Nghịch lý kẻ sát nhân: Phản anh hùng hay lỗi ngụy biện của tội ác?

Nghịch lý kẻ sát nhân: Phản anh hùng hay lỗi ngụy biện của tội ác?
Bạn đang xem: Nghịch lý kẻ sát nhân: Phản anh hùng hay lỗi ngụy biện của tội ác? tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Nghịch lý kẻ sát nhân, do Lee Chang Hee (The Vanished, 2018) đạo diễn và dựa trên webtoon cùng tên nổi tiếng của Ggomabi. Khán giả theo chân một chàng trai trẻ đang lạc lõng giữa cuộc sống, bất ngờ trở thành sát nhân và nạn nhân của anh lại một kẻ sát nhân khác. Nhưng anh ta không bị bắt, như thể thiên ý đang giao cho anh sứ mệnh dọn dẹp lại xã hội. Ngay từ đầu bộ phim đã cho thấy một thế giới giả lập, nơi mọi thứ đều không theo một logic nào cả. Cốt truyện “phản anh hùng” cuốn hút, bộ phim liệu có thể đáp ứng trọn vẹn sự mong đợi của khán giả? 

Kết cấu phim siêu anh hùng đầy “nghịch lý”

Nghịch lý kẻ sát nhân phim hàn

Ảnh: Hancinema

Sau khi xuất ngũ, Lee Tang (Choi Woo Sik) trở về cuộc sống thường nhật không thể nhạt nhẽo hơn. Anh là sinh viên của một trường đại học xoàng xĩnh, sống cùng bố mẹ và chị gái trong một gia đình bình thường, hằng ngày làm thêm ở cửa hàng tiện lợi và luôn mơ hồ về tương lai. Bước ngoặt xảy ra vào một đêm tối, Tang bị hành hung vô cớ trên đường về nhà để rồi trong lúc chống trả vô tình ngộ sát kẻ đó. Anh sợ hãi chạy khỏi hiện trường và sống trong thấp thỏm lo lắng không biết khi nào sẽ bị bắt. Sau đó, anh phát hiện người chết là một tội phạm sát nhân hàng loạt hay nói cách khác cái này chết của hắn ta không “đáng tiếc”, đồng thời cũng không có bất kỳ cảnh sát nào đến tìm anh. Cảm giác nhẹ nhõm trong phút chốc thì mọi thứ lại vượt khỏi tầm kiểm soát khi cô gái mù – người chứng kiến sự việc ngày hôm đó – quay trở lại tống tiền anh. Mặt khác, thám tử Jang Nan Gam (Son Seok Koo) – đang thu thập manh mối điều tra, bám sát nhất cử nhất động của Tang. 

Phim Hàn Nghịch lý kẻ sát nhân

Ảnh: Hancinema

Một lần rồi lại thêm một lần, Lee Tang rơi vào vòng xoáy giết chóc và những người nạn nhân của anh vô tình hay hữu ý đều là những kẻ mang đầy rẫy tội lỗi. Mỗi lần Lee Tang “hạ thủ” đều không để lại bất cứ dấu vết nào hoặc được một “thế lực” nào đó xóa bằng chứng giúp. Dù đầu thú nhưng Lee Tang dường như luôn được che giấu và pháp luật không cách nào định tội được anh. Khoảnh khắc Tang đến nhà thờ, đứng trước Chúa, chính anh dần thấy bản thân như thể người được chọn làm công việc thanh trừng cái ác trong xã hội, một “người hùng” trong bóng tối. Dường như đây là lời lý giải thích hợp nhất cho những phi lý đang diễn ra và cuối cùng dẫn đến một nghịch lý: Nếu giết người là điều xấu, vậy giết một người xấu có phải là điều tốt hay không?   

Không khó để nhận ra, phim có gì đó gần gũi với cốt truyện của The Batman. “Anh hùng thực thi công lý” Lee Tang và cộng sự Roh Bin (cũng là tên trợ thủ đắc lực của Batman); phe cảnh sát Jang Nan Gam; Son Chon – người bí ẩn hứa hẹn sẽ biến Tang trở thành một sát nhân chuyên nghiệp như hiện thân của Joker, trở thành “kiềng ba chân” như mô-típ phim siêu anh hùng nhưng câu hỏi về người hùng thật sự vẫn còn bỏ ngỏ. 

Cách vận hành riêng đậm tính thử nghiệm

Kể từ ngày Netflix gia nhập “đấu trường” phim ảnh Hàn Quốc, không khó để thấy các bộ phim nặng đô trên màn ảnh nhỏ ngày càng dày đặc, được diễn giải theo phong cách gây nhiều tranh cãi trái chiều. 

Phim Hàn Nghịch lý kẻ sát nhân

Ảnh: Hancinema

Nghịch lý kẻ sát nhân không phải là một bộ phim dễ xem bởi cách kể chuyện phá cách mang đậm tính thử nghiệm. Nếu bạn mong chờ một hành trình phá án giật gân liên hồi thì tiếc thay phim không tập trung vào khía cạnh đó, mà thay vào đó là một cuộc bàn luận có phần ung dung về sự nhập nhằng giữa đúng và sai. Bạn được giao cho một tập hợp các nhân vật chính “xám xịt” về mặt đạo đức. Các nhân vật vừa là kẻ thủ ác, vừa là nạn nhân; vừa chính diện, vừa phản diện; vừa có vẻ lương thiện nhưng cũng tàn nhẫn. Như lời nói của Lee Tang trong tập đầu tiên và tập cuối: “Cuộc đời tôi không phải là một câu hỏi tiểu luận. Đó là bài trắc nghiệm”. Theo đó, ý nghĩa của công lý cũng như tờ giấy ướt và không đáng kể trong thế giới nghịch lý và phi lý này. 

Phim Hàn Nghịch lý kẻ sát nhân

Ảnh: Hancinema

Đổi lại, Nghịch lý sát nhân chiêu đãi những màn diễn biến tâm lý đen tối và khiêu khích của các nhân vật. Từ một kẻ mờ nhạt trong cuộc sống, Tang dùng búa giết người rồi hoảng loạn và dằn vặt, đối diện và thú tội, rồi chịu “đày ải” để chuộc tội. Tang có đức tin nhưng những dục vọng thầm kín của anh đã biến niềm tin trở nên lệch lạc và anh dần tận hưởng khoái cảm của việc giết chóc. Anh dùng đức tin để tự hợp lý hóa những nghịch lý xung quanh hành động của bản thân. 

Phim Hàn Nghịch lý kẻ sát nhân

Ảnh: Hancinema

Nhân vật “đối ngẫu” với Tang – Nam Gan lại là sự điềm tĩnh đầy bí ẩn, tạo nên một mảng màu hoàn toàn đối lập với nam chính. Anh luôn nhai và thổi kẹo cao su bất chấp mọi hoàn cảnh. Trong khi thực tế, anh luôn buộc mình trong cuộc đấu tranh nội tâm phức tạp, từ những ẩn ức trong quá khứ, sự thật đằng sau bố mẹ hay việc có nên bảo vệ bí mật của Lee Tang hay không trong phân đoạn cuối. Chủ nghĩa siêu anh hùng cuồng tín của Roh Bin, nguyên do dẫn đến hành động cực đoan của Son Chon cũng được biên kịch bóc vỏ cẩn thận, góp phần gia cố cho cốt truyện “nghịch lý”. 

Như truyền thống phim Hàn, Nghịch lý kẻ sát nhân cũng cài cắm nhiều yếu tố đại chúng như Revenge Porn, #Metoo, bạo lực học đường… và các yếu tố chính trị không có trong bản webtoon. Tuy nhiên, lần này việc ôm đồm quá nhiều vấn đề lại khiến bộ phim dàn trải về cuối, vô tình làm mờ đi ý tưởng mới mẻ ban đầu. 

Phim Hàn Nghịch lý kẻ sát nhân

Ảnh: Hancinema

Mặc dù nội dung có thể có nhiều tranh cãi nhưng chắc chắn đôi mắt của người xem sẽ được thỏa mãn bằng những khung hình đẹp, điên và sáng tạo, mang màu sắc hài đen u tối tương tự Parasite, lắm lúc rực rỡ đến cay mắt như series Mask Girl

Những màn chuyển cảnh táo bạo, cắt ghép với các câu thoại và hành động song song, rất hiệu quả trong việc tăng tính hấp dẫn. Ví dụ như, vào đêm xảy ra vụ giết người đầu tiên của Tang, việc dùng búa đập vào đầu nạn nhân được thay thế bằng việc anh ta đóng đinh vào tường để treo một bức tranh. 

Những thao tác xoay và phóng to khuôn mặt của các nhân vật đôi khi rất giống phong cách của Wes Anderson, thẳng thừng như thể chúng ta đang nhìn họ qua ống nhòm. Lựa chọn “đóng khung” này không phải ngẫu nhiên mà giúp tạo thêm bầu không khí bất an cho khung cảnh, khiến người xem hơi khó chịu khi bạn nửa tin nửa ngờ họ sẽ nhảy vào máy quay. Đạo diễn cũng sử dụng những cú máy có độ tương phản cao hơn, chú ý nhiều khoảng tối trong khung hình hơn, khi mô tả những cảnh đen tối của nhân vật. Chúng ta cũng được chiêm ngưỡng một cảnh quay tuyệt đẹp khi Tang rời khỏi một tòa nhà đang cháy, với ngọn lửa màu cam bao quanh hình bóng của anh ấy.


Xem thêm

• Điều gì làm nên sức hút của bộ phim Hàn “Cô đi mà lấy chồng tôi”?

• 5 lý do làm nên sức hút bộ phim Hàn “Người Cảnh Giác” của Nam Joo Hyuk

• 6 bộ phim Hàn “lội ngược dòng” với chỉ số rating ấn tượng


Sự cộng tác tầm cao của những tên tuổi thực lực 

Trước cốt truyện, điều khiến khán giả “all-in” niềm tin cho bộ phim này chính bởi sự góp mặt của hai nam tài tử có diễn xuất thuộc hạng đỉnh cao của giới nghệ sĩ Hàn – Choi Woo Sik và Son Suk Ku.  

Phim Hàn Nghịch lý kẻ sát nhân

Ảnh: Hancinema

Choi Woo Sik luôn là một tài năng điện ảnh, người có thể hoá thân vào nhiều kiểu nhân vật khác nhau nhưng luôn tạo ra những sắc cạnh riêng. Trong Nghịch lý kẻ sát nhân, từ ngoại hình cho đến cách biểu đạt tính cách, Choi Woo Sik biến thành một gã trai tầm thường và hèn nhát, rồi bùng nổ biểu cảm tha hóa ngày càng tăng tiến mức độ.  

Ngôi sao này vốn thành danh trong các phim trước đây với những hình mẫu nhân vật dị thường. Trong Parasite, anh cũng làm một thanh niên thất bại, nhờ chiêu trò khôn lỏi mà thành công thâm nhập ký sinh nhà giàu. Riêng phim này, anh đóng một vai tầm thường nhưng độ bệnh hoạn đạt đến tận cùng. Điều này càng nổi bật hơn bởi đây là lần trở lại sau một thời gian kể từ vai diễn chàng Choi Ung ngơ ngác nhưng giàu tình yêu thương trong Our beloved summer. Với màn trình diễn đẳng cấp trong từng ánh mắt, bước đi, đôi tay co lại nổi gân xanh, Lee Tang xứng đáng được xem như một cột mốc mới trong sự nghiệp của nam diễn viên.  

Phim Hàn Nghịch lý kẻ sát nhân

Ảnh: Hancinema

Màn “song kiếm hợp bích” giữa Choi Woo Sik và Son Suk Ku – có thể nói đã mang đến cho điện ảnh một sự kết hợp toàn bích. Màn cộng hưởng của kẻ ngoài vòng pháp luật và người “canh chừng” mang đến trải nghiệm đầy khiêu khích. Son Suk Ku vốn đã rất thành công với những hình mẫu nhân vật gai góc tương tự như cảnh sát Jang. Lần này, anh hoàn toàn thuyết phục người xem với nét phong trần quyến rũ mà thờ ơ, sắc sảo mà dí dỏm đầy cuốn hút. Hai mảnh ghép bổ sung quan trọng khác là Lee Hee Joon trong vai Son Chon và Kim Yohan trong vai Roh Bin, với lối diễn xuất “ớn lạnh” thúc đẩy người xem chọn đáp án trong câu trắc nghiệm về ranh giới đúng sai. 

Không thể phủ nhận Nghịch lý kẻ sát nhân là một bộ phim hài đen bao phủ tâm lý giật gân hấp dẫn của Hàn Quốc. Cách xây dựng các nhân vật điên rồ và bạo lực, cùng hình ảnh ấn tượng, âm nhạc và cảnh quay sáng tạo đã khiến cho không khí ám muội của bộ phim được duy trì rất tốt trong suốt cả mùa phim. 

Xem thêm  Top 5 Spa tại quận 6, TPHCM uy tín chị em nên đến làm đẹp