Nghe chuyên gia giải đáp thắc mắc “Tại sao bạn bị nổi mề đay khi lo lắng”

Có khá nhiều yếu tố gây ra mề đay, nào là dị ứng thuốc, đồ ăn, thức uống,… và thậm chí là lo lắng. Tại sao lại thế nhỉ? Hôm nay, bạn hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nghe chuyên gia giải đáp thắc mắc “Tại sao bạn bị nổi mề đay khi lo lắng” ngay nhé.

Mề đay là một vấn đề sức khỏe liên quan đến viêm da ngứa, xuất hiện các mảng màu hồng lớn hay chấm đỏ lốm đốm trên da. Chúng khá phổ biến và thường không có nguyên nhân rõ ràng, có khi thì dị ứng thức ăn, có khi dị ứng thuốc và cũng có khi do lo lắng mà thành.

Để hiểu rõ hơn về điều này, hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm lời giải đáp của chuyên gia “Tại sao bạn bị nổi mề đay khi lo lắng?” ngay dưới bài viết này nhé.

Tại sao bạn bị nổi mề đay khi lo lắng?

Theo Nira Shah LMFT RYT – chuyên gia trị liệu tâm lý của nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần Alma, mỗi người sẽ có cách phản ứng với căng thẳng, lo lắng khác nhau. Lúc này, hệ miễn dịch hoạt động yếu dần và nổi mề đay chính là hiện tượng phản ứng miễn dịch.

histamine – hoạt chất đối phó với vài mối đe dọa

Khi ấy, cơ thể sẽ kích thích các tế bào mast giải phóng histamine – hoạt chất đối phó với vài mối đe dọa hay nhiễm trùng. Chất này có khả năng khiến mạch máu trên da giãn nở ra và tác động đến các đầu dây thần kinh, gây nên các mảng sưng đỏ.

Nổi mề đay chính là một trong các loại phát ban do căng thẳng gây ra. Điển hình như có vài người sẽ xuất hiện các mảng mẩn đỏ mà không bị sưng hay ngứa. Mọi thứ đều do phản ứng dây chuyền giống nhau của chứng viêm histamine gây ra.

Nổi mề đay chính là một trong các loại phát ban do căng thẳng gây ra

Theo Tiến sĩ Seema Sarin – Giám đốc Y học lối sống của nhà cung cấp dịch vụ y tế EHE Health, việc căng thẳng có thể gây nên sự thay đổi hóa học của cơ thể. Chúng sẽ kích hoạt hệ miễn dịch bằng nhiều cách khác nhau, kể cả làm cho khả năng bảo vệ miễn dịch bị kém đi, từ đó hiệu quả miễn dịch yếu dần theo thời gian.

Chưa có nhà khoa học nào biết rõ cơ chế gì đã làm cho tế bào mast sản sinh histamine khi lo lắng. Tuy nhiên, đã có khá nhiều bằng chứng chứng minh lo lắng có thể xuất hiện mề đay khá nhanh, tầm 30 – 60 phút.

nhiều bằng chứng chứng minh lo lắng có thể xuất hiện mề đay

Trong cuộc nghiên cứu được công bố trên tạp chí Primary Care Companion For CNS Disorders vào năm 2019, kết quả cho thấy mề đay có khả năng liên quan đến các cơn căng thẳng, lo lắng.

Tương tự, trong một cuộc nghiên cứu gần đây (năm 2021) được công bố trên Archives of Dermatological Research, kết quả cũng cho thấy mề đay tự phát mãn tính có liên quan tới cả lo lắng và trầm cảm. Điều này có thể chỉ có nghĩa là người nổi mề đay sẽ có cảm giác trầm cảm hơn, chứ không hẳn do trầm cảm gây ra mề đay.

người có nguy cơ nổi mề đay lớn nhất do lo lắng gây nên chính là phụ nữ tầm 30 và 40 tuổi

Viện Căng thẳng Hoa Kỳ cũng thông tin rằng, người có nguy cơ nổi mề đay lớn nhất do lo lắng gây nên chính là phụ nữ tầm 30 và 40 tuổi, người có tiền sử nổi mề đay do các nguyên nhân khác như phản ứng dị ứng với phấn hoa, với chất gây kích ứng da,…

Nếu bạn đang xuất hiện mề đay thì hãy kiểm tra lại xem bạn đã ăn uống gì hay làm gì gần đây: Do thay đổi bột giặt/nước giặt, ăn một món ăn mới hay dùng thuốc mới,…? Nếu không phải thay đổi gì từ bên ngoài thì có thể là do lo lắng gây ra mề đay.

>> Món ăn này tuy phổ biến, được nhiều người sử dụng nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây nổi mề đay, viêm da

Một vài cách giảm tình trạng mề đay

Theo Tiến sĩ Sarin, bạn có thể uống thuốc kháng histamine khi bị nổi mề đay do lo lắng gây ra (kéo dài tầm 1 – 2 ngày).

cách giảm tình trạng mề đay

Nếu bạn bị nổi mề đay do lo lắng thì hãy tìm đến các phương pháp quản lý căng thẳng như: Tập yoga, thiền định, tập thể dục,…

>> Tổng hợp 5 ứng dụng giúp bạn tập thiền định tốt nhất

Tốt nhất để phòng tránh sự xuất hiện của mề đay chính là xác định rõ các nguyên nhân gây ra và thăm khám bác sĩ để tìm giải pháp thích hợp.

>> Cách trị nổi mề đay tại nhà nhanh chóng và hiệu quả

Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã biết được tại sao bị nổi mề đay khi lo lắng rồi nhé. Nếu gặp phải tình trạng này thì bạn hãy nhanh chóng làm các phương pháp nhằm giảm căng thẳng và thăm khám bác sĩ khi cần thiết nha.

Nguồn: Vinmec, Hellobacsi

Xem thêm:

>> Nên hay không nên thoa dầu khi chứng ‘nổi mề đay’ ghé thăm

>> Triệu chứng dị ứng thời tiết và cách sơ cứu khi bị dị ứng thời tiết

>> Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *