Cúm A là loại cúm mùa khá phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu xem người mắc cúm A nên ăn gì nhé!
Trên thực tế, virus cúm A cũng có nhiều chủng khác nhau. Đây là bệnh về đường hô hấp, từng gây ra đại dịch cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Do vậy, không nên chủ quan với căn bệnh hô hấp này.
Đối tượng dễ mắc và dễ bị biến chứng nặng do cúm A
Theo TS. BS Phạm Thị Bích Thủy, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính do các chủng virus cúm A, cúm B, cúm C gây ra, bệnh lây truyền qua đường hô hấp từ người này sang người khác. Trong đó, cúm A với các chủng như H1N1, H5N1, H7N9… là phổ biến hiện nay.
Bình thường, nếu bệnh nhẹ thì có thể nhanh hồi phục trong vòng 7 ngày. Một vài trường hợp bệnh nặng và gây biến chứng như viêm xoang, viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi,…
Những đối tượng dễ mắc cúm nhất và dễ diễn biến nặng gây biến chứng là:
- Trẻ em dưới 5 tuổi và người già trên 65 tuổi: Đây là những trường hợp có sức đề kháng kém. Do đó, thường có nguy cơ cao mắc phải loại bệnh này và gặp biến chứng.
- Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, cơ thể có nhiều thay đổi cả bên ngoài lẫn bên trong, đồng thời cũng bị suy giảm hệ miễn dịch. Bởi vậy, cơ thể thai phụ rất dễ nhiễm phải virus cúm A.
- Người có bệnh lý mạn tính như tim mạch, bệnh về đường hô hấp và những người bị suy giảm hệ miễn dịch thì nguy cơ nhiễm virus cúm A và gặp phải biến chứng cũng sẽ cao hơn so với người khỏe mạnh.
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tiến triển nặng với các biểu hiện như sốt cao, khó thở, tím tái do suy tim và có nguy cơ tử vong cao.
Những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh cúm A
Người mắc cúm A thường mệt mỏi và chán ăn. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến cho quá trình hồi phục lâu hơn rất nhiều. Do đó bên cạnh việc điều trị theo chỉ định, TS. BS Phạm Thị Bích Thủy lưu ý người bệnh cần phải bổ sung các loại thực phẩm sau:
Rau quả
Đối với người mắc bệnh cúm không gì tốt hơn các loại rau quả tươi chứa nhiều vitamin và khoáng chất, vừa tự nhiên, không tác dụng phụ vừa giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Có thể kể đến một số loại rau củ và trái cây có màu xanh đậm như rau cải xoăn, rau ngót, bông cải xanh, cà rốt, bí đỏ, gấc, cà chua,…
Thực phẩm giàu vitamin C
Vốn là một chất chống oxy hóa, vitamin C có tác dụng giúp bảo vệ các tế miễn dịch, ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại virus vào cơ thể. Vì vậy, bổ sung vitamin C hàng ngày khá quan trọng trong việc ngăn ngừa, giảm các triệu chứng do bệnh cúm gây nên.
Vitamin C thường có nhiều trong các loại rau củ như cà chua, bông cải xanh, xà lách… hay các loại trái cây gồm bưởi, cam, chanh…
Thực phẩm giàu kẽm
Thực phẩm có nhiều kẽm sẽ giúp hỗ trợ tốt cho hệ miễn dịch, giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng cũng như tăng cường sức đề kháng tương đối cao. Theo đó, kẽm thường có nguồn gốc động vật như sò, hàu, thịt bò, gà, thịt lợn, sữa, trứng, cá, tôm, cua…
Một số nghiên cứu đã cho thấy, việc bổ sung kẽm sẽ làm giảm triệu chứng hay rút ngắn thời gian mắc bệnh cảm cúm.
Một số loại gia vị
Bên cạnh những thực phẩm kể trên, một số loại gia vị cũng có thể mang đến lợi ích rất tích cực cho các trường hợp đang mắc cúm A. Cụ thể:
- Tỏi: Chứa nhiều allicin, hợp chất sulfur,… có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm. Khi ăn tỏi, các triệu chứng ho và nghẹt mũi sẽ được cải thiện đáng kể. Do đó, người bệnh nên bổ sung tỏi trong bữa ăn hàng ngày.
- Gừng: Đối với những bệnh nhân mắc cúm, gừng cũng nên được bổ sung trong thực đơn mỗi ngày. Có thể kết hợp gừng trong các món cháo gà, canh gà hoặc bệnh nhân cũng có thể sử dụng trà gừng để cải thiện triệu chứng cúm.
- Mật ong: Với tính kháng khuẩn cao, tăng cường sức đề kháng, mật ong cũng là loại thực phẩm có lợi với bệnh nhân cúm A. Có thể làm trà mật ong gừng, mật ong chanh tươi cùng nước ấm để giảm ho và giảm đau họng.
Cách chăm sóc người bệnh cúm A
Cách điều trị cho người mắc bệnh cúm chủ yếu là giảm các triệu chứng mà bệnh gây ra như đau nhức cơ thể, sốt, đau đầu,… Cứ như vậy, bệnh nhân cần được chăm sóc và chữa trị đến khi không còn triệu chứng và khỏi bệnh.
- Đây là bệnh có khả năng truyền nhiễm nên người chăm sóc cho bệnh nhân cần phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình tiếp xúc, và cũng cần phải cách ly bệnh nhân để tránh lây nhiễm cho người khác. Bệnh nhân nên đeo khẩu trang y tế, trong các trường hợp cần ra khỏi nhà để mua thuốc hay đi khám,… Ngoài ra, khi chăm sóc cho người bệnh, chúng ta cũng phải thường xuyên rửa tay trước và sau khi tiếp xúc bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Để bệnh nhân được nghỉ ngơi trong điều kiện môi trường thông thoáng, phòng ở thoáng khí, hạn chế dùng máy lạnh. Mặc áo quần thoáng rộng, thoải mái, dễ chịu.
- Nên súc miệng, họng, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hằng ngày để diệt khuẩn.
- Nếu bệnh nhân sốt cao chúng ta có thể chườm mát, uống thuốc để hạ sốt như paracetamol theo hướng dẫn. Nếu có dấu hiệu sốt kéo dài, tức ngực, buồn nôn, ho nhiều, ho có đờm… chúng ta cần đưa bệnh nhân đến bác sĩ hay cơ sở y tế để kiểm tra, chữa trị.
- Cùng với cách chữa trị và chăm sóc, thành phần dinh dưỡng cũng góp vai trò quan trọng trong việc bình phục và khỏi bệnh của người mắc bệnh cúm. Họ sẽ thường cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn, hay ăn không ngon miệng,…
Trên đây là những thông tin về bệnh cúm A và cách chăm sóc để tăng cường sức đề kháng mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tổng hợp. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích được cho bạn.
Nguồn: Theo trang Báo Sức Khỏe Và Đời Sống
Mua xà bông kháng khuẩn tại Bách hoá XANH để bảo vệ sức khoẻ:
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn