Nguyên nhân nào dẫn đến hẹp khúc nối bể thận niệu quản ở trẻ

Nguyên nhân nào dẫn đến hẹp khúc nối bể thận niệu quản ở trẻ

Có đến 55% trẻ em khoảng 5 tuổi mắc bệnh hẹp khúc nối bể thận – niệu quản. Hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hẹp khúc nối bể thận niệu quản ở trẻ nhé!

Hẹp khúc nối giữa bể thận và niệu quản là tình trạng bất thường gây cản trở quá trình bài tiết nước tiểu ở thận. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chức năng thận có thể bị phá huỷ hoàn toàn. Đặc biệt, bệnh lý này mang tính di truyền. Nếu người thân trong gia đình có tiền sử bị hẹp khúc nối bể thận – niệu quản thì nguy cơ cao trẻ cũng dễ mắc bệnh.

Nguyên nhân và những hệ lụy của bệnh hẹp khúc nối bể thận – niệu quản

Nguyên nhân dẫn đến bệnh hẹp khúc nối bể thận niệu quản

Bệnh hẹp khúc nối bể thận niệu quản có nhiều nguyên nhân và thường xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Các nguyên nhân điển hình như:

  • Yếu tố bẩm sinh do một đoạn khúc nối niệu quản và bể thận bị teo hẹp dẫn đến tắc nghẽn.
  • Các đoạn niệu quản gần bể thận bị gập hoặc xoắn lại tạo thành nếp gấp.
  • Những mạch máu bất thường ở cực dưới thận chèn ép vào niệu quản.
  • Phản ứng viêm sau phẫu thuật hoặc các chấn thương như nang niệu, xơ hoá sau phúc mạc, thận móng ngựa, polyp niệu quản,…
  • Các khối u lành tính hoặc ác tính tại đường tiết niệu.

Nguyên nhân nào dẫn đến hẹp khúc nối bể thận niệu quản ở trẻNguyên nhân hẹp khúc nối bể thận niệu quản

Những hệ lụy khi mắc bệnh hẹp khúc nối bể thận niệu quản

Khi phần nối giữa bể thận và niệu quản bất thường sẽ gây cản trở dòng nước tiểu từ thận xuống niệu quản và bàng quang. Do đó, nước tiểu bị ứ đọng tạo nên sức ép dễ gây giãn bể thận. Đây còn được gọi là tình trạng thận ứ nước. Về lâu dài, hiện tượng này gây suy giảm chức năng và hoạt động của thận.

Nếu bệnh này ở trẻ không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như sỏi bể thận, nhiễm trùng tiểu và nặng nhất là suy thận.

Những hệ lụy khi mắc bệnh hẹp khúc nối bể thận niệu quảnNhững hệ lụy khi mắc bệnh hẹp khúc nối bể thận niệu quản

Biểu hiện của bệnh hẹp khúc nối bể thận

Theo nghiên cứu của một nhóm bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Trung ương, có đến 70% trẻ mắc bệnh hẹp khúc nối bể thận không có biểu hiện lâm sàng. Bệnh thường phát hiện bằng siêu âm ổ bụng khi gặp một số triệu chứng như tiêu chảy, quấy khóc và ăn kém.

Một số trường hợp khác, trẻ mắc bệnh thường có những triệu chứng như đau hông vùng lưng, đau một bên bụng hoặc một bên hông, đau theo từng đợt, đau bụng kèm buồn nôn hoặc cơn đau quặn ở thận.

Bên cạnh đó, các triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng có thể xảy ra như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, nước tiểu đục,…

Biểu hiện của bệnh hẹp khúc nối bể thận ở trẻBiểu hiện của bệnh hẹp khúc nối bể thận ở trẻ

Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị hẹp khúc nối bể thận

Phương pháp chẩn đoán

Các biểu hiện lâm sàng ở trẻ chưa thể kết luận được trẻ có mắc hẹp khúc nối bể thận hay không. Để biết rõ bệnh, các bác sĩ sẽ dựa trên chỉ số xét nghiệm hoặc siêu âm để chẩn đoán bệnh theo cách chính xác nhất. Cụ thể như sau:

  • Xét nghiệm Ure và Creatinin, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu.
  • Siêu âm thận để biết chính xác khúc nối nơi tắc nghẽn.
  • Chụp xạ hình thận giúp đánh giá chức năng hoạt động của thận và sự tưới máu ở thận.
  • Chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng có tác dụng đánh giá chức năng bài xuất nước tiểu ở trẻ.
  • Chụp cắt lớp vi tính để định vị chính xác vị trí hẹp khúc nối giữa bể thận và niệu quản.

Xét nghiệm và siêu âm thậnXét nghiệm và siêu âm thận

Cách điều trị

Dựa trên các xét nghiệm cận lâm sàng như trên, các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và xác định chính xác vị trí hẹp khúc nối bể thận. Từ đó, việc điều trị cũng sẽ dựa trên mức độ tiến triển ở trẻ. Thông thường, phương pháp tốt nhất để điều trị hẹp khúc nối bể thận – niệu quản chính là phẫu thuật nội soi. Đây là cách điều trị an toàn cho trẻ, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro, rút ngắn thời gian và giảm chi phí.

Sau phẫu thuật, bệnh nhi sẽ được theo dõi liên tục từ 1 – 6 tháng và làm các xét nghiệm đánh giá sức khỏe hằng năm. Trong đó, một số xét nghiệm quan trọng cần làm bao gồm siêu âm hệ tiết niệu, CT Scan hệ tiết niệu, X-quang niệu đồ tĩnh mạch, xạ hình thận,…

Ngoài ra, một số bệnh viện đã áp dụng phương pháp phẫu thuật với Robot giúp hạn chế mất máu và rút ngắn thời gian nằm viện. Đây được xem là xu hướng phẫu thuật phát triển trong thời đại kỹ thuật công nghệ ngày nay.

Phẫu thuật nội soi là phương pháp điều trị an toànPhẫu thuật nội soi là phương pháp điều trị an toàn

Hy vọng với những thông tin hữu ích về bệnh hẹp khúc nối bể thận – niệu quản mà Bách hoá XANH chia sẻ có thể giúp bạn theo dõi các bé để phát hiện sớm bệnh lý và điều trị kịp thời. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Nguồn: Báo sức khoẻ và đời sống

Chọn mua sữa bột cho bé bán tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn:

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *