Vitamin K là một trong những loại Vitamin quan trọng trong việc hỗ trợ đông máu và duy trì xương chắc khỏe. Do đó, nếu có những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu loại chất này bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn kiểm tra một số dấu hiệu sau nhé!
Tham khảo: Tìm hiểu chi tiết về công dụng và cách bổ sung vitamin K cho cơ thể
Theo TS. BS Trương Hồng Sơn cho biết: “Vitamin là những chất hữu cơ giúp duy trì sức khỏe và có vai trò trong việc điều hành chức năng của các cơ quan”. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin.
Dễ chảy máu và bầm tím
Vitamin K ảnh hưởng tới quá trình đông tụ máu, do đó nếu bạn dễ chảy máu là biểu hiện cơ bản của tình trạng thiếu hụt dưỡng chất này. Chảy máu ở đây có thể là bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Bạn nên cẩn thận với chứng chảy máu chân răng và chảy máu cam.
Hơn thế nữa, chảy máu quá mức ở những vết thương khá nhỏ hoặc xuất hiện những vết bầm tím trên da cũng là triệu chứng của tình trạng này.
Nôn ra máu
Thiếu Vitamin K có thể gây ra tình trạng chảy máu trong dạ dày, điều đó sẽ khiến bạn nôn ra máu. Nếu gặp phải biểu hiện này, bạn cần đến ngay trung tâm y tế càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ xác định ra nguyên nhân, chẩn đoán bệnh và kịp thời đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Chảy nhiều máu trong kì kinh nguyệt
Phụ nữ nếu bị thiếu Vitamin K sẽ dẫn đến máu chảy nhiều hơn trong chu kỳ đèn đỏ. Bên cạnh đó, bạn cần phải thường xuyên thay băng vệ sinh nhiều hơn. Ra máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu và gây ra các triệu chứng mệt mỏi khác.
Ra máu khi đại tiện và tiểu tiện
Nếu thấy máu xuất hiện trong nước tiểu hoặc phân, bạn nên nghĩ đến tình trạng cơ thể mình có khả năng bị thiếu Vitamin K. Bạn có thể dễ dàng phát hiện chúng ở trên giấy vệ sinh hoặc trong phân. Bên cạnh đó, máu có thể làm nước tiểu chuyển thành màu đỏ, màu hồng hoặc nâu sậm. Nếu gặp phải những triệu chứng nguy hiểm này bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Dễ buồn ngủ và nôn mửa
Đối với những trường hợp nặng, thiếu Vitamin K có thể dẫn tới xuất huyết xung quanh hoặc trong não của trẻ sơ sinh. Hiện tượng này khiến trẻ ngủ nhiều hơn so với các bé khác. Hoặc nôn mửa đi kèm với hiện tượng co giật ở một số người cũng là dấu hiệu nhận biết cơ thể bạn đang thiếu Vitamin K.
Suy giảm sức khỏe xương
Khi bị thiếu Vitamin K khả năng bị gãy xương hông cao vì nó có khả năng hạn chế quá trình Canxi hóa của xương và gây ra tình trạng loãng xương. Dấu hiệu điển hình như đau lưng, giảm chiều cao và dễ gãy xương khi vận động.
Tức ngực và tim đập nhanh
Thực tế cho thấy, Vitamin K có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vành, ngăn ngừa quá trình vôi hóa mạch máu và tránh mạch máu trở nên hẹp và cứng. Tuy nhiên, khi thiếu chúng bạn sẽ có những triệu chứng như tức ngực. Cơn đau này xuất hiện có thể do căng thẳng hoặc hoạt động mạnh. Bên cạnh đó, khó thở hoặc tim đập quá nhanh cũng là triệu chứng của tình trạng thiếu Vitamin K.
Xuất hiện dấu hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường
Đối với những người có hàm lượng Vitamin K thấp sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường type 2. Lý do là vì chất này có thể kháng Insulin và chuyển hóa Glucose. Triệu chứng thường gặp có thể là: Tiểu tiện nhiều, thường xuyên khát nước, mệt mỏi, mờ mắt và giảm cân bất thường.
Đau và viêm khớp
Biểu hiện cuối cùng đó là viêm xương khớp. Bệnh này có thể gây đau và viêm nhiễm mỗi khi di chuyển hoặc hoạt động. Những bệnh này còn phải đối mặt với khả năng khớp bị cứng, không cử động được trong một thời gian.
Tham khảo thêm: 11 Cách làm tan vết bầm tím nhanh, đơn giản, hiệu quả tại nhà
Giải pháp bổ sung Vitamin K
Khi nhận thấy mình có những triệu chứng mà chúng tôi nêu trên, bạn cần tăng cường ăn các thực phẩm như: Rau chân vịt, súp lơ xanh, cải xoăn, quả việt quất, phô mai, thịt, đậu nành và trứng để có thể cải thiện tình trạng. Đảm bảo nam giới cần 120mcg vitamin K mỗi ngày, nữ giới cần 90mcg/ngày.
Nếu tình trạng không cải thiện, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị kịp thời.
Trên đây là một số dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu hụt chất dinh dưỡng thiết yếu vitamin K. Nếu không may gặp phải tình trạng trên, bạn cần kiểm tra chế độ ăn uống của mình và bổ sung dưỡng chất này kịp thời. Chúc các bạn sức khỏe!
Nguồn tham khảo: afamily.vn