Những ai không nên ăn yến mạch? Tác dụng phụ nếu ăn không đúng cách

Bạn đang xem bài viết: Những ai không nên ăn yến mạch? Tác dụng phụ nếu ăn không đúng cách tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngũ cốc yến mạch được biết đến là thực phẩm có lợi cho sức khỏe với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Thế nhưng không phải ai cũng có thể dùng được yến mạch. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu những ai không nên ăn yến mạch thông qua bài viết này nhé!

1Yến mạch là gì?

Yến mạch là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, là một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng. Loại cây này được trồng và thu hoạch chủ yếu ở châu Âu và Bắc Mỹ, bao gồm hạt yến mạch, lá, thân và cám (lớp vỏ ngoài của hạt yến mạch).

Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng

Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng

2Thành phần dinh dưỡng của yến mạch

Yến mạch sở hữu các thành phần dinh dưỡng có lợi đối với cơ thể, bao gồm:

  • Carbohydrate.
  • Chất xơ.
  • Chất đạm.
  • Hàm lượng calo.
  • Các loại vitamin như vitamin A, vitamin B, vitamin E, vitamin K,…
  • Các loại khoáng chất như canxi, kali, magie, kẽm, sắt, folate, photpho, mangan, đồng.
  • Omega 3, omega 6.
  • Chất béo bão hòa đơn, chất béo bão hòa đa,…
Yến mạch chứa các thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe

Yến mạch chứa các thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe

3Lợi ích của yến mạch

Yến mạch là loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao, việc sử dụng yến mạch mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

Thúc đẩy hệ tiêu hóa

Yến mạch còn là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Yến mạch chứa hàm lượng chất xơ cao giúp làm mềm phân, nhuận tràng và ngăn ngừa triệu chứng của bệnh táo bón.

Hỗ trợ giảm cân, giữ dáng

Yến mạch có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất giúp hỗ trợ giảm cân rất tốt. Chất beta-glucan trong yến mạch có vai trò ổn định đường huyết, cho cảm giác no lâu. Ngoài ra, chất xơ cũng giúp đốt cháy mỡ thừa tích trữ, cho bạn vóc dáng thon gọn.

Yến mạch trái cây cán mỏng Quaker 600g (dành cho trẻ từ 1 tuổi)

Yến mạch trái cây cán mỏng Quaker 600g (dành cho trẻ từ 1 tuổi)

Phòng ngừa hen suyễn ở trẻ

Cho trẻ ăn dặm thêm yến mạch với lượng phù hợp sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng phát triển bệnh hen suyễn dai dẳng. Đây cũng chính là một trong những lý do tuyệt vời để làm cho bột yến mạch trở thành loại thực phẩm của mọi gia đình.

Giảm đường huyết

Những người mắc các bệnh về tiểu đường nên ăn yến mạch để giảm lượng đường trong máu. Bởi carbohydrate trong thực phẩm giúp chuyển hóa thức ăn thành đường đơn giản, ngoài ra hoạt chất beta-glucan cũng có lợi ích trong việc ức chế đường hấp thu nhiều vào máu sau bữa ăn.

Yến mạch nguyên chất cán mỏng vị chocolate Quaker 420g (dành cho bé từ 3 tuổi)

Yến mạch nguyên chất cán mỏng vị chocolate Quaker 420g (dành cho bé từ 3 tuổi)

Cải thiện hệ miễn dịch

Vitamin và khoáng chất trong yến mạch sẽ góp phần cải thiện hệ miễn dịch. Beta-glucan trong yến mạch giúp tăng hiệu quả hoạt động của bạch cầu, loại bỏ tác nhân gây hại, đẩy lùi nhiễm trùng trong cơ thể.

Bảo vệ tim mạch

Yến mạch có khả năng ngăn ngừa các bệnh về tim như đau tim, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu,… Lý do loại ngũ cốc này có tác dụng rất tốt cho hệ tim mạch vì nó chứa chất xơ hòa tan cao và beta-glucan làm giảm hấp thu cholesterol vào máu và nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Yến mạch nguyên chất cán mỏng vị truyền thống Quaker 420g (dành cho bé từ 3 tuổi)

Yến mạch nguyên chất cán mỏng vị truyền thống Quaker 420g (dành cho bé từ 3 tuổi)

Ngăn ngừa chứng cao huyết áp

Bột yến mạch là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng nếu bạn bị tăng huyết áp, nhưng cám yến mạch có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn, vì nó chứa nhiều chất xơ hơn, có thể giúp giảm huyết áp.

Làm sạch da đầu, làm đẹp da

Saponin được tìm thấy trong yến mạch giúp làm sạch dầu nhờn dư thừa trên tóc, tẩy bụi bẩn, tế bào chết, mảng gàu bám dính da đầu. Yến mạch còn có tác dụng làm sạch, làm sáng da và ngăn ngừa thâm nám, giúp da luôn căng mọng, mịn màng và chống lão hóa.

Yến mạch ngăn ngừa chứng cao huyết áp hiệu quả

Yến mạch ngăn ngừa chứng cao huyết áp hiệu quả

Ngăn ngừa ung thư

Yến mạch chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, saponin,… Những chất này có tác dụng như một hàng rào chống lại các gốc tự do hình thành nên tế bào ung thư.

Hỗ trợ điều trị tình trạng trào ngược dạ dày

Chất xơ và tinh bột trong yến mạch có công dụng hấp thụ bớt dịch vị dư thừa trong dạ dày và axit từ thức ăn. Việc này sẽ cải thiện các dấu hiệu của trào ngược dạ dày.

Đào thải độc tố trong cơ thể

Thành phần của yến mạch có các axit amin giúp tăng khả năng sản xuất lecithin tại gan. Nhờ đó, chức năng hoạt động của gan sẽ nâng cao, cơ thể được đào thải độc tố hiệu quả.

Yến mạch giúp đào thảo độc tố trong cơ thể

Yến mạch giúp đào thảo độc tố trong cơ thể

4Tác dụng phụ của yến mạch

Tuy có rất nhiều lợi ích nhưng nếu bạn không ăn yến mạch đúng cách sẽ dễ dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn dưới đây:

  • Ăn yến mạch quá nhiều bị tiêu chảy, táo bón: Khi ăn quá nhiều yến mạch có thể khiến bạn gặp phải tình trạng táo bón, tiêu chảy bởi hàm lượng chất xơ trong thực phẩm nhiều, lượng chất xơ này đi vào trong ruột sẽ sản sinh ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Dễ tăng cân nếu ăn quá nhiều yến mạch: Trong yến mạch chứa lượng lớn cacbohydrate cũng như rất giàu chất béo và protein. Chính vì thế khi bạn sử dụng quá nhiều yến mạch có thể khiến bạn không kiểm soát được cân nặng của mình.
  • Ảnh hưởng đến phụ nữ tuổi mãn kinh: Khi bạn cung cấp lượng chất xơ dư thừa cho cơ thể từ yến mạch, chúng sẽ làm cho phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh hay tiền mãn kinh cảm thấy khó chịu cũng như gây ra một số vấn đề nhạy cảm của cơ thể trong giai đoạn này.
  • Gia tăng tình trạng táo bón: Yến mạch rất giàu chất xơ, vậy nên khi bạn ăn quá nhiều yến mạch khiến lượng chất xơ tích tụ nhiều, làm ảnh hưởng tới nhu động ruột cũng như khiến quá trình đào thải phân bị cản trở, gia tăng tình trạng táo bón.
  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ: Khi bạn sử dụng quá nhiều yến mạch, khiến cho cơ thể tăng tiết insulin, khiến hệ thần kinh của bạn trở nên căng thẳng, bạn sẽ có cảm giác khó chịu, cáu gắt và khó đi vào giấc ngủ.
Tác dụng phụ của yến mạch và những cảnh báo

Tác dụng phụ của yến mạch và những cảnh báo

5Những ai không nên ăn yến mạch?

Những đối tượng không nên ăn hay hạn chế sử dụng yến mạch như:

  • Bệnh nhân tiểu đường: Hàm lượng carbohydrate trong yến mạch cao nên bạn cần đo lường kỹ lượng carbohydrate hấp thụ hàng ngày để đưa yến mạch vào khẩu phần ăn uống.
  • Người bị thiếu máu: Cơ thể bạn thiếu sắt nên đây là trở ngại quan trọng khi tiêu thụ yến mạch bởi loại này sẽ ngăn cản sự hấp thụ hoàn toàn của chất sắt từ ruột vào máu.
  • Bệnh nhân mắc bệnh đường ruột: Tránh tiêu thụ yến mạch bởi sản phẩm sẽ làm bệnh lý trầm trọng.
  • Người dị ứng với yến mạch: Nếu quá mẫn cảm với yến mạch, bạn cần tránh sử dụng để không gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Mẹ bầu hoặc đang cho con bú: Mẹ bầu nên hạn chế ăn yến mạch vì loại ngũ cốc này có liên quan đến mức độ bài tiết hormone.
  • Người có gan nóng: Bạn không nên ăn yến mạch vì việc ăn nhiều yến mạch sẽ khiến bụng người bị gan nóng khó chịu.
Những đối tượng không nên dùng yến mạch

Những đối tượng không nên dùng yến mạch

6Liều lượng sử dụng yến mạch đúng cách

Mỗi ngày bạn chỉ nên nạp tối đa khoảng 230g yến mạch sống (tương đường 400g yến mạch chín) vào cơ thể. Ngoài ra, tùy theo độ tuổi, giới tính, nhu cầu giảm cân hay tăng cân mà số lượng yến mạch cần tiêu thụ đối với mỗi người khác nhau:

  • Từ 19 – 30 tuổi: nữ dùng 170g yến mạch sống, nam dùng 226g.
  • Từ 30 – 50 tuổi: nữ dùng 170g yến mạch sống, nam dùng 198g.
  • Từ 50 tuổi trở lên: nữ dùng 140g yến mạch sống, nam dùng 170g.

Đối với người có cholesterol cao: Sử dụng yến mạch nguyên chất như cám yến mạch hoặc bột yến mạch từ 56 – 150 gam, trong đó chất xơ hòa tan beta-glucan chiếm từ 3.6 – 10 gam, dùng mỗi ngày như chế độ ăn ít chất béo.

Giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2: Sử dụng yến mạch nguyên chất chứa 25 gam chất xơ hòa tan mỗi ngày, 38 gam cám yến mạch hoặc 75 gam bột yến mạch khô có chứa khoảng 3 gam beta-glucan.

Liều lượng sử dụng yến mạch một cách hợp lý

Liều lượng sử dụng yến mạch một cách hợp lý

Xem thêm:

  • Yến mạch là gì? Tác dụng thần kỳ của yến mạch đối với sức khỏe
  • Hướng dẫn cách pha ngũ cốc với sữa tươi không đường thơm ngon, bổ dưỡng
  • Bà bầu ăn yến mạch có tốt không? 8 lợi ích tuyệt vời của yến mạch đối với bà bầu

Trên đây là các thông tin về yến mạch, tác dụng của yến mạch, những ai không nên dùng yến mạch cũng như liều lượng sử dụng hợp lý trong thực đơn hằng ngày. Nếu bạn muốn mua hàng, truy cập website avakids.com hoặc liên hệ tổng đài 1900.866.874 (7h20 – 22h00) để được tư vấn thêm nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Những ai không nên ăn yến mạch? Tác dụng phụ nếu ăn không đúng cách của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *