Trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều phong trào ý nghĩa và mang lại những dấu mốc son sáng chói. Trong đó không thể không nhắc đến phong trào “Ba đảm đang” đây chính là một phong trào khá đặc biệt.
1. Nguồn gốc của phong trào Ba đảm đang:
Hiệp định Geneva được Mỹ và Việt Nam kí kết nhưng ngay sau đó chính đế quốc Mỹ đã đem quân tiến hành xâm lược miền Nam. Trong khi đó còn dùng không quân xâm chiếm phá hoại miền bắc Xã hội Chủ Nghĩa. Khi đó Việt Nam đứng trước nguy cơ mất độc lập thống nhất một lần nữa. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đứng lên kêu gọi toàn quốc toàn dân kháng chiến lại Mỹ. Chính miền Bắc trở thành một hậu phương vững chắc cho miền Nam để chi viện lương thực cũng như vũ khí. Lúc ấy những người phụ nữ Việt Nam đã nhận thức được sâu sắc về mối liên hệ của thân thế, sự nghiệp, độc lập dân tộc và hơn hết là hạnh phúc gia đình.
Chính vì lí do đó mà chị em phụ nữ đã thấm nhuần những lời dạy của Bác Hồ về độc lập tự do là có tất cả. Nên họ đã đứng lên đồng hành cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân kháng chiến cứu lấy đất nước của mình. Có thể khẳng định rằng phụ nữ đóng góp một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đánh đuổi Đế quốc Mỹ. Vì họ có những hành động rất thiết thực như là tự tay gửi đơn đến
Trong bối cảnh lịch sử này chính Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam đã phát động phong trào “Ba đảm đang”. Và nguồn gốc ra đời của nó cũng bắt đầu từ nguyên nhân này.
2. Nội dung của phong trào Ba đảm đang:
Theo chỉ thị số 3 vào ngày 23/3/1965 của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ đã nêu rõ vào ba nội dung chính là:
Thứ nhất, phụ nữ được đặc biệt khuyến khích để tham gia vào những hoạt động về giáo dục để có thể nâng cao khả năng hiểu biết về tri thức cũng như kiến thức của bản thân
Thứ hai đó chính là phụ nữ nên tích cực tham gia vào những công tác sản xuất, lao động để có thể cải thiện điều kiện sống và thu nhập cho bản thân và gia đình mình
Thứ ba đó là phụ nữ có thể đảm đang làm hậu phương vững chắc phục vụ cho tiền tuyến. Họ cũng có quyền tự do trong việc lựa chọn cuộc sống và công việc của bản thân của mình. Chính phong trào này đã làm nổi bật được khả năng hậu phương vô cùng chắc chắn của những người phụ nữ Việt Nam và có một vị trí cụ thể hơn trong xã hội lúc bấy giờ. Chứng minh phụ nữ không chỉ có thể làm những việc nhỏ như chăm sóc gia đình mà họ còn phi thường hơn trong việc hoạt động xã hội chính trị của đất nước.
3. Tầm quan trọng của phong trào Ba đảm đang:
Trong cuộc kháng chiến quyết liệt này nhờ có phong trào phụ nữ nổi lên đã đóng góp vào những việc giải quyết những vấn đề khá cấp bách. Những người phụ nữ đã chính tay mình tham gia vào bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam. Họ còn phát động những phong trào yêu nước và cách mạng để đem đến hòa bình cho toàn dân tộc. Do đó, vị thế của những người phụ nữ đã được nâng cao trong cả môi trường gia đình cùng với xã hội. Những chủ trương này hoàn toàn đáp ứng đầy đủ nguyện vọng của bản thân cũng như khả năng mà chị em phụ nữ có thể lãnh đạo.
Phong trào này của phụ nữ Việt Nam được Bác Hồ đặc biệt quan tâm vì Bác ý thức về vai trò sâu sắc của phụ nữ trong xã hội và tầm nhìn ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn toàn đúng đắn. Vì ngay từ lúc bắt đầu Bác đã thay đổi tên phong trào “Ba đảm nhiệm” thành “Ba đảm đang” cho Hội Phụ nữ.
4. Ý nghĩa lịch sử của Phong trào Ba Đảm đang:
Chỉ sau một tháng phát động phong trào đã có hơn 1 triệu phụ nữ Việt Nam đạt danh hiệu xuất sắc của “Ba Đảm Đang”. Lần đổi tên phong trào này có thể cho chúng ta thấy được sự nhạy bén cùng tầm nhìn vượt mọi thời đại của Bác trong quá trình xây dựng đất nước. Nhờ sự khuyến khích và cổ vũ của Bác mà chị em phụ nữ đã tích cực hoạt động trong các hoạt động chính trị, kinh tế xã hội nhờ đó tạo nên sự thành công của cách mạng Việt Nam.
Tuy cuộc chiến tranh này đã gây ra thiệt hại nặng nề cho đất nước nhưng chế độ Xã hội chủ nghĩa vẫn thể hiện được sự ưu việt và sức sống mãnh liệt của mình. Tất cả đều hướng đến miền Nam ruột thịt và thông điệp này được lan tỏa rộng rãi lúc bấy giờ. Cùng với sự tham gia của lực lượng nông dân thì các tổ chức hợp tác xã cũng thi đua trong việc sản xuất để tăng gia. Do đó mà nguồn lương thực được bảo đảm đầy đủ để có thể phục vụ cho cuộc sống của xã hội. Chính những hành động ấy mà đã tiếp thêm động lực cho nam giới bảo vệ đất nước dân tộc.
Qua đó ta có thể thấy được nét đẹp về lòng gan dạ, sự can trường cùng với sự quyết tâm của phụ nữ Việt Nam trong cuộc chiến này. Phong trào “Ba đảm đang” không thể không được nhắc đến trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ gay gắt quyết liệt.
Tất cả những cống hiến và thành tựu của phụ nữ “Ba đảm đang” được đặc biệt ghi nhận và trao thưởng từ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam. Những phần thưởng này không chỉ là sự công nhận mà còn là sự kính trọng, ngưỡng mộ khả năng phi thường của mọi người giành cho các bà các mẹ. Tuy đã hơn 40 năm trôi qua nhưng phong trào này vẫn còn hiên diện rõ trong lòng mỗi người con Việt Nam. Ngày nay phụ nữ vẫn ra sức cống hiến vào quá trình xây dựng đất nước không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả về mặt chính trị, xã hội, văn hóa. Phong trào này như một di sản to lớn giành cho những người con chảy trên người dòng máu Việt Nam mà là còn cảm hứng cho các thế hệ hiện tại và về sau cho tương tai phụ nữ.
5. Tại sao trong phong trào Ba đảm đang phụ nữ lại chiếm đa số?
Chúng ta có thể thấy rõ được điểm đặc biệt trong việc phát động phong trào này phụ nữ chiếm đa số là bởi những yếu tố sau:
Về việc nhận thức được
Sự tiến bộ trong nền giáo dục đã cho phép phụ nữ tiếp cận được những bài học cũng như kiến thức nhờ đó làm động lực cho sự phát triển về tư duy cũng như ý thức chính trị. Chính điều này đã làm cho phụ nữ hiểu rõ được những vấn đề xã hội và biết cách đóng góp ý kiến của bản thân.
Tại thời điểm này không còn sự phân biệt về giới tính nữa mà chúng hoàn toàn bình đẳng với nhau. Phong trào này cũng vì lí do đó mà đã lan rộng việc nhận thức giới tính của nam và nữ tồn tại trong xã hội. Tạo ra được sự nhạy bén cùng với các vấn đề liên quan về mức thu nhập, tự do cá nhân, quyền được lựa chọn trong cuộc sống.
Phụ nữ trong phong trào này đã nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng xung quanh từ gia đình đến các