Nhiệt kế thủy ngân là gì? Cấu tạo và công dụng của nhiệt kế thủy ngân

Bạn đang xem bài viết: Nhiệt kế thủy ngân là gì? Cấu tạo và công dụng của nhiệt kế thủy ngân tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nhiệt kế thủy ngân là thiết bị y tế hữu ích, được sử dụng phổ biến để đo nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người chưa thật sự hiểu về cấu tạo cũng như công dụng của chúng. Vì thế, hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!

1Tìm hiểu về nhiệt kế thủy ngân

Nhiệt kế thủy ngân là một loại nhiệt kế được phát minh bởi nhà vật lý học Daniel Gabriel Fahrenheit ở Amsterdam vào năm 1714. Nhiệt kế thủy ngân không thể đo nhiệt độ thấp hơn -39˚C (thủy ngân bị hóa rắn) hoặc nhiệt độ cao hơn 356,7˚C (điểm sôi của thủy ngân).

Nhiệt kế được phát minh từ năm 1714 bởi Daniel Gabriel Fahrenheit

Nhiệt kế thủy ngân có thể đo nhiệt độ từ – 39 độ C đến 356,7 độ C

Cấu tạo

Nhiệt kế thủy ngân có cấu tạo đơn giản với 3 bộ phận gồm:

  • Bộ phận cảm nhận nhiệt độ: Là bầu chứa thủy ngân có khả năng hấp thụ nhiệt từ môi trường cần đo và vận hành theo nguyên lý giãn nở của thủy ngân. Tùy thuộc vào nhiệt độ mà thủy ngân sẽ giãn nở với mức độ khác nhau, từ đó đo được nhiệt độ môi trường tương ứng.
  • Ống mao dẫn: Là cột dẫn thủy ngân giãn nở khi tiếp xúc với môi trường từ đó có thể đo được nhiệt độ của môi trường.
  • Phần hiển thị kết quả: Bạn có thể đọc được nhiệt độ bằng các vạch số tương ứng với những mức nhiệt độ thu được của môi trường.
cấu tạo của thủy ngân

Nhiệt kế thủy ngân hoạt động dựa trên nguyên lý giãn nở của chất rắn

Nguyên lý hoạt động

Nhiệt kế thủy ngân hoạt động dựa theo nguyên lý sự giãn nở của thuỷ ngân theo nhiệt độ: Thủy ngân sẽ nở ra (cột nhiệt độ chạy lên) hay co lại (nhiệt độ kéo tụt xuống dưới ống) tùy thuộc vào nhiệt độ cần đo nóng hay lạnh, từ đó thang đo nhiệt độ sẽ thể hiện số tương ứng với nhiệt độ hiện tại.

Ưu – nhược điểm của nhiệt kế thủy ngân:

Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ, chỉ khoảng 15.000 – 40.000 VNĐ.
  • Bạn có thể dễ tìm mua tại hầu khắp các Nhà thuốc An Khang trong cả nước.
  • Cấu tạo đơn giản, dễ thao tác và sử dụng.
  • Độ chính xác cao.
  • Hoạt động không cần dùng pin.
  • Khá tiện lợi, được sử dụng rộng rãi trong hộ gia đình và bệnh viện.

Nhược điểm:

  • Thời gian cho kết quả lâu từ 3 – 5 phút.
  • Dễ vỡ, khi vỡ làm bay hơi thủy ngân rất độc và nguy hiểm.
  • Vạch hiển thị kết quả nhỏ, dễ bị mờ, khó đọc kết quả.

2Vị trí cặp nhiệt độ thủy ngân

  • Dưới nách: Đo nhiệt độ cơ thể bằng cách kẹp nhiệt kế thủy ngân vào nách là cách dùng phổ biến nhất nhưng cho kết quả thấp hơn so với cách đo trực tràng từ 0,5 độ C – 1,5 độ C.
  • Dưới lưỡi: Cặp nhiệt độ dưới lưỡi thường thường dùng cho người lớn và thanh thiếu niên, thường cho kết quả thấp hơn 0,3 độ C – 0,8 độ C so với đo ở trực tràng.
  • Trực tràng (hậu môn): Đo nhiệt độ ở trực tràng thường cho kết quả chính xác nhất, cách này hay được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và được nhiều chuyên gia khuyên áp dụng.
  • Đo nhiệt độ âm đạo: Đo nhiệt kế thủy ngân này cho kết quả thấp hơn trung bình là 0,1 độ C đến 0,3 độ C so với đo ở trực tràng.
Vị trí cặp nhiệt độ thủy ngân

Cặp nhiệt độ thủy ngân ở dưới nách là cách dùng phổ biến

3Ứng dụng của nhiệt kế thủy ngân

Nhiệt kế thủy ngân được ứng dụng nhiều trong cuộc sống ngày nay, cụ thể:

  • Trong y học: Nhiệt kế thủy ngân được dùng để đo thân nhiệt của bệnh nhân, giúp các bác sĩ nắm bắt tình trạng sức khỏe của người bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, chính xác.
  • Trong công nghiệp: Nhiệt kế thủy ngân được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất như kiểm soát nhiệt độ lò hơi, chất lỏng, khí để quá trình sản xuất được diễn ra chính xác hơn.
  • Trong ẩm thực: Nhiệt kế thủy ngân được ứng dụng để kiểm soát nhiệt độ nấu ăn. Ngoài ra, nhiệt kế thủy ngân với chất dãn nở là rượu cũng được dùng để đo độ cồn trong rượu.
Nhiệt kế thủy ngân là dụng cụ để đo nhiệt độ được sử dụng rộng rãi trong gia đình và y tế

Nhiệt kế thủy ngân là dụng cụ để đo nhiệt độ được sử dụng rộng rãi trong gia đình và y tế

4Thủy ngân trong nhiệt kế thủy ngân có độc không?

Mức độ độc hại của thủy ngân

Thủy ngân là một kim loại màu trắng bạc, ở thể lỏng, không tan trong nước và có thể bốc hơi tương đối dễ ở nhiệt độ phòng (25 độ C).

Thủy ngân trong nhiệt kế là loại thủy ngân nguyên chất rất độc hại, dù chỉ tiếp xúc với thủy ngân một lượng nhỏ cũng có thể bị nhiễm độc thủy ngân ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe như: gây hại đến hệ thần kinh, tiêu hóa, miễn dịch, phổi, thận, da và mắt. Do đó, cần tránh làm vỡ nhiệt kế thủy ngân vì chúng có thể bay hơi và dễ hít phải.

Mức độ độc hại của thủy ngân

Thủy ngân trong nhiệt kế rất độc có thể ảnh hưởng đến phổi nếu hít phải chúng

Cách xử lý khi thủy ngân bị vỡ

Đầu tiên, bạn nên bình tĩnh và làm theo các bước dưới đây:

  • Đảm bảo sơ tán trẻ em và mọi người khỏi nơi thủy ngân bị vỡ, tránh trường hợp thủy ngân bay hơi tan trong không khí làm hại phổi.
  • Đeo khẩu trang, kính mắt và mang bao tay y tế, nhẹ nhàng dùng tăm bông ướt hoặc giấy mỏng thu gom thủy ngân lại và cho vào lọ thủy tinh bịt kín. Cẩn thận khi thu dọn tránh hạt thủy ngân phân li thành các hạt nhỏ hơn, gây nguy hiểm hơn.
  • Hoặc bạn có thể sử dụng lưu huỳnh (bột diêm sinh) rắc vào nơi bị đổ thủy ngân. Lưu huỳnh sẽ phản ứng với thủy ngân cho ra hợp chất khó bốc hơi, sau đó dùng chổi quét kỹ để đảm bảo không còn thủy ngân sót lại.
  • Sau khi thu dọn xong phải mở hết cửa để khu vực thông thoáng trong vài giờ, sau đó mới có thể vào sinh hoạt như bình thường.
  • Quần áo đã dính thủy ngân nên loại bỏ vì chứa nguy cơ phân tử thủy ngân sẽ phát tán ra gây hại cho sức khỏe.
  • Cuối cùng, hãy rửa sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc rửa mắt bằng nước muối sinh lý.
  • Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu ngộ độc thủy ngân hoặc nuốt phải thủy ngân phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và điều trị.
Cách xử lý khi thủy ngân bị vỡ

Đeo bao tay, khẩu trang và kính mắt bảo hộ để tránh thủy ngân dây vào, gây nguy hiểm

5Một số điều cần lưu ý khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân

Mặc dù nhiệt kế thủy ngân có cấu tạo đơn giản, dễ dùng và cho kết quả đo chính xác cao nhưng khi làm vỡ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng cao không kém. Do đó, khi sử dụng bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Lau sạch nhiệt kế trước khi dùng: Sử dụng cồn để lau sạch phần đầu nhiệt kế.
  • Trước khi sử dụng: Bạn nên lắc mạnh cho cột thủy ngân về mức thấp nhất (khoảng 35 độ C), để khi đo nhiệt độ, cột độ nở ra và cho kết quả chính xác nhất.
  • Sau khi sử dụng: Bạn nên lắc cho cột thủy ngân về lại mức thấp nhất, khử trùng sạch sẽ và bảo quản nơi khô ráo, an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Một nhiệt kế chỉ nên sử dụng chuyên để đo nhiệt độ ở một bộ phận, ví dụ là nhiệt kế đo ở nách là riêng, ở miệng riêng và những vùng khác là những nhiệt kế khác.
  • Tuyệt đối không được đổ thủy ngân vào cống, vì thủy ngân là chất độc có thể gây hư hại hệ thống ống nước và gây ô nhiễm nguồn nước.
Những lưu ý khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân

Nhiệt kế thủy ngân đo kết quả chính xác

Xem thêm

  • Nên mua nhiệt kế đo trán loại nào tốt? 6 lưu ý cần biết khi mua
  • Nên dùng nhiệt kế nào chính xác, an toàn nhất mẹ nên mua cho gia đình?
  • Có nên mua nhiệt kế hồng ngoại không và một số lưu ý khi sử dụng

Qua những thông tin hữu ích vừa rồi, hi vọng có thể giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về nhiệt kế thủy ngân và biết cách xử lý an toàn nếu dụng cụ này bị vỡ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ tổng đài 1900.866.874 (7:30 – 22:00) hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn miễn phí nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nhiệt kế thủy ngân là gì? Cấu tạo và công dụng của nhiệt kế thủy ngân của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *