Nghị luận về tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay

Nghị luận về tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay
Bạn đang xem: Nghị luận về tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Dàn ý nghị luận về tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay:

a. Mở bài:

Dẫn dắt vấn đề: Những năm gần đây xã hội phát triển, đất nước trên đà công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng kéo theo bao nhiêu vấn đề phát sinh. Một trong số đó chính là vấn đề an toàn giao thông hiện nay có nhiều diễn biến vô cùng phức tạp, điển hình thường thấy hàng ngày là tình trạng ùn tắc giao thông.

b. Thân bài:

1. Hiện trạng:

– Tình trạng giao thông hiện nay nảy sinh nhiều vấn đề vô cùng đáng lo ngại

– Đã, đang và sẽ còn có rất nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra mỗi ngày

– Tình trạng giao thông phức tạp, không có nề nếp, ùn tắc hàng ngày.

2. Nguyên nhân dẫn đến những vấn đề về giao thông hiện nay:

Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông chưa tốt của người dân

– Do sự hiểu biết hạn hẹp của người dân về an toàn giao thông

– Do cơ sở hạ tầng giao thông, chất lượng đường xá, … còn nghèo nàn chưa đảm bảo an toàn

– Do trách nhiệm của gia đình nhà trường quản lí con cái chưa tốt dẫn tới nhiều bạn trẻ có suy nghĩ lệch lạc coi thường an toàn giao thông

3. Tác hại của những vẫn đề về giao thông đó:

– Việc giao thông bị ùn tắc hàng ngày gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông, mỹ quan đô thị, môi trường, …

– Thiếu an toàn giao thông và tác hại của nó đang là nỗi lo và là vấn đề bức xúc của toàn xã hội

– Thiếu an toàn giao thông gây nên thiệt hại về tính mạng của cải của người tham gia giao thông

– Vấn đề thiếu an toàn giao thông ở Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của đất nước trong mắt bạn bè thế giới

4. Giải pháp khắc phục tình trạng trên:

Mỗi con người khi tham gia giao thông cần ý thức được trách nhiệm bổn phận của mình để bảo vệ an toàn giao thông

– Nhà nước cần khắc phục các cơ sở hạ tầng giao thông kém để năng cao sự an toàn cho người tham gia giao thông

– Cơ quan cảnh sát giao thông cần xử phạt nghiêm minh đối với các tình trạng thiếu an toàn giao thông để người dân rút kinh nghiệm

– Gia đình nhà trường cần quản lí tốt con em để chúng nhận thức được tác hại của thiếu an toàn giao thông

– Liên hệ bản thân : Mỗi chúng ta cần xem xét lại bản thân để nhìn nhận một cách đúng đắn và sửa chữa góp phần giữ gìn an toàn giao thông chung của cả nước

c. Kết bài:

Khẳng định vấn đề: tình trạng ùn tắc giao thông đang là vấn đề nhức nhối của cả đất nước không chỉ Việt Nam nhưng nếu mỗi người biết chấp hành tốt luật lệ giao thông, biết đặt lợi ích chung của mọi người lên trên thì đó sẽ chẳng còn là vấn đề đáng lo ngại. Thực hiện tốt điều này khi tham gia giao thông không chỉ bảo vệ bản thân mà còn là bảo vệ an toàn chung cho tất cả mọi người

2. Bài văn nghị luận về tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay ngắn gọn nhất: 

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, các loại phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến và cũng ngày càng đông đúc trên đường phố cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một vấn đề quan trọng của nhân loại.

An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.

Xã hội phát triển, điều đó cũng có nghĩa rằng dân số gia tăng, rồi đến cả những vấn để khác cũng nảy sinh. Con người ta phải lấn chiếm lòng lề đường chỉ để may ra tìm được một nơi buôn bán. Rồi cả đến ý thức thấp kém của người tham gia giao thông, lượng xe lưu thông quá lớn. Tất cả những điều “trông thấy mà đau đớn lòng” đó chính là nguyên nhân làm xảy ra tình trạng “tình thương mến thương” trên đường vào giờ cao điểm – ùn tắc giao thông, tức kẹt xe. Đến hẹn lại lên, cứ vào giờ cao điểm, con người thành phố lại “đứng cạnh bên nhau”, cùng nhau hít khói bụi vì kẹt xe. Không chỉ thế, ngay cả những thời điểm tưởng chừng như vắng xe nhưng thực tế thì vẫn kẹt xe. Vấn đề đó không chỉ là hiện tượng lưu lượng người và xe tham gia giao thông quá đông, cản trở giao thông mà nó còn là một con virus làm mục rữa văn minh đô thị, tiền bạc và thời gian. Như thế xem ra còn nhẹ, hậu quả lớn hơn cả của cái chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” này chính là sức khỏe của con người về sau. Người đi đường phải hít khói bụi đường đã đành, khói bụi đó lại lan vào các nhà ven đường, thế là một công mà đôi việc. Lúc này chính là lúc những chính sách, luật lệ giao thông phải phát huy hiệu quả của nó để giúp giảm bớt sự ùn tắc giao thông. Nhưng câu hỏi đặt ra liệu rằng điều đó sẽ thực hiện được nếu như ý thức con người còn quá kém; đường xá xi-măng vẫn như đường bùn đất đỏ bởi quỹ chung đã thành tiền tư?

Việc chấp hành các nội dung trong điều luật về an toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông và những vấn đề khác như những tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể. Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu chi phí do việc này gây ra. Đối với một xã hội mà an toàn giao thông được giữ vững, luật giao thông được chấp hành, người tham gia giao thông có ý thức và an toàn thì nhất định là một xã hội ngày càng đi lên.

Nhưng ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường luật giao thông để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí đích đáng. Mỗi chúng ta để thực hiện được an toàn giao thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông. Đồng thời lên án những hành vi không chấp hành luật lệ giao thông. Những điều như không vượt đèn đỏ, tốc độ đúng quy định, không dùng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông cần được nghiêm túc chấp hành để tạo nền móng cho một xã hội văn mình an toàn.

3. Bài văn nghị luận về tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay hay nhất: 

Khi đất nước ngày càng phát triển thì kéo theo nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác cũng phát triển. Tuy nhiên đi liền với những cơ hội, luôn tồn tại nhiều thách thức. Giao thông là một trong những lĩnh vực đang khiến cho cả người tham gia giao thông và người giám sát giao thông gặp phải nhiều nhức nhối, các cơ quan chức năng vẫn luôn tìm phương hướng để giải quyết tình trạng giao thông mất kiểm soát. Tuy nhiên có thể nói trong những năm qua nhức nhối nhất vẫn là vấn đề giao thông đường bộ với mật độ tham gia giao thông dày đặc, bon chen nhau, tranh giành làn đường của nhau để đi.

Đối với xã hội Việt Nam hiện nay, vấn đề giao thông chưa bao giờ hết nóng, những tình trạng gây tranh cãi luôn xảy ra hàng ngày và nhất là hiện trạng ùn tắc giao thông. Lâu dần nó thậm chí còn trở nên một hình ảnh quen thuộc, mà ngày nào cũng xảy ra là chuyện đương nhiên, không tránh khỏi và cũng chưa có ai có thể thoát khỏi nó, cho đến nay cũng nhà nướ cũng chưa thể đưa ra giải pháp để giải quyết triệt để vấn đề này. Ngày nào cũng vậy, vào giờ cao điểm tầm 4 – 5h chiều, ở thành phố lớn như Hà Nội có thể kéo dài đến 7h tối, khi ra ngoài đường vào thời điểm này, bạn sẽ phải chịu cảnh đinh tai nhức óc khủng khiếp vì những tiếng còi phát ra từ hàng ngàn chiếc ô tô, xe máy và rất nhiều những phương tiện khác. Lòng đường rộng thênh thang dường như cũng không đủ sức chứa số lượng con người và các loại phương tiện tham gia giao thông. Nhưng có vẻ như hầu hết họ đều đã quen với việc này, người và xe cứ thế nối đuôi nhau đi, chỗ nào trống thì nhanh chóng phí vào, vỉa hè đi được thì cứ điềm nhiên phi thẳng lên, rồi nối đuôi nhau phi xuống mà không hề hay biết, họ đều quen thuộc với cuộc sống hàng ngày cố gắng đi nhanh nhất có thể như vậy trong cảnh un tắc đường này.

Tình trạng trên diễn ra nhức nhối nhất trên mọi ngã tư, mọi ngã rẽ, đèn giao thông ở đây như bị vô hiệu hóa. Xe đi ngang, xe đi dọc, xe đi xuôi, xe đi ngược, xe nào cũng phát ra tiếng còi inh ỏi, cảm giác ngoài đường lúc bấy giờ là một cuộc chiến của những con thú hung dữ, sẵn sàng lao vào nhau, chớp lấy cơ hội, bất chấp tất cả mọi quy định luật lệ an toàn giao thông chỉ mục đích được việc mình. Lúc này những chú công an đứng chỉ đường, điều khiển phương tiện là điều không thể thiếu để giải quyết phần nào tình trạng ùn tắc này.

Để giải quyết một vấn đề, ta phải giải quyết nguyên nhân xảy ra vấn đề đó. Vậy nguyên nhân của tình trạng nhức nhối này là do đâu?

Trước hết đó chính là do ý thức của những người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Khi họ không có ý thức tuân thủ luật lệ giao thông cũng như biết luật nhưng không làm theo luật sẽ dẫn đến nhiều hành động xấu. Chẳng hạn khi tham gia giao thông, một chiếc xe máy vượt đèn đỏ, sẽ ảnh hưởng đến chiều đi ngang của cả một dòng xe từ xe trước đến xe sau, khiến việc lưu thông khó khăn. Chưa nói đến hành vi này có thể gây tai nạn để lại hậu quả đáng tiếc về sức người và sức của. Hay việc lạng lách, đánh võng, dừng xe không đúng nơi quy định, tự ý quay đầu xe, … Từ những việc nhỏ nhặt và tưởng như vô can đó lại là nguyên nhân khiến cho việc lưu thông trên đường trở nên khó khăn.

Ý thức của người tham gia giao thông quyết định lớn nhưng trách nhiệm của cơ quan chức năng cũng như người kiểm soát trực tiếp hoạt động giao thông cũng đóng vai trò không nhỏ. Việc ban hành các điều luật cho giao thông cần thiết, nhưng cần phải bám sát và đáp ứng được nhu cẩu của người dân. Tình trạng xử phạt cũng nên công tư phân minh, không nên làm ngơ cho những người vi phạm. Hiện nay tình trạng ăn hối lộ để qua chuyện cũng xảy ra rất nhiều, tạo nên làn sóng dư luận lớn.

Nguyên nhân khách quan có ảnh hưởng không nhỏ là tình trạng cơ sở vật chất, đường xá xuống cấp, không đảm bảo cho người tham gia giao thông có thể di chuyển thuận lợi cùng với số lượng phương tiện giao thông ngày càng tăng lên một cách đáng kể. Tình trạng “ồ gà”, “ổ voi” trên đường có quá nhiều ảnh hưởng rất lớn đến việc di chuyển phải vừa đi vừa tránh vì khi lao phải chúng rất nguy hiểm, đường xá thường xuyên bị rào lại để phục vụ việc sửa chữa cơ sở vật chất khác kéo dài. Cùng với việc phương tiện lưu thông trên đường quá nhiều, “không đủ chỗ chứa” khó tránh khỏi họ phải cố gắng tự lực bằng cách đi lên vỉa hè để có thể “dễ thở” trên đường. Mặc dù điều này gây ảnh hưởng xấu đến mỹ quan và cuộc sống của người dân gần đó.

Vậy làm thế nào để khiến cho tình trạng giao thông ở nước ta có thể đi vào quỹ đạo, hạn chế tai nạn giao thông. Đây là sự nỗ lực, cố gắng của cả cộng đồng. Nhưng trước hết vẫn là thái độ của người điều khiển phương tiện giao thông. Họ sẽ quyết định đến hành động của mình như thế nào. Thứ hai xuất phát từ cơ quan chức năng. Khi đó chúng ta sẽ thấy được khi giao thông ổn định sẽ có vai trò lớn như thế nào.

Cuộc sống của mỗi người được tạo nên từ nhiều yếu tố cộng hưởng. Và việc đảm bảo an toàn giao thông cũng quan trọng không kém. Chúng ta hãy chung ta xây dựng một môi trường tham gia giao thông lành mạnh, an toàn nhất.