Bạn đang xem bài viết: Ngôi thai là gì? Ngôi thai bất thường phải làm sao? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Tìm hiểu ngôi thai là gì là việc không kém phần quan trọng để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi. Cùng chuyên mục Thai Kỳ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về ngôi thai, các dạng ngôi thai và cách để thai xoay ngôi thuận giúp sinh dễ dàng hơn tại bài viết.
1Ngôi thai là gì? Các loại ngôi thai
Ngôi thai được hiểu là tư thế nằm của thai nhi so với khung xương chậu của người mẹ. Trong 24 tuần đầu tiên, vì thai nhi còn nhỏ nên sẽ xoay chuyển không cố định trong buồng tử cung của người mẹ. Khi kích thước thai nhi lớn dần thì sự xoay chuyển dần ít đi.
Tùy vào sự di chuyển của thai nhi trong buồng tử cung mà sẽ chia ra thành các dạng ngôi thai khác nhau gồm: thai ngôi đầu, ngôi mông và ngôi ngang. Trong đó thai ngôi đầu được xem là ngôi thuận giúp mẹ dễ sinh, ngôi mông là ngôi thai ngược và ngôi ngang là ngôi thai bất thường gây nguy hiểm cho cả mẹ và con khi sinh.
Việc xác định ngôi thai giúp bác sĩ tiên lượng về sự thành công của quá trình sinh từ đó đưa ra định hướng sinh thường hay sinh mổ.
2Cách xác định ngôi thai
Siêu âm
Đây là phương pháp xác định ngôi thai hiện đại và có độ chính xác tương đối cao. Mỗi thai nhi sẽ có thời điểm bắt đầu xoay ngôi thai khác nhau. Mốc thời gian xoay ngôi trung bình của hầu hết là từ tuần 28 trở đi.
Ngôi thai sẽ ổn định ở tuần thứ 35 của thai kỳ và đây cũng là thời điểm vàng để siêu âm xác định ngôi thai. Bên cạnh cho mẹ biết ngôi thai là thuận hay ngược, bác sĩ còn cung cấp cho mẹ những thông tin quan trọng khác của thai nhi như: Cân nặng và hình dáng của thai nhi, mức độ phát triển các cơ quan của thai nhi, tình trạng nước ối.
Phương pháp siêu âm để xác định ngôi thai trong bụng mẹ
Cử động thai nhi
Thông qua vị trí cử động chân tay của thai nhi, bác sĩ sẽ dự đoán được ngôi thai. Nếu thai nhi đạp phía bụng trên thì con đã ở đúng vị trí. Ngôi của thai nhi trong trường hợp này là ngôi thuận. Nếu thai nhi đạp phía bụng dưới thì vẫn chưa xoay chuyển về đúng vị trí.
Phán đoán bằng tay
Phương pháp này sẽ sử dụng tay để nhận biết ngôi thai đã xoay chuyển về đúng vị trí hay chưa. Phương pháp này cần có sự hỗ trợ từ một người khác để thực hiện. Chi tiết quá trình xác định ngôi thai bằng phương pháp này như sau:
- Bước 1: Người hỗ trợ sẽ đặt tay nhẹ nhàng vào phần đáy tử cung của người mẹ sau đó đẩy nhẹ lên phía bụng. Nếu cảm thấy cứng ở phía đáy tử cung thì đó có thể là đầu của em bé.
- Bước 2: Hai tay của người hỗ trợ sẽ đặt lần lượt lên bên phải và bên trái vùng bụng của người mẹ. Tay phải của người hỗ trợ sẽ ấn bụng nhẹ nhàng trong khi tay trái giữ nguyên và ngược lại. Thông qua thao tác này, người hỗ trợ sẽ giúp mẹ xác định lưng của em bé đang ở phía nào và xác định được ngôi thai.
3Ngôi thai đầu là gì?
Ngôi thai đầu hay ngôi thai thuận ám chỉ hướng đầu của em bé hướng về âm hộ của mẹ trong khi mông thai nhi hướng về phía bụng mẹ giúp em bé đi ra dễ dàng hơn.
Ngôi thai thuận giúp mẹ dễ sinh thường
Tùy theo vị trí của bé mà ngôi thai đầu sẽ có các dạng như sau:
- Ngôi đầu hạ vị hay ngôi chỏm
Đây là ngôi mà thai nhi cúi đầu nhiều nhất xuống phía hạ vị. Đây là dạng ngôi thai thuận có thể sinh thường khi chuyển dạ.
- Ngôi mặt
Là ngôi mà thai nhi ngửa đầu tối đa và đưa toàn bộ mặt ra trước. Thai nhi có ngôi mặt được dự đoán sẽ gây khó khăn cho mẹ khi sinh.
Phương pháp sinh nếu thai nhi ở vị trí ngôi mặt
Khi đỡ đẻ ngôi mặt, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng khung xương chậu. Nếu nghi ngờ khung xương chậu bị hẹp, bác sĩ sẽ tiến hành làm quang kích chậu. Ngoài ra bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai nếu có thấy dấu hiệu bất xứng đầu chậu.
- Ngôi trán
Được xem là ngôi trung gian của ngôi mặt và ngôi chỏm. Đây là ngôi thai hiếm gặp và chỉ xảy ra trong quá trình chuyển dạ. Mẹ cần được chẩn đoán sớm để phát hiện và để bác sĩ có phương án xử trí tránh biến chứng cho cả thai phụ và thai nhi.
Phương pháp sinh nếu thai nhi ở vị trí ngôi trán
Ngôi trán là một trong những ngôi thai khiến quá trình chuyển dạ gặp khó khăn vì có thể gây vỡ ối non, vỡ tử cung, đe dọa đến tính mạng của thai phụ và thai nhi. Khi xử trí, bác sĩ cũng cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
Khi thai nhi đủ tháng và cân nặng ở mức bình thường, nếu chẩn đoán thấy ngôi trán thì phải mổ lấy thai ngay. Trường hợp khi sinh mà ối chưa vỡ, ngôi cao lỏng thì nên chờ đợi và theo dõi vì thai nhi có thể sẽ chuyển thành ngôi chỏm hay ngôi mặt trong quá trình chuyển dạ.
- Ngôi thóp trước
Được cho là ngôi trung gian giữa ngôi chỏm và ngôi trán. Khi thai nhi ở vị trí ngôi thóp trước, đầu thai nhi sẽ ở lưng chừng, bác sĩ có thể sờ được từ mũi xuống miệng nhưng không sờ được cằm.
Phương pháp sinh nếu thai nhi ở vị trí thóp trước
Nếu ngôi thai không lọt hay ối vỡ, có nguy cơ vỡ tử cung thì phải tiến hành mổ lấy thai. Nếu đầu em bé cúi thêm trở thành ngôi chỏm, hay ngửa thêm thành ngôi mặt thì người mẹ có thế đẻ đường dưới.
4Thai ngôi mông là gì?
Thai ngôi mông là ngôi mà phần mông của em bé sẽ hướng về phía cửa âm đạo của người mẹ thay vì phần đầu như ngôi thuận.
Một số nguyên nhân dẫn đến xuất hiện thai ngôi mông:
- Ngôi thai mông xảy ra phần lớn ở những thai phụ mang đa thai, sinh non hoặc thai nhi có vấn đề về nhau thai.
- Nước ối quá ít hay quá nhiều trong tử cung có thể dẫn đến thai ngôi mông.
- Tử cung của người mẹ có hình dạng bất thường hay mẹ bị u xơ tử cung gây khó khăn cho em bé trong việc xoay đầu.
Các dạng thai ngôi mông:
- Thai ngôi mông hoàn toàn: Phần mông của em bé hướng về phía đường dẫn sinh và hai đầu gối gập lại như đang ngồi bắt chéo chân.
- Thai ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông: Kiểu ngôi thai này có phần mông của em bé hướng xuống đường dẫn sinh trong khi hai chân đưa thẳng lên phía trước cơ thể, bàn chân gần với đầu.
- Thai ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân, kiểu mông, kiểu quỳ: Một hay hai bàn chân của em bé hướng về phía đường dẫn sinh và có thể ra ngoài trước nếu sinh qua âm đạo. Có trường hợp em bé có tư thế như quỳ trong bụng mẹ hoặc một chân quỳ và một chân đưa lên phía trước.
Hình ảnh các dạng ngôi thai mông
Phương pháp sinh nếu thai nhi ở vị trí thai ngôi mông
Nếu xác định người mẹ có thai ngôi mông, bác sĩ thường sẽ chỉ định bà mẹ phải sinh mổ có chọn lọc. Thai ngôi mông có thể được đẻ thường nếu:
- Thai nhi ở trường hợp ngôi thai mông hoàn toàn hay không hoàn toàn.
- Khung xương chậu của người mẹ rộng, cổ tử cung mở lớn.
- Đầu của thai nhi cúi ở vị trí tốt.
- Thai nhi có cân nặng nhỏ hơn hay bằng 3,2kg.
Tiến hành mổ lấy thai khi:
- Trường hợp thai nhi ngôi mông không hoàn toàn – Kiểu bàn chân.
- Quá trình chuyển dạ của người mẹ kéo dài.
- Khung chậu của người mẹ chưa đủ rộng.
- Đầu thai nhi cúi ở vị trí không tốt.
- Người mẹ có vết mổ cũ nằm trên tử cung.
- Người mẹ sinh con lần đầu và trọng lượng thai nhi vượt quá 3,2kg.
5Ngôi thai ngang
Ngôi ngang hay còn có tên gọi khác là ngôi vai, ngôi xiên. Đây được xem là tình trạng ngôi thai không nằm theo chiều dọc mà lại nằm ngang trong tử cung. Với ngôi ngang thì phần đầu và mông của thai nhi không phải lúc nào cũng đều nằm hướng ngang mà sẽ có một chiều ở hố chậu còn chiều kia ở phía hạ sườn.
Khi cơn chuyển dạ của mẹ bắt đầu, vai em bé sẽ ở vị trí trước eo của người mẹ. Ngôi ngang là một dạng ngôi thai bất thường nên không thể đẻ theo cách thông thường mà phải sinh mổ.
Khi thai nhi đủ tháng, mẹ cần đến bác sĩ để chủ động lấy thai ngay để đề phòng các biến chứng nguy hiểm như vỡ ối, sa dây rau.
Nguyên nhân dẫn đến việc ngôi thai nằm ngang:
- Tử cung của người mẹ bị dị dạng, u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
- Người mẹ được xác định mang đa thai.
- Ối ít hoặc do thai nhi đã chết lưu trong bụng mẹ.
- Khung xương chậu của người mẹ bị cong hay hẹp.
- Hậu quả từ phẫu thuật ở tiểu khung gây ra xơ dính ở tử cung.
- Dây rốn quá ngắn hay quá dài khiến thai nhi không xoay đầu được.
Các dạng thai ngôi ngang:
- Ngôi vai trái: Vai trái của thai nhi đối diện với đường dẫn sinh. Trường hợp này có thể dẫn đến tình trạng sa dây rốn khiến bé không được cung cấp đủ canxi và máu, nguy cơ cao bị tử vong.
- Ngôi vai phải: Vai phải của thai nhi đối diện với đường dẫn sinh. Tư thế này cần được bác sĩ hỗ trợ thay đổi, nếu không người mẹ chỉ có thể sinh mổ.
- Ngôi ngang: Thai nhi nằm ngang trong bụng mẹ và không có bên vai nào hướng về đường dẫn sinh. Mẹ không thể sinh thường do bé không thể đi vào đường dẫn sinh.
Phương pháp sinh nếu thai nhi ở vị trí thai ngôi ngang:
Bác sĩ có thể hỗ trợ mẹ bằng phương pháp nội xoay thai. Phương pháp này được tiến hành khi cổ tử cung đã mở và không có sẹo mổ cũ. Bác sĩ sẽ cho tay vào buồng tử cung và xoay ngôi ngang thành ngôi mông, tuy nhiên việc sinh thường cũng sẽ rất khó khăn. Do đó, sinh mổ vẫn là lựa chọn an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
6Ngôi thai di động là gì?
Ngôi thai di động có nghĩa là thai nhi chưa cố định vị trí cố định. Bé có thể ở tư thế nằm ngang, nhưng sau này có thể xoay tư thế rất linh hoạt.
Các bác sĩ ước tính rằng thai nhi dưới 35 tuần vẫn có thể di chuyển và bác sĩ không thể xác định vị trí xác định của thai nhi. Tuy nhiên, hầu hết thai nhi trên 35 tuần sẽ bắt đầu chuyển đầu sang tư thế cố định vào khoảng tuần 35.
Nếu là con thứ 2, trẻ sơ sinh có thể bắt đầu quay đầu sau 36 tuần để điều chỉnh tư thế. Trong một số ít trường hợp, thai nhi sẽ lộn ngược. Do đó, thai nhi có thể chuyển từ ngôi thai thuận sang ngôi mông.
Do đó, các mẹ phải thường xuyên hỏi ý kiến bác sĩ để xác định xem thai có quay đầu hay không, thai đang ở tư thế xuôi hay ngược để có hướng xử lý tối ưu.
7Ngôi thai bất thường có đáng lo không?
Nhìn chung, ngôi thai bất thường là việc đáng lo. Chỉ có một số ít ngôi thai bất thường có thể điều chỉnh trước khi sinh để tiến hành sinh thường và phần còn lại bắt buộc mẹ phải sinh mổ. Khi có ngôi thai bất thường, mẹ hãy thăm khám thai định kỳ nhất là những ngày gần sinh nhằm dự đoán trước ngôi thai và lựa chọn phương pháp sinh an toàn nhất.
8Thời điểm ngôi thai ổn định
Kể từ tuần 30, thai nhi sẽ dần quay đầu hướng xuống âm đạo của người mẹ. Ngoài ra, thời điểm bắt đầu và thực hiện xoay ngôi thai ở mỗi em bé sẽ khác nhau. Ngôi thai sẽ ổn định và vào đúng vị trí ở tuần 35 của thai kỳ.
Bác sĩ giải thích về thời điểm ngôi thai ổn định cho mẹ
8Ngôi thai thuận sớm sẽ sinh sớm?
Điều này không hoàn toàn đúng vì theo các bác sĩ chuyên khoa, bên cạnh ngôi thai thì cần theo dõi thêm các dấu hiệu khác như đau vùng lưng dưới, phù nề, ra dịch hồng để biết chính xác tình trạng của thai nhi.
9Biện pháp giúp thai nhi quay đầu đúng vị trí
Để thai nhi quay đầu đúng vị trí, mẹ hãy bắt đầu các thói quen sau:
- Tư thế ngồi: Dù là ngồi ghế hay ngồi trên xe, mẹ hãy nhớ luôn để đầu gối ở vị trí thấp hơn phần hông.
- Tư thế nằm: Khi mang bầu, cơ thể mẹ sẽ chịu nhiều áp lực từ thai nhi vì vậy khi nằm, các mẹ nên nằm nghiêng để giúp máu lưu thông dễ dàng, tăng tuần hoàn máu đến thai nhi và giúp thai nhi dễ cử động.
- Vận động cơ thể: Trong suốt thai kỳ, mẹ nên tập thể dục để hỗ trợ việc xoay chuyển ngôi thai của thai nhi. Mẹ có thể chọn các bài tập nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe và cải thiện sức đề kháng. Từ tuần 37, mẹ có thể kết hợp các động tác dành cho chân, tay, hông để quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn.
- Bơi lội: Đây được xem là một bộ môn giúp điều chỉnh ngôi thai hiệu quả. Ngoài ra, bơi lội cũng giúp tăng sự dẻo dai giữa các nhóm cơ, hỗ trợ mẹ sinh nở dễ dàng hơn.
10Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Với các thông tin về ngôi thai là gì và các biện pháp giúp thai quay đầu đúng vị trí ở trên, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tin rằng bài viết sẽ giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón em bé. Chúc mẹ sẽ có một quá trình sinh nở thuận lợi!
- Đẻ bọc điều được xem là mang lại may mắn cho bé yêu – Có thật vậy không?
- Gây tê tủy sống sinh mổ giúp mẹ vượt qua cơn đau khi sinh
- Kinh nghiệm khám thai tại Bệnh viện Hùng Vương
Linh Linh tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Ngôi thai là gì? Ngôi thai bất thường phải làm sao? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.