Thời tiết mùa hè nắng nóng và chế độ ăn chưa hợp lý sẽ gây ra tình trạng nhiệt miệng, loét miệng tạo cảm giác rất khó chịu. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo ngay bài viết về nguyên nhân và cách phòng tránh nhiệt miệng nhé!
1Biểu hiện của nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng thường xuất hiện vào những ngày hè nắng nóng và tự khỏi trong vòng 7 – 10 ngày nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những triệu chứng nặng hơn, bệnh có những biểu hiện như sau:
- Xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ.
- Có vết lở nông ở niêm mạc miệng có đường kính từ 2 – 10 mm hình tròn hoặc bầu dục.
- Cảm giác ngứa râm ran trong miệng.
- Xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi gây đau trong miệng.
- Biểu hiện nặng có thể sốt cao, tiêu chảy, đau đầu, nhiều vết loét gây đau đớn.
2Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng:
- Thời tiết nóng nực oi bức.
- Do đánh răng quá mức, tai nạn khi chơi, luyện tập thể thao.
- Khi ăn vô tình cắn vào má trong miệng.
- Sử dụng những thực phẩm nóng: cà phê, sô cô la, các loại hạt, phô mai, thực phẩm nhiều gia vị,,…
- Dị ứng với những vi khuẩn trong miệng.
- Thiếu lượng Vitamin B12, kẽm, axic folic hoặc sắt.
- Ảnh hưởng của vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng (Helicobacter pylori).
- Ảnh hưởng do thời kỳ kinh nguyệt.
- Áp lực công việc, học tập, cuộc sống.
3Một số phương pháp làm giảm khó chịu khi bị nhiệt miệng
Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn làm giảm khó chịu khi nhiệt miệng:
- Tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên.
- Khi đánh răng nên chọn loại dịu nhẹ như kem đánh răng muối tre, kem đánh răng chuyên dành cho trẻ em nhỏ, hạn chế chọn loại kem đánh răng chứa nhiều thành phần bạc hà vì sẽ gây cảm giác cay rát.
- Dùng bàn chải đánh răng có đầu lông có độ mềm phù hợp, vì sẽ khá “thốn” nếu bạn vô tình để đầu lông bàn chải cứng tiếp xúc với nơi đang bị nhiệt miệng.
- Thường xuyên uống nhiều nước, ăn những thực phẩm có tính mát giúp thanh nhiệt, không ăn những đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Trộn dầu dừa với mật ong hoặc bột nghệ trộn với mật ong, bôi hỗn hợp lên vết loét nhiều lần trong ngày.
4Các biện pháp phòng tránh nhiệt miệng
Một số biện pháp phòng tránh nhiệt miệng:
- Làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh stress.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng.
- Thời tiết nắng nóng sẽ làm bạn lười ăn nhưng cần đảm bảm đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nuôi cơ thể, nên ăn những thức ăn mát.
- Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng (axit folic, Vitamin B6, Vitamin B12, kẽm)
- Đối với trẻ em cần ăn uống điều độ đúng giờ giấc, không nên thức khua, thường xuyên dạy bé cách chăm sóc răng đúng cách và súc miệng bằng nước muối mỗi ngày.
- Các bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng và cách phòng chống
- 5 cách dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cho trẻ an toàn, chính xác
- 9 bệnh da liễu thường gặp trong mùa nồm và cách ngăn ngừa
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn cách phòng tránh nhiệt miệng tốt nhất. Nếu có mẹo chữa nhiệt miệng hay, hãy bình luận bên dưới để chia sẻ cùng mọi người nhé!