Đã bao giờ bạn biết đến cách nhận biết tình trạng sức khỏe dựa trên màu sắc nước tiểu chưa? Sẽ thật sự đáng tiếc nếu bạn bỏ qua phương pháp này để có thể theo dõi được tình hình sức khỏe.
Phần lớn chúng ta sẽ nghĩ đến việc khám bệnh từ bác sĩ để có thể biết được tình trạng sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, việc khám sức khỏe sẽ không được tiến hành liên tục vì khá tốn thời gian và ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.
Vậy, theo dõi sức khỏe dựa trên màu sắc nước tiểu hằng ngày của bạn thì sao nhỉ? Mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu để hiểu rõ hơn về những thay đổi của nước tiểu và cách để nhận biết liệu bạn có gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không nhé.
Theo báo suckhoedoisong, dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết sự thay đổi của nước tiểu mọi người có thể nhận biết để theo dõi được tình hình sức khỏe.
Màu nước tiểu nhạt
Đối với những bạn có màu nước tiểu nhạt, thậm chí trong suốt, không màu, điều đó chứng tỏ cơ thể bạn bình thường. Nước tiểu màu nhạt có thể do bạn uống nước quá nhiều, sử dụng thuốc lợi tiểu – một trong những loại thuốc hỗ trợ bạn thải nước ra được nhiều hơn, điều này hoàn toàn an toàn và tốt cho sức khỏe vì sẽ giúp cơ chế đào thải nước tiểu được hoạt động tốt hơn.
Màu nước tiểu quá tối
Chẳng may nước tiểu của bạn có màu vàng sậm như mật ong hoặc nước trà đậm thì có thể cơ thể bạn đang trong tình trạng mất nước và điều đó đồng nghĩa với việc bạn nên cần bổ sung lượng nước ngay lập tức.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu nước tiểu có màu tối cũng có thể do gan của bạn có vấn đề. Vì vậy, hãy nên gặp bác sĩ nếu tình trạng không có tiến triển tốt sau quá trình bạn cấp nước đầy đủ cho cơ thể.
Nước tiểu có màu hồng hoặc hơi đỏ
Nước tiểu có màu hồng hơi đỏ có thể là do bạn đã sử dụng liên tục các loại thực phẩm có màu đỏ, cam… như cà rốt, củ cải đường, mâm xôi…
Tuy nhiên, cũng có trường hợp nước tiểu hồng đỏ là do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh rifamycin hoặc thuốc phenazopyridine – thuốc điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bạn không nên chủ quan nếu tình trạng nước tiểu hồng trong suốt thời gian dài, hãy chủ động đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và chẩn đoán kịp thời. Nó có thể là dầu hiệu đầu của bệnh thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, khối u hoặc tuyến tiền liệt có vấn đề, gây ra tình trạng nước tiểu nhiễm máu.
Nước tiểu có màu cam
Nước tiểu có màu cam có thể do một trong hai nguyên nhân sau: Sử dụng Vitamin B2 liều cao, thuốc phenazopyridine trong việc điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc có thể là dấu hiệu của việc cơ thể bị mất nước, vấn đề về bệnh gan hoặc ống mật.
Hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.
Nước tiểu có màu xanh da trời hoặc xanh lá
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nước tiểu có màu xanh lá hoặc xanh da trời đó chính là việc bạn sử dụng thực phẩm có màu xanh hoặc một loại thuốc như thuốc propofol an thần, thuốc hen suyễn promethazine hoặc vô tình nuốt phải nước súc miệng có chưa methylen.
Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng những sản phẩm trên, mà nước tiểu vẫn màu xanh trong thời gian dài thì hãy nên gặp bác sĩ ngay nhé.
Nước tiểu có bọt
Nước tiểu nhiều bọt hoặc bọt lâu tan là dấu hiệu của việc cơ thể bị thiếu khá nhiều protein, điều đó cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bạn đang gặp vấn đề về thận. Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn không khám và chữa trị kịp thời.
Nước tiểu vẩn đục, có cặn
Trường hợp nước tiểu vẩn đục, có cặn thì có thể đấy là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu hoặc sỏi thận. Đối với trường hợp này, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời bằng phương pháp phù hợp.
Nước tiểu có màu vàng đậm
Khi nước tiểu có màu vàng đậm thì chứng tỏ cơ thể bị mất nước nghiêm trọng hoặc do dùng một số loại thuốc, chất bổ sung hoặc vitamin như vitamin B, vitamin B12. Vì vậy, bạn cần nhanh chóng bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, kết hợp với chế độ ăn uống đảm bảo cung cấp đủ lượng Vitamin cần thiết cho cơ thể như thịt cá hồi, hải sản, trứng, sữa…
Có thể bạn chưa biết: Nước tiểu bình thường sẽ có màu dao động từ vàng nhạt đến vàng sậm. Do sắc tố urobilinogen có trong nước tiểu được pha loãng hoặc cô đặc ở các mức độ nhất định.
Vậy là chúng ta đã cùng đi qua một vài cách để nhận biết tình trạng sức khỏe của bản thân rồi phải không nào. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn và hãy cùng chia sẻ thông tin này đến những người thân yêu để cùng nhận biết tình trạng sức khỏe.
Nguồn: Suckhoedoisong
Xem thêm:
>> Nước ngọt có phải nguyên nhân gây tiểu đường không
>> Thực hư việc nước súc miệng làm tăng nguy cơ bị tiểu đường, béo phì?
Đến các cửa hàng Bách hoá XANH gần nhất để lựa chọn thực phẩm tươi ngon nhé
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH