Nguyên nhân khiến da bị cháy nắng 4 cách làm dịu da hiệu quả

Nguyên nhân khiến da bị cháy nắng 4 cách làm dịu da hiệu quả

Thời tiết mùa hè nắng gắt, da của bạn sẽ rất dễ cháy nắng nếu không bảo vệ đúng cách. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo ngay nguyên nhân và mẹo làm dịu da trong mùa hè nắng nóng này nhé!

1Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết da bị cháy nắng

Nguyên nhân da bị cháy nắng

Nguyên nhân chính khiến da bị cháy nắng là do da bạn bị ảnh hưởng do tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Cụ thể, khi các tia cực tím chiếu vào da sẽ làm hư hại các sợi collagen, elastin tồn tại ở lớp trung bì và hạ bì. Ngoài ra, tia cực tím còn gây ra bệnh ung thư biểu mô bào vảy và ung thư biểu mô tế bào đáy.

Bên cạnh đó, còn do ảnh hưởng của các tia UV, UVA và UVB. Tia UV kích thích cơ thể tăng sản xuất melanin và khiến da bị sạm đen, UVA gây tổn thương lão hóa da, UVB là tác nhân chính gây bỏng da.

Nguyên nhân khiến da bị cháy nắng 4 cách làm dịu da hiệu quả

Dấu hiệu nhận biết da cháy nắng: Da sẽ bị đỏ ửng, sờ vào thấy nóng, đau, sưng và ngứa. Lúc sau sẽ xuất hiện bọng nước, nghiêm trọng sẽ dẫn dến tình trạng nôn mửa, đau đầu, sốt cao.

Dấu hiệu nhận biết da cháy nắng

2Hệ quả nghiêm trọng khi da bị cháy nắng

Khi da của bạn bị phơi nắng quá lâu sẽ dẫn đến một sau hệ quả nghiêm trọng như sau:

  • Đỏ da: Vì tia cực tím tiếp xúc với da quá lâu làm các mao mạch máu bị vỡ, giãn, gây đỏ rát. Nếu nặng sẽ gây ra bệnh Rosacea (chứng đỏ mặt).
  • Da không đều màu: Ảnh hưởng của tia UVA gây ra tình trạng da sạm đen, nám, tàn nhang, đốm nâu vì UVA sẽ làm da sinh ra hắc sắc tố Melanin.

Da không đều màu

  • Nếp nhăn xuất hiện: Các tia cực tím làm phá vỡ sợi collagen và elastin làm cho quá trình lão hóa da xảy ra nhanh hơn.
  • Da khô sạm: Do thiếu nước làm da khô, bong tróc và chảy máu.

Da khô sạm

3Da bị cháy nắng có trắng lại được không?

Da bị cháy nắng sẽ gây mất thẩm mỹ và còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau khi bị cháy nắng da bạn vẫn có thế trắng lại nhưng phải trong quá trình chăm sóc rất lâu mới hồi phục da như ban đầu.

Bạn cần nhanh chống làm dịu ngay vùng da bị cháy nắng và có những biện pháp, cách làm dịu da hiệu quả để da được phục hồi. Chẳng hạn như dùng nước mát, đắp mặt nạ, sữa chua, bột yến mạch,…Da bị cháy nắng có trắng lại được không?

4Cách làm dịu da khi bị cháy nắng

Có rất nhiều cách làm dịu da khi bị cháy nắng. Dưới đây là 4 cách phổ biến và hiểu quả cho làn da:

Dùng nước mát

Đây là cách đơn giản để hạ nhiệt độ của vùng da cháy nắng tức khắc. Bạn chỉ cần cho làn da ở trong nước và dội nước mát vào vùng da bị cháy nắng.

Lưu ý: Bạn không nên dùng nước của hồ bơi vì nồng độ Clo rất cao sẽ dễ kích ứng da và không nên không nên chườm đá lạnh trực tiếp vì dễ gây ra nhiêu tổn thương về sau.

Dùng nước mát

Dùng baking soda và bột yến mạch

Đầu tiên, bạn pha 3 đến 4 muỗng baking soda vào buồng tắm với nước và ngâm bình khoảng 15 đến 20 phút. Bạn có thể cho bột yến mạch vào để làm dịu tình trạng kích ứng và giúp da có độ ẩm.

Sau khi tắm xong, bạn chỉ lấy khăn bông mềm thấm nước để làm khô da, không nên chà xát sẽ gây rát, bỏng.

Dùng baking soda và bột yến mạch

Dùng nha đam

Bạn bôi trực tiếp lớp gel trên nha đam sẽ nhanh chống khắc phục tình trạng bỏng da, cung cấp độ ẩm vì chất gel ở nha đam sẽ làm mát và dịu da.

Dùng nha đam

Dùng giấm

Có người cho rằng dùng giấm sẽ gây gây ra tình trạng đau rát cho da vì trong giấm có tính axit, tuy nhiên nhiều người đã sử dụng thì cho rằng dùng giấm để tắm sẽ giảm được tình trạng bỏng rát.

Ngoài ra còn có một số cách khác khi da bị bỏng như mặt quần áo mỏng nhẹ, uống nhiều nước và sử dụng kem dưỡng ẩm,…

5Biện pháp hạn chế da bị cháy nắng

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn hạn chế da bị cháy nắng:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 16 giờ: Đây là thời điểm da bạn rất dễ tổn thương vì bức xạ mặt trời rất cao.
  • Sử dụng đồ bảo vệ da khi ra ngoài: Mặc những trang phục tối màu, đội mũ rộng vành, mặc áo dài tài, đeo khẩu trang và mặc quần dài để bảo vệ làn da.

Sử dụng đồ bảo vệ da khi ra ngoài

  • Thường xuyên sử dụng kem chống nắng: Sử dụng kem có chỉ số SPF 30 trở lên, nên bôi kem khoảng 15 đến 30 phút trước khi ra ngoài.
  • Mang kính râm: Bảo vệ đôi mắt bạn khỏi các tia cực tím, UV.

Thường xuyên sử dụng kem chống nắng

Xem thêm:

  • Cách bảo vệ mắt an toàn khỏi ánh nắng trong những ngày chơi lễ
  • Cách giảm thiểu nắng nóng tia UV cao và bụi mịn nguy hiểm bạn nên biết
  • Kem chống nắng vật lý là gì? Kem chống nắng hóa học là gì? Nên chọn loại nào?

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu nguyên nhân và biện pháp giúp khi cháy nắng. Mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *