Nguồn gốc và ý nghĩa của tục múa lân trong mùa trung thu

Nguồn gốc và ý nghĩa của tục múa lân trong mùa trung thu

Múa lân hẳn không quá xa lạ với mọi người rồi nhỉ. Các dịp lễ Tết, khai trương với mong muốn cầu những điều tốt lành nhất. Hôm nay chúng ta cùng xuôi dòng lịch sử tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của tục múa lân trong mùa trung thu.

Hình ảnh đoàn lân với trống xập xình dường như rất quen thuộc với tất cả chúng ta. Vào ngày Tết, các đoàn múa lân thường bận rộn hơn, hay trong các dịp khai trương, dịp Tết Trung thu thì hình đoàn lân cũng rất quen thuộc. Với mong muốn cầu sự thịnh vượng phát tài, của gia chủ cho cả gia đình và san sẻ với người xung quanh. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về tục múa lân nhé!

Nguồn gốc múa lân?

Múa lân thường được biểu diễn trong các dịp lễ Tết và các lễ hội truyền thống, văn hóa và tôn giáo. Hơn nữa, vào các dịp khai trương kinh doanh, lễ kỉ niệm hoặc lễ cưới, múa lân như là một lời chúc, lời cảm ơn của gia chủ. Bắt nguồn từ môn nghệ thuật múa nhân gian đường phố ở Trung Quốc. Bộ ba con thú Lân – Sư – Rồng theo quan niệm nhân gian Trung Hoa tượng trưng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc, phát đạt,… Từ ngày văn hóa Trung Hoa vào Việt Nam, tục múa lân cũng từ đó mà rộng rãi hơn.

Nguồn gốc và ý nghĩa của tục múa lân trong mùa trung thu

Hình ảnh lân và ông địa xuất phát từ một câu chuyện cổ Trung Hoa. Vào thuở sơ khai có một con thú cứ vào rằm tháng Tám là gây hoảng sợ cho dân làng. Một ngày nọ, có một nhà sư từ vùng đất xa xôi đến để giúp người dân trừ ác thú. Nhà sư cho đệ tử bụng to, mặc đồ đỏ rực, tay cầm chiếc quạt thần để xua ác thú và những để tự khác thì gióng trống khua chiêng dồn dập làm con ác thú khiếp sợ mà bỏ chạy.

Nguồn gốc múa lân?

Từ đó, sau nhiều lần cải biến, nó trở thành một môn nghệ thuật nhân gian cầu an lành, xua đuổi những điềm xấu.

Ý nghĩa của tục múa lân

Múa lân không chỉ là môn nghệ thuật nhân gian mà còn là lời cầu chúc sự thịnh vượng cho những tháng còn lại trong năm. Tùy theo không gian và mùa lễ hội, lân sư rồng sẽ có những bài múa khác nhau, không chỉ múa riêng lẻ mà còn có thể múa chung để tạo thành bộ ba hoàn hảo nhất.

Ý nghĩa của tục múa lân

Tùy theo vùng miền mà tên gọi của môn nghệ thuật này cũng khác nhau. Miền Bắc thường gọi là múa sư tử, miền Nam gọi chung là múa lân, và thường được múa vào trước tết trung thu, thường vào những đêm 12, 13 âm lịch và nhộn nhịp nhất là 14, 15 âm lịch.

Ý nghĩa của tục múa lân

Ở Việt Nam, múa lân vào dịp Tết trung thu là một niềm vui của trẻ thơ, một phần kí ức tuyệt đẹp trong mắt các bạn nhỏ. Những ngày rằm tháng Tám, lồng đèn ngập màu sắc, đường phố cùng nhộn nhịp thì tiếng trống thùng thình vang lên khắp trời mang lại những niềm vui cho con trẻ và cả người lớn.

Ý nghĩa của tục múa lân

Khi xưa, Việt Nam còn là một nước nông nghiệp lúa nước, khắp nhà đều trồng lúa, thì chỉ có khoảng thời gian này, ba mẹ ông bà mới có thời gian rảnh mà hòa vào khí sắc đất trời, cùng con cháu trò chuyện. Những chú lân như lời cầu chúc, xua điềm xấu kéo điềm may cho một vụ mùa bội thu, nửa năm khởi sắc. Nên cứ dịp Tết trung thu cứ nơi đâu vang lên tiếng trống, chập chõa, tiếng hò reo của bọn trẻ là nơi đó sẽ có những chú lân sư rồng tưng bừng nhộn nhịp xuất hiện.

Múa lân và sư tử của các nước khác

Sư tử Bắc Trung Quốc

Sư tử phương Bắc Trung Quốc (Hán Việt: Bắc sư) giống với chó Bắc Kinh hoặc sư tử đá, thường được biểu diễn như một cặp sư tử đực và cái ở phía bắc Trung Quốc với các chuyển động của nó giống như thật trong khi biểu diễn.

Các khu vực có các đoàn múa lân nổi tiếng bao gồm Ninh Hải ở Ninh Ba, Từ Thủy ở tỉnh Hà Bắc, Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh, và Bắc Kinh. Sư tử Bắc Trung Quốc biểu diễn phổ biến với các pha nhào lộn, nguy hiểm hơn là giữ thăng bằng trên mai hoa thung hoặc trên một quả bóng khổng lồ. Ngoài ra còn có các màn biến thể khác như múa lân trên tháp Thiên đàng.

Sư tử phương Nam Trung Quốc

Sư tử phương Nam Trung Quốc (Hán Việt: Nam sư) hoặc múa lân Quảng Đông có nguồn gốc từ Quảng Đông. Đặc điểm của sư tử phương Nam là có một chiếc sừng duy nhất có liên quan đến truyền thuyết về Nian – một con quái vật thần thoại.

Sư tử phương Nam có hai phong cách chính của Sư tử Quảng Đông (Fut San hoặc Phật Sơn) hoặc Quảng Đông (Hok San hoặc Hạc Sơn) đều được đặt tên theo nơi xuất xứ của chúng.

Sư tử xanh lục

Sư tử xanh (Hán Việt: Thanh sư) là hình thức múa lân tương tự như múa lân miền nam Trung Quốc có liên quan đến tỉnh Phúc Kiến. Ngoại trừ việc sư tử chủ yếu có màu xanh lá cây và có mặt nạ tròn tròn khác biệt.

Sư tử Việt Nam

Từ xa xưa, người ta phát hiện trong dòng Tranh Đông Hồ có dòng chữ Nôm ghi là “Phụng Lan” miêu tả lại một điệu nhảy sư tử tương tự nghệ thuật biểu diễn múa Lân thường xuất hiện trong những dịp lễ hội, đặc biệt là tết Nguyên tiêu, tết Trung thu và tết Nguyên đán hàng năm phổ biến ở Việt Nam và Trung Quốc.

Điệu nhảy đặc trưng của Việt Nam thường đi kèm với các võ sĩ và nhào lộn. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của một nhân vật “tai to, mặt lớn, bụng phệ, miệng cười ngoác tận mang tai” một tay cầm cây gậy có quả cầu trên đỉnh, một tay phe phẩy cái quạt mo là ông Địa.

Sư tử Nhật Bản

Múa sư tử Nhật Bản được gọi là sư tử vũ (獅子舞) trong tiếng Nhật. Điệu nhảy này được du nhập từ Trung Quốc vào thời nhà Đường, và được biểu diễn trong lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật.

Múa lân cũng được xem là truyền thống Nhật Bản. Có nhiều điệu múa, phong cách nhảy và thiết kế sư tử khác nhau tùy theo vùng miền ở Nhật. Đặc điểm của sư tử Nhật Bản bao gồm một cái đầu bằng gỗ, sơn mài được gọi là shishi-gashira (đầu sư tử), phần thân hình gồm mảnh vải nhuộm màu xanh lá cây có hoa màu trắng và trang phục múa chỉ dành cho một người.

Sư tử Triều Tiên

Trong lịch sử Triều Tiên, múa sư tử còn được gọi là ” toan nghê “. Múa lân như một nghi thức trừ tà bắt đầu được thực hiện vào năm mới ở Hàn Quốc trong triều đại Cao Ly.

Đặc điểm của sư tử Triều tiên gồm mặt nạ sư tử lớn với khuôn mặt hài hước và trang phục màu nâu, bên cạnh đó có thể được biểu diễn cùng với những người biểu diễn đeo mặt nạ khác. Ngoài ra, đôi mắt của chúng có thể được sơn vàng nhằm để xua đuổi những linh hồn tiêu cực.

Sư tử Tây Tạng

Tại khu vực Hy Mã Lạp Sơn và Tây Tạng, cũng có một điệu nhảy sư tử được gọi là múa lân tuyết. Sư tử Tây Tạng có bộ lông màu trắng tuy nhiên tùy theo khu vực mà sư tử tuyết có đặc điểm khác nhau. Tại Tây Tạng chúng sẽ có có bờm xanh hoặc rìa xanh và khi ở Sikkim bờm có thể có màu xanh.

Sư tử Indonesia

Dù được du nhập từ Trung Quốc, tuy nhiên người Indonesia đã phát triển phong cách múa lân của riêng họ. Tại Indonesia múa lân được gọi là barongsai. Thường được biểu diễn trong thời gian Tết Nguyên đán và có nhiều hình thức và phong cách biểu diễn khác nhau tùy theo vùng miền nổi bật nhất là được biểu diễn ở Bali và Java.

Hình thức múa Barong ở Bali, Indonesia gồm:

  • Barong Ket atau Barong Keket
  • Barong Landung
  • Barong Bangkal
  • Barong Macan

Âm nhạc và nhạc cụ

Múa lân Trung Quốc được biểu diễn kèm theo âm nhạc và các loại nhạc cụ gồm trống, chũm chọe, thanh la và cồng chiêng. Tùy theo các nước sẽ có phong cách biểu diễn với các nhịp điệu khác nhau. Hiện nay, còn cho phép phát nhạc qua điện thoại, máy tính bảng, laptop, mp3.

Trang phục

Trình diễn múa lân phổ biến tại Đông Nam Á, trang phục múa lân được sử dụng trong các buổi biểu diễn này chỉ có thể được tùy chỉnh tại các cửa hàng thủ công đặc trưng tại khu vực châu Á và phải được nhập khẩu với chi phí đáng kể cho hầu hết các quốc gia nước ngoài ngoài châu Á. Tại một số quốc gia như Malaysia có dân số Trung Quốc đáng kể có thể có sẵn trang phục và nhạc cụ “sư tử” mà không phải nhập chúng từ Trung Quốc.

Hiệp hội múa lân và võ thuật

Múa lân Trung Quốc cần sử dụng nhiều đến các môn võ thuật trong các màn trình diễn nên có quan hệ mật thiết với kungfu hoặc võ thuật và các vũ công thường là thành viên võ thuật của câu lạc bộ hoặc trường kungfu địa phương.

Tục múa lân ở các nước khác

Không chỉ ở Việt Nam, Trung Quốc tục múa lân còn xuất hiện trong phong tục ở các nước châu Á khác.

Tục múa lân ở các nước khác

Trung Quốc thì múa lân như một lời cầu chúc, xua đuổi những điềm xấu, cầu bình an, phát tài cầu mọi việc suôn sẻ, và may mắn cho những tháng còn lại trong năm.

Ở Nhật Bản hình ảnh con lân được biểu diễn để mang lại may mắn và xua đuổi tà ma, các vũ công múa lân đi cùng nhạc sĩ sáo và trống còn có thể cắn vào người như để mang lại may mắn.

Trình diễn múa lân

Trình diễn múa lân thường gồm có một nhóm người biểu diễn, trong đó: Một người đội chiếc đầu lân bằng giấy gồm một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất và múa những điệu bộ của lân theo nhịp trống. Ngoài ra, còn có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân và nhân vật quan trọng nhất không thể thiếu đó là ông Địa.

Có nhiều kiểu múa lân, cụ thể:

Múa lân trong các dịp lễ

Tại các khu vực Châu Á, múa lân thường được biểu diễn trong các ngày lễ lớn, dịp lễ hội như: Tết Nguyên Đán, Trung Thu,…nhằm đem lại may mắn, thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hanh thông,…

Tiến hóa và cạnh tranh

Múa lân đã lan rộng và phổ biến trên toàn thế giới do sự di cư và di dân của cộng đồng người Hoa tại nhiều quốc gia trong châu Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Úc, Thái Bình Dương Polynesia, và đặc biệt, tại các khu vực Đông Nam Á, nơi có ảnh hướng lớn của nền văn hóa Trung Quốc.

Vấn đề chính trị

Mặc dù múa lân được xem là một phần đại diện của văn hóa Trung Quốc tại nhiều cộng đồng người Hoa ở nước ngoài nói riêng, và ở một số nước Đông Nam Á nói chung, tuy nhiên cũng đã có một vài nỗ lực cấm hoặc khiêu khích nhằm đàn áp bản sắc văn hóa Trung Quốc tại một số quốc gia.

Múa sư tử (Múa lân) đã trở thành một vấn đề của cuộc tranh luận chính trị và cộng đồng về văn hóa dân tộc của đất nước. Điển hình tại Malaysia, múa lân bị ngăn cấm ngoại trừ vào Tết Nguyên đán cho đến năm 1990 vì được cho rằng không theo phong cách Malaysia và phải đổi thành múa hổ.

Trong văn hóa đại chúng

Múa lân xuất hiện trong các bộ phim võ thuật và cổ điển Trung Quốc của Hồng Kông với hình ảnh múa sư tử được luyện tập và biểu diễn như các kỹ năng Wushu hoặc kung fu. Về sau múa lân còn được xuất hiện trong các video âm nhạc và các bộ phim hoạt hình nổi tiếng.

Tại Việt Nam, cũng có những bài thơ hay bài hát thiếu nhi liên quan đến múa lân như: Múa lân, Đêm Trung thu…

Múa rồng

Múa rồng của người Hoa xuất hiện muộn hơn múa lân (Hán Việt: Vũ long) là một hình thức múa và biểu diễn truyền thống trong văn hóa Trung Quốc tương tự như múa lân, nó cũng được biễu diễn trong các lễ hội.

Múa lân hoặc sư chỉ cần hai người, tuy nhiên múa Rồng thì cần có số lượng người nhiều ̣(ít nhất 6 người hoặc cao nhất là 20-30 người) tập luyện rất công phu để thể hiện được các động tác một cách uyển chuyển và đồng bộ.

Hi vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn thông tin về một nét đẹp của người Việt – múa lân. Chúc bạn và gia đình có một ngày Tết trung thu hạnh phúc sum vầy nhé!

>> Các bài nhạc múa lân trung thu hay nhất cho bé

>> Câu chuyện về nguồn gốc và ý nghĩa Tết trung thu

>> Tết Trung thu ở Việt Nam và Trung Quốc giống và khác nhau như thế nào?

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *