Nhà thông minh là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết

Nhà thông minh là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết

Hiện nay, nhà thông minh là một trong các sản phẩm từ công nghệ 4.0 được yêu thích nhất trong đời sống. Thế bạn đã biết nhà thông minh là gì chưa? Nếu chưa thì tất tần tật những điều bạn cần biết về loại nhà này sẽ được giải đáp ngay bài viết dưới đây.

Đời sống ngày càng phát triển thì nhu cầu thiết yếu của con người cũng vì thế mà tăng cao. Nếu trước kia, chúng ta chỉ hầu như chỉ lo được “ăn no, mặc ấm” thì hiện nay, chất lượng cuộc sống cũng được quan tâm hơn hẳn.

Trong đó, nhà thông minh đang dần dần “lên ngôi” ở nước ta, giúp cuộc sống của con người ngày càng dễ dàng hơn. Hôm nay, bạn hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu tất tần tật về ngôi nhà thông minh này ngay nhé.

Nhà thông minh là gì?

Nhà thông minh là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biếtNhà thông minh được cài đặt nhiều sản phẩm điện, điện tử tự động hóa/bán tự động

Nhà thông minh (Smart home/Home automation) là loại nhà được cài đặt nhiều sản phẩm điện, điện tử tự động hóa/bán tự động để giúp con người thực hiện một hay vài hoạt động quản lý, điều khiển. Và bạn sẽ sử dụng bảng điện tử trong nhà/ứng dụng trên điện thoại di động/máy tính bảng/web để kết nối với hệ thống điện tử này.

Nói cách khác, nhà thông minh chính là hệ thống các thiết bị điện trong gia đình và toàn bộ được liên kết với nhau về cùng một trung tâm. Từ đó, bạn sẽ kiểm soát và điều khiển thông qua điện thoại/máy tính ở bất kỳ đâu một cách dễ dàng. Bởi chúng có khả năng chạy tự động theo thời gian hẹn sẵn hay do người dùng điều khiển.

Chi phí làm nhà thông minh

Chi phí làm nhà thông minhChi phí làm nhà thông minh phục thuộc vào loại thiết bị thông minh được sử dụng

Có thể nói, chi phí để làm nhà thông minh thật sự không quá mắc như nhiều người vẫn nghĩ, thậm chí chưa tới 10 triệu đồng đấy. Tùy theo nhu cầu sử dụng của gia đình (nhiều thiết bị, chức năng hiện đại,…) mà sẽ có giá thành khác nhau.

Với ai mới bắt đầu sử dụng nhà thông minh thì có thể chọn những thiết bị đơn giản như: Cảm biến chuyển động, công tắc thông minh, đèn thông minh, loa thông minh,… Khi dần dần quen rồi thì có thể mở rộng thành ngôi nhà thông minh đúng chất, đúng phong cách bạn thích.

Chức năng của nhà thông minh

Tiết kiệm năng lượng

Nhà thông minh giúp tiết kiệm năng lượngNhà thông minh giúp tiết kiệm năng lượng

Khi sử dụng nhà thông minh, bạn sẽ không cần phải lo lắng rằng mình đã tắt điện, tắt máy lạnh,… trước khi ra khỏi nhà chưa. Bởi chỉ cần theo dõi qua các hệ thống sưởi, nước và điện trong nhà, bạn sẽ tự kiểm soát được và hóa đơn tiền điện cũng vì thế mà không mất tiền “bừa bãi”.

Đảm bảo ánh sáng cho ngôi nhà

Đảm bảo ánh sáng cho ngôi nhàĐiều khiển hệ thống đèn bằng giọng nói

Đây luôn được xem là điểm nhấn mới mẻ và phổ biến nhất khi dùng “nhà thông minh”. Bạn có thể bật/tắt đèn thông qua điện thoại dù ở bất kỳ đâu, đặt lịch hoạt động cho các bóng đèn ở nhà, điều khiển bằng giọng nói để điều chỉnh độ sáng của đèn, mở cửa là đèn tự động bật, đèn tự động bật khi có người đi qua hành lang,…

Đảm bảo an ninh cho ngôi nhà

Đảm bảo an ninh cho ngôi nhàHệ thống camera kết nối trực tiếp với điện thoại di động

Lúc này, các thiết bị như camera thông minh và thiết bị an ninh sẽ bảo vệ cho ngôi nhà thân yêu của bạn. Nhờ hệ thống camera chất lượng cao kết nối trực tiếp với điện thoại di động, bạn có thể theo dõi ngôi nhà ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào cũng như nhận biết được có ai đang “xâm nhập” nhà bạn thông qua các thiết bị an ninh hiện đại nhất.

Điều khiển ngôi nhà bằng giọng nói dễ dàng

Điều khiển ngôi nhà bằng giọng nói dễ dàngĐiều khiển ngôi nhà bằng giọng nói dễ dàng

Một điểm nhấn đặc biệt nữa của nhà thông minh chính là điều khiển bằng giọng nói. Dù bạn đang ở bất kỳ đâu thì cũng có thể kiểm soát, điều khiển toàn bộ mọi thiết bị trong nhà chỉ bằng giọng nói mà không cần phải làm gì cả, từ máy lạnh, tivi cho đến rèm cửa, bóng đèn,…

Các công nghệ nhà thông minh hiện nay

Hiện nay, nhà thông minh chủ yếu được kết nối bằng giao thức không dây (giao tiếp bằng sóng RF) và giao thức đi dây (nối Bus).

Nhà thông minh không dây

Nhà thông minh không dâyNhà thông minh không dây

Ngày nay, đa số mọi người trên toàn cầu dùng các giao thức nổi tiếng như: Zwave, Zigbee hoặc Wifi.

Ưu điểm: Lắp đặt nhanh gọn, dễ dàng, không cần thay đổi hệ thống điện của gia đình mà vẫn mở rộng được thành nhà thông minh.

Nhược điểm: Khoảng cách kết nối bị tác động trực tiếp bởi sóng truyền nên đôi lúc bị nhiễu sóng làm cho chập chờn.

Nhà thông minh đi dây

Nhà thông minh đi dâyNhà thông minh đi dây

KNX với nguồn gốc từ u châu chính là chuẩn sử dụng nổi bật cho nhà thông minh giao thức đi dây này.

Ưu điểm: Toàn bộ hệ thống được kết nối chắc chắn, tính ổn định cao.

Nhược điểm: Hầu như phải thiết kế và thay đổi tất cả hệ thống điện trong gia đình nên chi phí khá cao.

Các hệ thống trong nhà thông minh là gì?

Mỗi ngôi nhà thông minh khác nhau sẽ có mạng lưới các hệ thống thiết bị thông minh cũng không giống nhau. Song, về cơ bản thì nhà thông minh có thể có:

Hệ thống chiếu sáng thông minh

Hệ thống chiếu sáng thông minhHệ thống chiếu sáng thông minh

Kiểm soát và điều khiển tất cả hệ thống đèn trong gia đình thông qua hẹn lịch tự động hay do người dùng tự điều khiển .

Hệ thống an ninh – Camera giám sát

Hệ thống an ninh – Camera giám sátHệ thống an ninh – Camera giám sát

Hệ thống này gồm có: Chuông cửa thông minh (có hình), hệ thống bảo vệ chống đột nhập qua cửa, phát hiện có di chuyển, báo gas, báo khói, báo nhiệt độ, độ ẩm, khí độc hại, báo nước tràn,… Chính vì thế chúng sẽ đảm bảo an toàn cho không gian sống của bạn 24/24 luôn đấy.

Hệ thống điều khiển nhiệt độ phòng

Hệ thống điều khiển nhiệt độ phòngHệ thống điều khiển nhiệt độ phòng

Hệ thống này sẽ giúp bạn tự động điều khiển máy lạnh, quạt, quạt thông gió, quạt hút,… một cách dễ dàng. Ví dụ, nếu nhiệt độ phòng tăng cao thì máy lạnh sẽ tự động bật lên hay khí CO2 bỗng đột ngột tăng cao thì quạt hút và quạt thông gió sẽ tự khởi động.

Hệ thống điều khiển rèm tự động

Hệ thống điều khiển rèm tự độngHệ thống điều khiển rèm tự động

Hệ thống này sẽ khiến những chiếc rèm cửa trong gia đình tự động đóng/mở theo điều kiện xung quanh. Ví dụ như rèm sẽ tự động mở khi bạn thức dậy hay rèm sẽ đóng lại khi bạn ra khỏi nhà,…

Hệ thống giải trí

Hệ thống giải tríHệ thống giải trí

Đây chính là mạng lưới âm thanh đa vùng, phòng xem phim,… tuyệt vời trong không gian sống của bạn. Nhà thông minh có thể hiểu được sở thích của các thành viên trong gia đình để phát lên các giai điệu du dương hay chương trình theo ý thích của mỗi cá nhân.

Hệ thống điều khiển bằng giọng nói

Hệ thống điều khiển bằng giọng nóiTrợ lý ảo Alexa của Amazon, Google Assistant của Google, Siri của Apple

Bạn có khả năng điều khiển tất cả mọi thiết bị trong gia đình chỉ bằng giọng nói mà không cần phải làm gì cả. Ví dụ: Trợ lý ảo Alexa của Amazon, Google Assistant của Google, Siri của Apple,…

Hệ thống tưới cây tự động

Hệ thống tưới cây tự độngHệ thống tưới cây tự động

Đừng lo khi bạn đi đâu xa mà cây cối trong khu vườn sẽ thiếu nước nhé. Bởi toàn bộ chúng sẽ được tưới tự động hằng ngày. Đặc biệt, hệ thống sẽ tự động dừng tưới nếu hôm đó trời mưa hay độ ẩm trong đất phù hợp cho cây rồi.

Hi vọng qua chia sẻ trên, bạn đã biết được nhà thông minh là gì rồi nhé. Đây được xem như giải pháp đem đến cuộc sống thoải mái và trọn vẹn nhất cho gia đình bạn. Nếu yêu thích điều này thì bạn hãy thử lắp đặt hệ thống thông minh này ngay nha.

Mời bạn xem thêm:

>>Những lý do khiến nhà thông minh sẽ trở thành xu hướng của tương lai?

>>Công tắc điều khiển từ xa bằng điện thoại và những ưu điểm vượt trội

>>Top 10 ổ cắm điện thông minh được nhiều người tin tưởng và sử dụng

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *