Những câu hỏi về Bảo tàng chứng tích chiến tranh có đáp án

Bạn đang xem: Những câu hỏi về Bảo tàng chứng tích chiến tranh có đáp án tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Những câu hỏi về Bảo tàng chứng tích chiến tranh có đáp án:

Câu 1: Bảo tàng chứng tích chiến tranh ra đời năm nào?

A. 1974

B.1975

C.1970

D.1968

Đáp án: B

Câu 2: Bảo tàng hiện đang lưu trữ bao nhiêu tài liệu cùng hiện vật?

A. hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh

B. hơn 30.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh

C. hơn 10.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh 

D. hơn 15.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh

Đáp án: A

Câu 3: Tên ban đầu của “Bảo tàng chứng tích lịch sử” là gì?

A. Nhà Trưng bày tội ác Chiến tranhxâm lược

B. Nhà Trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy

C. Ban điu tra tội ác Mỹ- Ngụy

D. Ban điu tra và tố cáo tội ác Mỹ-Ngụy

Đáp án: B

Câu 4: Mô hình “Chuồng cọp” được trưng bày trong chuyên đề nào

ANhnsự thlcs

BHivvũ khí trưnbàngoàtrời

C. Chế độ lao tù trong chiến tranhxâm lược Việt Nam

D. Tội ác chiến tranh xâm lược

Đáp án: C

Câu 5: Có bao nhiêu chuyên đề được trưng bày trong “ Bảo tàng chứng tích lịch sử”?

A. 10

B. 8

C9

D. 7

Đáp án: B

Câu 6: “Bảo tàng chứng tích lịch sử” tọa lạc tại đâu?

A. Số 28, Võ Văn Tần, phường 6, quận 3,TP.HCM

B. Số 38, Võ Văn Tần, phường 6, quận 4,TP.HCM

C. Số 18, Võ Văn Tần, phường 8, quận 4,TP.HCM

D. Số 28, Võ Văn Tần, phường 8, quận 4,TP.HCM

Đáp án: A

2. Đôi nét về bảo tàng chứng tích chiến tranh:

Dù chiến tranh đã đi xa với chúng ta nhưng những hậu quả nặng nề mà nó để lại vẫn luôn in đậm trong những trang sách đối với thế hệ trẻ và đậm sâu trong tâm trí những người sống hai thế kỷ. Nhưng có lẽ những gì được kể lại trong sách vở chưa thể nào tái hiện lại được tính khốc liệt của các cuộc chiến tranh. 

Ngày 30/4/1975, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn: Hòa bình, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc được khôi phục. Để lưu lại những chứng tích anh hùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống các thế lực xâm lược, đồng thời để tố cáo những tội ác và nêu bật những hậu quả tàn khốc của cuộc chiến tranh xâm lược, ngày 04/9/1975 Nhà Trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy được mở cửa phục vụ công chúng. Sau đó, Nhà Trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy được đổi tên thành Nhà Trưng bày Tội ác Chiến tranh xâm lược (ngày 10/11/1990) trước khi trở thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (ngày 4/7/1995). 

Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn 1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên. Trong 35 năm hoạt động, Bảo tàng đã đón tiếp trên 15 triệu lượt khách tham quan trong và ngoài nước. Hiện nay với khoảng 500.000 lượt khách tham quan mỗi năm, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một trong những địa chỉ văn hóa du lịch có sức thu hút cao, được sự tín nhiệm của công chúng trong và ngoài nước.

Tại chuyên đề “Những sự thật lịch sử”, Bảo tàng có 66 ảnh, 20 tài liệu, 153 hiện vật vềquá trình thực dân Pháp, quân đội Mỹ xâm lược Việt Nam. Từng tấm ảnh đen trắng, hoen ố nhuốm màu thời gian cho đến những bức ảnh có màu sắc chân thật được lưu giữ cẩn thận. Qua những hình ảnh này, quá khứ đầy đau thương, tàn khốc mà dân tộc Việt Nam phải chịu đựng trước tội ác man rợ, tàn độc của quân cướp nước được hiển thị rõ nét.

Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của chất độc màu da cam có tỷ lệ cao các loại bệnh tật, dị tật bẩm sinh và cả ung thư. Những tác động và biến chứng của chất độc màu da cam thườngthấy là: gây kích ứng da vad các bệnh ngoài da, rối loạn thần kinh, gây sẩy thai, bệnh tiểu đường type 2, dị tật bẩm sinh cho đời sau, gây các bệnh ung thư. Hồ sơ lưu trữ của các đơn vị bộ binh lớn của mỹ tại Việt Nam có bằng chứng về nhiều vụ binh sĩ Mỹ từ chối ra trận.

Hiện nay Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam, các bảo tàng vì hòa bình thế giới và là thành viên của Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM). Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về những chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam. Qua đó, Bảo tàng giáo dục công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, về ý thức chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. 

3. Khám phá Bảo tàng chứng tích chiến tranh:

Bảo tàng gồm 3 tầng, mỗi tầng có chủ đề và những hiện vật riêng. 

Tầng 1:

Ở tầng 1 của bảo tàng là phòng bán vé, phòng đa năng, phòng thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến.

  • Một trong những điểm dừng chân nổi bật ở tầng 1 đó chính là “Chuồng cọp” – một kiểu giam giữ của nhà tù Côn Đảo. Chuồng cọp được coi là một nơi tra tấn khủng khiếp nhất của quân Mỹ đối với những tù nhân yêu nước. Ở đây, những người cộng sản cách mạng yêu nước bị kìm hãm trong những phòng giam chỉ rộng khoảng 5m2, không có giường nằm hay cửa sổ lớn. Tất cả những gì họ phải chịu đựng là bóng tối, không khí ẩm thấp, ngột ngạt khiến người bình thường cũng cảm thấy phát điên huống hồ gì những con người kia bị gông cùm kèm cặp. Không những thế, “Chuồng cọp” còn là nơi diễn ra những màn tra tấn hết sức đau đớn, dã man nhằm phá tan ý chí và sức mạnh của những con người yêu nước. Có được tận mắt chứng kiến và trải nghiệm ở những nơi khủng khiếp như vậy với thấy ý chí của những người con Việt Nam quật cường và kiên định đến nhường nào.
  • Máy chém – dụng cụ chặt đầu người bị án tử hình được thực dân Pháp sử dụng rộng rãi và chính quyền Ngô Đình Diệm đưa đi nhiều nơi để sử dụng, khủng bố tinh thần những người yêu nước.
  • Trại giam chí Hòa hay còn được gọi là Khám Chí Hòa – đây là một trại giam mang tính “trung chuyển”. Sau khi thẩm vấn tra tấn tù nhân quản giáo sẽ phân loại tù nhân đưa ra tòa án quân sự xét xử giam giữ tử tù, tạm giam và tổ chức từng đợt đưa đi giam giữ ở các nơi khác. Nếu là tù chính trị sẽ chuyển ra Côn Đảo, tù binh sẽ ra Phú Quốc, tù thiếu nhi sẽ chuyển lên nhà lao thiếu nhi Đà Lạt.
  • Tầng 1 còn là nơi trưng bày những hiện vật lớn như máy bay, xe tăng hay ngọn pháo của những chiến sĩ hay của quân Mĩ trong những ngày tháng chiến tranh. Những người trẻ khi tới đây cũng rất thích thú khi được tận mắt chứng kiến những sự vật chiến tranh vốn chỉ xuất hiện trong những câu chuyện mà ông bà kể lại.

Tầng 2 và 3:

Hai tầng trệt của bảo tàng là thế giới của những hình ảnh, những dốc mốc lịch sử tải hiện lại cả một quãng thời gian lịch sử đầy máu lửa. Với nhiều chủ đề hấp dẫn như Thế giới với chiến tranh ở Việt Nam hay những câu chuyện lịch sử của những nạn nhân chất độc màu da cam đã khiến biết bao con người phẫn nộ và bày tỏ nỗi niềm đau xót. Trên thực tế, có không ít những người Mĩ tới đây để chứng kiến những điều dã man mà nhân dân đất nước họ đã làm đối với những người Việt Nam mà phải nhỏ giọt nước mắt ân hận, xót thương.

THAM KHẢO THÊM: