Nguyên nhân trẻ chậm biết đi. Ba mẹ có nên đưa trẻ đi khám không?

Bạn đang xem bài viết: Nguyên nhân trẻ chậm biết đi. Ba mẹ có nên đưa trẻ đi khám không? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong năm đầu tiên, trẻ sẽ trải qua nhiều cột mốc phát triển khác nhau, nhất là ở khả năng vận động từ việc biết bò, biết ngồi cho đến chập chững đi. Mặc dù hầu hết trẻ thường biết đi khi được 12 tháng, tuy nhiên trẻ chậm biết đi cũng là hiện tượng hết sức phổ biến.

Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho việc trẻ chậm biết đi nhưng không phải nguyên nhân nào cũng mang tính tiêu cực. Bài viết dưới đây của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ giúp ba mẹ tìm hiểu chi tiết hơn về việc bé mấy tháng biết đi và bé chậm đi khi nào là bất thường.

1 Thế nào là trẻ chậm biết đi?

Điều kiện sẵn sàng để trẻ có thể bước đi một cách độc lập đó chính là các cơ bắp, hệ thống thần kinh phát triển bình thường và khung xương đủ cứng cáp. Trên thực tế, trẻ sẽ bắt đầu tập đi khi được 12 – 14 tháng.

Vậy bé 1 tuổi chưa biết đi có sao không? Tùy thuộc vào thể trạng của từng bé mà thời gian tập đi có thể xê dịch tới khi trẻ được 18 tháng tuổi. Do đó, nếu con 1 tuổi chưa biết đi, ba mẹ cũng không cần quá nôn nóng và lo lắng.

Trẻ chậm biết đi là trẻ sau 18 tháng không thể tự mình đi vững

Trẻ chậm biết đi là trẻ sau 18 tháng không thể tự mình đi vững

Một đứa trẻ được coi là trẻ chậm biết đi khi đã đủ 18 tháng nhưng vẫn chưa thể đi một cách ổn định mà không cần nhờ đến sự trợ giúp của ba mẹ hay ông bà.

Kỹ năng vận động kém ở trẻ có thể đến từ nhiều nguyên do khác nhau. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi với nội dung tiếp theo ba mẹ nhé!

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu trẻ mấy tháng biết đi để hỗ trợ con tối đa trong việc phát triển thể chất

2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm biết đi

Rất nhiều bậc phụ huynh cho rằng bé 1 tuổi chưa biết đi là do thiếu canxi. Tuy nhiên, trên thực tế, đây không phải nguyên nhân chính dẫn tới trẻ chậm đi. Những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng này đó chính là:

Trẻ chậm biết đi do sinh non

Trẻ sinh non là những đứa trẻ ra đời trước khi hoàn tất quá trình lớn lên trong bụng mẹ. Trẻ sinh non thường thiệt thòi hơn so với các bạn cùng trang lứa vì các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa thể phát triển hoàn thiện, đặc biệt là hệ vận động.

Sở hữu một cơ thể yếu ớt, trẻ khó có thể đứng vững và biết đi sớm giống như các bạn cùng tháng tuổi. Mặc dù vậy không phải bất kỳ trẻ sinh non nào cũng chậm đi. Hiện tượng trẻ chậm đi còn phụ thuộc vào mức độ sinh non, tháng tuổi của trẻ trong bụng mẹ trước khi chào đời.

Sinh non rất có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi

Sinh non rất có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi

Trẻ chậm đi do di truyền

Di truyền là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi mà không có bất kỳ sự liên quan tới vấn đề sức khỏe.

Nếu trong quá khứ ba mẹ có tiền sử chậm đi khi còn thơ ấu, trẻ rất có thể có khả năng bị chậm đi. Nguyên nhân thường đến từ sự rối loạn tâm lý như trẻ quá nhút nhát, sợ đau khi ngã nên đã thời gian tập đi của trẻ bị kéo dài.

Mặc dù vậy ba mẹ vẫn có thể an tâm trẻ sẽ đạt được tất cả các cột mốc phát triển quan trọng, các kỹ năng cần thiết, chỉ là muộn hơn một chút so với các bạn cùng tháng tuổi.

Do tính cách của trẻ

Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không? Mỗi đứa trẻ sẽ có một cá tính và tính cách khác nhau. Có bé trầm tính nhưng cũng có bé năng động. Trên thực tế, có rất nhiều trẻ đã biết đi nhưng chỉ thích chơi một mình và ngồi một chỗ, không thích giao tiếp với mọi người xung quanh.

Vấn đề này cũng khiến nhiều bậc phụ huynh hiểu lầm rằng trẻ chậm biết đi hay chậm phát triển.

Do các vấn đề về cơ bắp, xương khớp

Cũng có một số ít trường hợp trẻ chậm trễ trong việc phát triển các kỹ năng vận động như đi lại, nâng đỡ, cầm nắm đồ vật,…

Hiện tượng này xảy ra có thể do cấu trúc cơ thể hay cơ bắp của trẻ đang gặp phải các bệnh lý bất thường khiến lực căng cơ yếu như dị tật xương, chứng loạn dưỡng cơ, suy nhược cơ, teo bắp chân hay một số bệnh lý khác liên quan đến cơ bắp.

Những rối loạn này thường xuất hiện ở tay và chân. Đặc điểm nhận dạng của trẻ mắc các chứng bệnh kể trên đó chính là chân tay nhỏ, yếu ớt, không có các vận động tự phát hay phản xạ liên tục. Từ đó khiến trẻ không thể biết đi đúng giai đoạn như các bạn khỏe mạnh khác.

Tình trạng bại não hoặc các vấn đề về não bộ

Hiện tượng bại não ở trẻ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như trẻ bị đột biến não từ trong bụng mẹ, rối loạn chức năng não bộ bẩm sinh hay rối loạn nhiễm sắc thể (các hội chứng Williams, Down, Prader-Willi, Tay-Sachs,…) hoặc di chứng do can thiệp não từ lúc sinh, viêm màng não, não úng thủy,…

Những tác nhân này khiến não bộ của trẻ không thể phát triển một cách bình thường và đầy đủ, đặc biệt là vùng não vận động ở vị trí thóp kéo ra phía trước trán. Một khi trung tâm cao cấp nhất của hệ vận động không hoàn thiện, trẻ sẽ chậm biết đi hay thậm chí là không thể đi được.

Trẻ mắc hội chứng Down cũng có thể chậm biết đi hơn so với các bạn cùng tuổi

Trẻ mắc hội chứng Down cũng có thể chậm biết đi hơn so với các bạn cùng tuổi

Bệnh lý liên quan đến nội tạng

Một số bệnh lý bên trong nội tạng có thể làm ảnh hưởng thể lực của trẻ khiến trẻ chậm biết đi so với các mốc phát triển. Một số bệnh chủ yếu gây cản trở việc tập đi của trẻ có thể kể đến: Teo đường mật bẩm sinh, viêm teo gan, thông động tĩnh mạch bẩm sinh, xương thủy tinh hay tim bẩm sinh,…

Những căn bệnh này tuy không tác động trực tiếp tới hệ thần kinh vận động nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng tới sức mạnh của cơ theo hướng gián tiếp. Trẻ chỉ đủ sức duy trì sự sống nên không có đủ năng lượng để làm các việc khác như tập đi.

Do đó, hiện tượng chậm biết đi gần như là một kết quả mà ba mẹ có thể nhìn thấy từ trước.

Cách chăm sóc của ba mẹ

Những bé bị bệnh trong một khoảng thời gian liên tục và kéo dài, phải nằm viện nhiều lần cũng như uống nhiều loại thuốc hay được ba mẹ bao bọc quá mức, bế đi mọi nơi,… sẽ không có điều kiện tập đi nên sẽ chậm biết đi hơn những bạn khác. Vậy nên, nếu bé 24 tháng chưa biết đi, ba mẹ cần xem lại cách chăm sóc của mình.

Ngoài ra, thừa cân cũng là một nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi hơn so với những đứa trẻ khác khoảng một vài tuần thậm chí một vài tháng. Trọng lượng cơ thể lớn làm giảm sức mạnh cơ chân của trẻ, khiến trẻ khó khăn trong việc di chuyển cơ thể và tập đi.

Không chỉ vậy, chế độ ăn uống không đầy đủ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, cơ thể còi cọc, chân tay teo nhỏ, thiếu canxi và vitamin D cũng có thể gây nên hiện tượng chậm biết đi ở trẻ. Theo đó, bé bị yếu cơ, yếu xương nên không có đủ thể lực để đứng dậy, dẫn đến tình trạng trẻ chậm biết đi.

Có thể bạn quan tâm: Mẹo cho bé nhanh biết đi đơn giản, dễ thực hiện

3Trẻ chậm biết đi có đáng lo ngại không? Ba mẹ có cần đưa trẻ đi khám không?

Trong đa số các trường hợp, trẻ chậm biết đi không phải là vấn đề đáng lo ngại ngoại trừ những nguyên nhân liên quan tới một số bệnh lý. Bởi mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển cơ bắp chân khác nhau nên sẽ có trẻ biết đi sớm và có trẻ biết đi muộn hơn.

Để xác định được việc trẻ chưa biết đi sau 12 tháng tuổi có đáng lo ngại hay không, phương pháp tốt nhất đó chính là quan sát sự phát triển tổng thể của trẻ.

Nếu trẻ chậm biết đi nhưng vẫn có thể vịn vào các đồ vật xung quanh và đứng lên, biết cầm nắm đồ vật một cách chính xác, biết kéo đồ đạc, bàn ghế, có kỹ năng ngôn ngữ tốt, có khả năng nhận thức đầy đủ,… ba mẹ không cần quá lo lắng bởi trẻ vẫn đang phát triển bình thường.

Đa số trường hợp trẻ chậm biết đi đều không phải là vấn đề đáng lo ngại

Đa số trường hợp trẻ chậm biết đi đều không phải là vấn đề đáng lo ngại

Bên cạnh sức mạnh cơ bắp, việc tập đi của trẻ còn liên quan tới sự tự tin và khả năng giữ thăng bằng. Vậy nên, trẻ sẽ cần nhiều thời gian hơn để mạnh dạn bước đi. Điều ba mẹ cần làm đó chính là cổ vũ, hỗ trợ con tập đi và hạn chế bế con quá nhiều.

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên tạo điều kiện cho trẻ ngồi chơi dưới nền đất, sàn nhà để tăng khả năng vận động cho trẻ.

Nếu trẻ đủ 12 tháng tuổi chưa thể đứng lên được (kể cả khi được ba mẹ hỗ trợ) và trẻ đủ 18 tháng tuổi chưa thể bước đi, ba mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.

Bên cạnh hiện tượng trẻ chậm biết đi, nếu trẻ có thêm một số dấu hiệu bất thường như bắp chân không đều, chân yếu, đi khập khiễng,… ba mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm:

  • Khám dinh dưỡng cho bé liệu có cần thiết?
  • Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện các bệnh lý nguy hiểm kịp thời
  • Trẻ cần được thăm khám – Tham khảo ngay 11 bệnh viện, phòng khám đáng tin cậy

Trẻ chậm biết đi đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để trẻ phát triển toàn diện, tốt nhất ba mẹ nên chăm con đúng cách, bổ sung cho con đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và hạn chế bồng bế con quá nhiều. Trong trường hợp thấy con có những dấu hiệu bất thường, ba mẹ cần đưa ngay đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được kiểm tra và có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Tổng hợp bởi Lan Anh

Kiểm duyệt bởi Ngọc Hà

1. Vinmec. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/vi-sao-be-cham-biet-di/

2. Hello bác sĩ. https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/tre-1-5-tuoi/su-phat-trien-tre-1-5-tuoi/tre-cham-biet-di/

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nguyên nhân trẻ chậm biết đi. Ba mẹ có nên đưa trẻ đi khám không? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *