa sáng là bữa quan trọng trong ngày, nếu uống cà phê vào buổi sáng thì uống trước hay sau khi ăn là tốt. Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.
Thành phần dưỡng chất có trong cà phê
Trong cà phê có chứa thành phần các chất dinh dưỡng hữu ích không chỉ đối với cơ thể mà còn rất tốt trong cuộc sống hàng ngày.
Cứ trong 100g cà phê nó chứa khoảng 99.5g nước, 0.1g chất béo, 0.2g Protein và đường…
Đây còn được xem là nguồn cung cấp Vitamin và các khoáng chất dồi dào cho cơ thể, các thành phần Vitamin và khoáng chất được tìm thấy trong cà phê như: Vitamin B2. PP, natri, phốt pho…
Công dụng của cà phê đối với sức khỏe
- Trong cà phê có thành phần chất chống oxy hóa có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người, nó giúp cho người sử dụng hạn chế mắc các bệnh về gan.
- Theo Express, chất Cafein có trong cà phê khi đi vào cơ thể , nó giúp cho cơ thể bổ sung năng lượng, tăng khả năng tập trung trong công việc.
- Ngoài ra, nó còn làm hạn chế mắc các bệnh thần kinh như: Alzheimer và Parkinson.Thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nên uống cà phê trước hay sau khi ăn sáng?
Nếu sử dụng cà phê trước khi ăn sáng, nó sẽ làm cho bạn không còn cảm giác thèm ăn. Như vậy bạn sẽ vô tình bỏ bữa ăn sáng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và công việc trong cuộc sống hàng ngày.
Vào buổi sáng, lúc bụng đang trống rỗng, uống cà phê vào thời điểm này sẽ làm cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, luôn có cảm giác đầy bụng và có thể dẫn đến tình trạng đau bụng.
Vì vậy để đảm bảo cho sức khỏe của bạn, nên sử dụng cà phê sau khi đã ăn sáng. Tốt nhất nên có thời gian giãn cách 30 phút giữa ăn sáng và uống cà phê nhé!
Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp cho bạn hiểu rõ nên uống cà phê trước hay sau khi ăn sáng để tốt cho sức khoẻ nhé.
Nguồn: Express
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH