Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách theo khuyến cáo của bác sĩ nhi khoa

Bạn đang xem bài viết: Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách theo khuyến cáo của bác sĩ nhi khoa tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ăn dặm là một bước ngoặt trong sự phát triển của trẻ, đánh dấu bước chuyển đổi trong cơ chế hấp thu, trẻ giờ đây đã có thể hấp thụ nhiều loại dinh dưỡng từ các loại thức ăn khác nhau. Có rất nhiều phương pháp ăn dặm, từ cách ăn dặm truyền thống đến các phương pháp của nhật, ăn dặm BLW, nhưng trước khi áp dụng phương pháp nào thì cha mẹ cũng cần trang bị những nguyên tắc chung. Các bạn hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn và bác sĩ nhi Mạnh Cường đi qua các nguyên tắc để cho trẻ ăn dặm đúng cách nhé.

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường (Khoa Nhi, Bệnh viện Quân Y 103) là người sáng lập Lovekids, là trưởng nhóm Chăm Sóc Bé Khoa Học Cùng Bác Sĩ Nhi Khoa. Bác sĩ chuyên tư vấn miễn phí và khám bệnh tận tình cho trẻ em nên được rất nhiều phụ huynh yêu mến. Bác sĩ thường viết bài chia sẻ trên trang facebook Bác sĩ Nhi Mạnh Cường.
Mẹ cho trẻ ăn dặm

Mẹ cho trẻ ăn dặm

1Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là bước chuyển đổi từ bú mẹ hay bú sữa công thức hoàn toàn sang ăn thêm thức ăn dạng đặc hoặc lỏng, thức ăn thô, thức ăn dạng miếng. Trẻ giờ đây đã có thể ăn thức ăn. Dặm nghĩa là dặm thêm thức ăn ngoài việc bú sữa mẹ.

2Tại sao cần ăn dặm?

Ở trẻ từ 6 tháng trở lên, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng để phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ nên cần cho trẻ bổ sung thêm các món ăn khác. Việc ăn dặm sẽ giúp con hình thành các phản xạ-nhai nuốt. Và ăn dặm còn giúp bé làm quen dần với các món ăn xung quanh chuẩn bị cho giai đoạn ăn sau này. Có nhiều kiểu ăn dặm bạn có thể áp dụng cho bé như ăn dặm kiểu truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW). Tuy nhiên các phụ huynh cần lưu ý ở giai đoạn này ăn dặm chỉ là phụ thêm chứ không thay thế được sữa mẹ.

3Tại sao phải ăn dặm đúng cách?

Ăn dặm không đúng cách có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ. Có nhiều trẻ khi chuyển sang giai đoạn ăn dặm thì bị sụt cân, không còn phát triển khỏe mạnh như khi còn bú mẹ nữa.

4Nguyên tắc ăn dặm

Thời điểm bắt đầu ăn dặm là từ 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi

Bác sĩ Mạnh Cường chia sẻ: “Từ 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn cung cấp đủ năng lượng (chỉ cung cấp khoảng 450 kcal/ ngày trong khi lúc này trẻ cần 700 kcal/ ngày) do đó cần thức ăn để bù đắp năng lượng bị thiếu. Sau 24 tháng tuổi thì cha mẹ nên kết thúc giai đoạn ăn dặm cho bé vì nếu kéo dài sẽ khiến trẻ gặp nhiều vấn đề như khó nhai hoặc khó hoà nhập ở mẫu giáo vì ăn theo chế độ ăn khác. Mốc thời gian không phải là tuyệt đối, có thể chênh khoảng 1-2 tuần nên các mẹ đừng lo lắng quá.”

Theo một số tài liệu khác thì trẻ có thể ăn từ 4 tháng tuổi, vì lúc này các tuyến tiêu hóa đã hoạt động, enzim phân hủy tinh bột trong nước bọt cũng đã có. Vậy cha mẹ có thể quan sát con mình mà đưa ra thời gian ăn dặm phù hợp cho từng trẻ. Có một số dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm như: trẻ ngồi được, lưỡi và miệng có phản ứng đón nhận thức ăn, tiết nhiều nước bọt, cầm nắm đồ vật đưa lên miệng.

Không ép ăn hay ép bú.

Theo bác sĩ Mạnh Cường, trẻ muốn ăn bao nhiêu thì trẻ sẽ quyết định, khi trẻ đã không muốn ăn thì không nên ép. Cha mẹ có thể dụ dỗ bé bằng nhiều cách để bé ăn thêm trong giai đoạn biếng ăn. Ví dụ như làm thức ăn nhiều màu sắc hơn, đưa ra thêm món bé thích, đưa muỗng nĩa chén bát cho bé tự xúc, cho bé bốc, vọc thức ăn trong chén.

Thời gian mỗi bữa ăn dặm chỉ nên duy trì trong khoảng 30 phút. Nếu quá thời gian này trẻ không ăn hết thì bố mẹ hãy dọn đi. Về lâu dài với cách làm này trẻ sẽ hiểu được rằng nếu không ăn sẽ bị đói, đây là thời gian ăn của mình, từ đó hình thành thói quen tốt cho trẻ.

Ăn từ ít đến nhiều

Có một quy tắc là nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều. Lúc đầu cha mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn bột với một nửa bát nhỏ, chia thành nhiều bữa (1-2 bữa một ngày). Ngay cả khi bé ngon miệng, ăn hết và muốn ăn nữa trong bữa đầu tiên thì cũng không nên cho bé ăn thêm. Nên tuân thủ quy tắc này vì hệ tiêu hoá của bé còn non yếu, nếu cho ăn quá nhiều rất có thể khiến bé bị rối loạn đường tiêu hoá.

Từ loãng đến đặc

Do trẻ đang quen với việc bú sữa mẹ nên khi mới cho ăn dặm mẹ nên pha loãng bột cho trẻ. Nếu mua dạng bột ăn dặm đóng gói thì mẹ nên tuân thủ cách pha theo đúng chỉ dẫn trên gói. Nếu là mẹ tự xay cơm thì khi pha chế nên xay nhuyễn, loãng, mịn và sánh như kem là được ( tỷ lệ 1:10).

Một số loại thức ăn dặm lỏng và đặc

Một số loại thức ăn dặm lỏng và đặc

Từ ngọt đến mặn

Khi tập cho con ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn cháo ăn liền loãng, bột vị ngọt, bột yến mạch cùng rau, củ quả và không nêm gia vị. Sau khoảng 2 -4 tuần thì mới nên cho bé ăn bột mặn.

Nhiều mẹ nghĩ rằng nếu thêm gia vị như muối, mắm vào đồ ăn của con sẽ khiến món ăn đậm vị, ngon hơn và kích thích vị giác của con nhưng thật ra đó là một sai lầm. Khi mới ăn dặm mẹ nên cho trẻ ăn nhạt vì lúc này chức năng thận của trẻ chưa thực sự tốt, nếu ăn nhiều muối quá có thể gây bệnh cao huyết áp (đặc biệt là trong gia đình có tiền sử bệnh tăng huyết áp). Khi ăn nhạt, bé có cơ hội được cảm nhận mùi, vị đặc trưng của thực phẩm, từ đó cơ thể bé biết rõ bé cần ăn cái gì.

Thêm rau thơm, tiêu, chanh…sẽ làm cho bữa ăn của bé thêm đa dạng mùi vị. Chú ý hạn chế các loại thực phẩm nhiều muối. Pha sữa cho bé đừng pha đặc quá, hãy pha đúng theo hướng dẫn. Rau củ và thịt đóng hộp hàm lượng muối cao mục đích kéo dài thời gian bảo quản cũng cần hạn chế cho bé ăn. Cha mẹ nên chọn thức ăn tươi, còn phô mai nên chọn loại có lượng natri clorua ( NaCl) thấp cho bé. Chú ý khi chọn nước sốt vì các loại nước sốt, trộn, tỷ lệ muối thường cao để tăng hương vị.

Bài viết liên quan: Ăn dặm không phải là cuộc chiến – Mách mẹ cách cho bé ăn dặm để mẹ nhàn con khoẻ

Cho trẻ làm quen với một loại thức ăn trong 3 – 5 ngày

Việc cho bé ăn một loại thức ăn trong 3-5 ngày là cách để chọn lọc ra các loại thực phẩm bé thích ăn. Ngoài ra điều này còn giúp phát hiện xem bé có bị dị ứng với thực phẩm hay không. Sau 3 tới 5 ngày nếu bé không có các biểu hiện bệnh lý như sốt, khó thở, đi ngoài hay rối loạn tiêu hóa… thì mới bắt đầu cho ăn những món khác.

Cân bằng dinh dưỡng theo chu kỳ mỗi 2 – 3 ngày

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ cần cung cấp cho bé thực đơn đủ chất, nhưng không nhất thiết bé phải ăn đủ hết các món trong 1 bữa. Bữa này bé ăn nhiều rau củ, thì bữa sau có thể cho bé ăn nhiều đạm. Nhất là trong giai đoạn con biếng ăn ba mẹ lên thực đơn sao cho trong trong vòng 2 – 3 ngày bé nạp vào người đủ các nhóm chất.

Dầu ăn là cần thiết cho trẻ

Trong giai đoạn đầu đời tế bào thần kinh của trẻ phát triển rất mạnh và chất béo ( omega 3-6-9) rất quan trọng. Vì vậy ba mẹ nên cho trẻ ăn dầu ăn như dầu mè để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ. Việc không cho dầu ăn hoặc cho rất ít dầu ăn chính là không cung cấp đủ năng lượng cho con. Trong dầu ăn có nhiều năng lượng, dễ tiêu hóa và nhiều chất dinh dưỡng. Dầu ăn còn giúp hấp thu chuyển hóa vitamin D (Vitamin A, D, K, E đều tan trong dầu) và canxi.

Cân đối các nhóm thực phẩm

Ba mẹ cần cho trẻ ăn linh hoạt và đầy đủ các nhóm thực phẩm sau:

  • Nhóm bột đường bao gồm: bột mỳ, gạo, bánh mỳ, bún, ngô, khoai, phở…
  • Nhóm đạm bao gồm: đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác, thịt, cá, trứng, sữa, tôm.
  • Nhóm béo bao gồm: dầu, bơ, mỡ và các loại hạt có dầu.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm: các loại trái cây và rau củ.

Chú ý: giai đoạn đầu không nên cho con ăn quá nhiều đồ hải sản tanh và đạm sẽ khiến con rối loạn tiêu hóa và đi ngoài.

Một số loại thức ăn dặm dành cho trẻ em

Một số loại thức ăn dặm dành cho trẻ em

Không bế đi ăn rong, phải ngồi tại ghế ăn

Bế trẻ đi ăn rong là đưa trẻ ra ngoài dụ dỗ trẻ cuốn hút vào những thứ xung quanh để người lớn tranh thủ đút ăn, tương tự như khi “dụ” trẻ bằng TV, ipad… Ăn rong khiến trẻ ăn một cách thụ động, không có ý thức. Trẻ mải tập trung vào người và đồ vật xung quanh thì sẽ không tập trung ăn. Những nơi đông người thì không tốt cho việc ăn của trẻ vì có nhiều vi khuẩn.

Về mặt y học, cho trẻ chơi đồ chơi và xem điện thoại, ti vi khi đang ăn có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ. Vì quá tập trung vào thứ khác, nên bé không hề cảm nhận được mùi vị. Khi mới bắt đầu ăn dặm mà trẻ đã được học các thói quen không tốt như thế này thì sau này trẻ sẽ quen, đòi bế ra ngoài, đòi chơi chứ không ngồi, không chịu tập trung ăn. Vì vậy, mẹ cần cho bé ngồi ăn ngay trên ghế.

Niềm vui ăn uống

Mẹ hãy khen ngợi bé khi bé ngoan ngoãn ngồi ăn, có thể kể bé nghe về cách làm những món bé đang ăn, mẹ hãy khiến cho bữa ăn là sự học hỏi, tìm tòi thú vị hơn. Các mẹ cũng không nên so sánh khả năng ăn hay cân nặng của con với các bé khác để bớt tạo ra gánh nặng tâm lý.

Sự kiên trì

Khi cho bé ăn dặm, chắc chắn nhiều lúc mẹ sẽ thấy bé muốn tự chọn đồ ăn, nếu thấy bé phun thức ăn ra, thì chứng tỏ bé không thích ăn món này, mẹ nên cho bé thử lại lần khác. Mẹ đừng bỏ cuộc khi cho bé ăn những món không hợp khẩu vị vì bỏ cuộc sẽ dẫn tới việc bé kén thức ăn sau này. Theo thống kê cho thấy, để trẻ có thể làm quen thức ăn mới, trung bình mẹ có thể phải cho trẻ thử 5-10 lần.

Trên đây là 12 nguyên tắc mà bác sĩ Mạnh Cường chia sẻ. Nếu ba mẹ kiên trì áp dụng kèm theo một phương pháp ăn dặm phù hợp thì sẽ có một giai đoạn ăn dặm đúng đắn tốt cho sự phát triển bền vững của trẻ sau này.

Xem thêm:

  • Bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh – Có cần thiết phải phơi nắng?
  • Bổ sung vitamin D3 hiệu quả và những điều mẹ chưa biết
  • Mách ba mẹ cách cho trẻ ăn sữa chua, phô mai và váng sữa an toàn

Quỳnh tổng hợp

1. https://www.facebook.com/drmanhcuongnhikhoa/posts/122864870336607

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách theo khuyến cáo của bác sĩ nhi khoa của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *