Những điều cần biết về lợi ích và tác hại của hắc kỷ tử

Những điều cần biết về lợi ích và tác hại của hắc kỷ tử
Bạn đang xem: Những điều cần biết về lợi ích và tác hại của hắc kỷ tử tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Vậy, công dụng và tác hại của hắc kỷ tử là gì? Bài viết của Bazaar Vietnam sẽ giải đáp điều này ngay sau đây.

Hắc kỷ tử là gì?

Những điều cần biết về lợi ích và tác hại của hắc kỷ tử

Trước khi tìm hiểu về tác hại của hắc kỷ tử, hãy cùng khám phá đôi nét về loại thảo dược có cái tên độc đáo này!

Hắc kỷ tử (tên khoa học lycium ruthencium) là loại cây họ cà, mọc hoang. Hắc kỷ tử có nguồn gốc từ vùng ngoại ô phía Đông của cao nguyên Tây Tạng Trung Quốc. Thảo dược này còn có một số tên gọi khác như Chinense Boxthorn, WolfberryChinense, Wolfberry, Gojiberry…

Quả của cây hắc kỷ tử hình tròn, màu đen, đường kính chỉ khoảng 0,5cm. Đây là quả mọng có vị ngọt, được người Trung Quốc sử dụng làm bài thuốc từ lâu đời. Hắc kỷ tử khi phơi khô có màu đen, vỏ nhăn nheo và bên trong có nhiều hạt hình thận.

Tác dụng của hắc kỷ tử đối với sức khỏe

Tác dụng của hắc kỷ tử đối với sức khỏe

Người ta thường ví hắc kỷ tử như một loại “siêu trái cây” vì những tác dụng diệu kỳ mà thảo dược này mang lại cho sức khỏe. Lợi ích và tác hại của hắc kỷ tử là như thế nào? Dưới đây là các tác dụng chủ yếu của kỷ tử đen:

1. Tăng cường sức khỏe

Hắc kỷ tử chứa nhiều chất oxy hóa mạnh như reservatrol và anthocyanin. Những flavonoid này đã được chứng minh là tăng cường miễn dịch và cải thiện tuần hoàn.

Mặt khác, loại thảo dược này đặc biệt chứa nhiều dưỡng chất quý giá có thể tăng cường sức khỏe nếu sử dụng đều đặn.

Ngoài ra, hắc kỷ tử có vị ngọt thanh dễ uống cũng là một bài thuốc hỗ trợ phục hồi tinh thần, xóa tan mệt mỏi sau một ngày làm việc và học tập căng thẳng.

>>> Đọc thêm: RAU CÀNG CUA KỴ GÌ VÀ CÓ TÁC DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

2. Tác dụng của hắc kỷ tử làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa

Tác dụng của hắc kỷ tử làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa

Quả hắc kỷ tử rất quý hiếm, được chứng minh là có nhiều công dụng hơn so với câu kỷ tử (kỷ tử đỏ). Phụ nữ Tây Tạng từ lâu đời đã sử dụng quả này để làm đẹp, chống lão hóa.

Có công dụng này là do hắc kỷ tử chứa một chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ có tên là OPCs. Hoạt chất này giúp cơ thể loại bỏ gốc tự do, ngăn chặn lão hóa đồng thời tăng cường sản xuất các tế bào mới. Do vậy, sử dụng hắc kỷ tử giúp bạn có vẻ ngoài luôn tươi trẻ.

Mặt khác, hắc kỷ tử cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho làn da. Nó giúp da trở nên căng mịn và tràn đầy sức sống.

3. Cải thiện thị lực

Tác dụng của hắc kỷ tử là gì? Hắc kỷ tử chứa nhiều loại carotenoid và OPCs, có thể bảo vệ thị lực. Trong đó, lutein và zeaxanthin là hai carotenoid có khả năng làm tăng mật độ quang học của các sắc tố ở võng mạc. Từ đây ngăn chặn các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng hoặc các tổn thương về mắt khác.

Chính vì lý do này mà hắc kỷ tử được khuyên dùng sau khi phẫu thuật thủy tinh thể hoặc bị những biến chứng về mắt do bệnh tiểu đường gây nên.

>>> Đọc thêm: TÁC HẠI CỦA CÂY BỒ CÔNG ANH LÀ GÌ? CÂY BỒ CÔNG ANH CÓ MẤY LOẠI?

4. Tác dụng của hắc kỷ tử hỗ trợ giảm cân

hỗ trợ giảm cân

Nếu bạn muốn có thân hình thon gọn thì không nên lo lắng về những tác hại của hắc kỷ tử mà ngay từ lúc này nên sử dụng nó để thúc đẩy giảm cân.

Trên thực tế, nhiều người sử dụng trà hắc kỷ tử để uống hàng ngày và nhận thấy trà có tác dụng hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Một số hợp chất có trong loại trà này có tác dụng peroxy hóa lipid, từ đó ngăn ngừa tái tạo mỡ trên da và đốt chãy mỡ thừa tích tụ trong cơ thể.

Trà có vị ngọt tự nhiên, dễ uống. Đây là một lựa chọn tuyệt vời để dùng như thức uống lành mạnh cho gia đình.

5. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Ngoài khả năng hỗ trợ giảm cân, kỷ tử đen còn được gọi là bài thuốc vàng hỗ trợ điều trị tiểu đường. Chất chống oxy hóa OPCs trong loại thuốc này có thể giảm cholesterol LDL, cải thiện lưu thông máu, kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa một số bệnh về tim.

6. Tác dụng của hắc kỷ tử tốt cho hệ thần kinh

Thường xuyên uống trà hắc kỷ tử sẽ mang lại cho bạn tinh thần minh mẫn, trí nhớ tốt, giảm stress. Điều này là do hoạt chất trong trà có khả năng bảo vệ các tế bào não.

>>> Đọc thêm: 11 TÁC DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA ĐẬU ĐEN KHÔNG NÊN BỎ QUA

Tác hại của hắc kỷ tử

Tác hại của hắc kỷ tử

Tương tự như câu kỷ tử, hắc kỷ tử cũng có một số tác dụng phụ nếu sử dụng sai cách. Vậy nhưng bạn hoàn toàn không phải lo lắng vì rủi ro mà thảo dược này mang lại không nhiều. Cụ thể:

• Nếu dùng kỷ tử đen quá nhiều trong một lần hoặc dùng nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến đau mắt, thị lực kém đi.

• Với đặc tính làm ấm, hắc kỷ tử khiến cho người đang bị tiêu chảy do sốt hoặc viêm lâu lành hơn. Thậm chí, nếu dùng loại thảo dược này quá nhiều khi bị những bệnh này có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng.

• Hắc kỷ tử có tính nóng, do vậy nếu sử dụng nhiều thường gây hiện tượng nóng trong, bốc hỏa.

>>> Đọc thêm: TÁC DỤNG VÀ 6 TÁC HẠI CỦA CÂU KỶ TỬ CẦN BIẾT

Ai không nên dùng hắc kỷ tử?

Ai không nên dùng hắc kỷ tử?

Để tránh các tác hại của hắc kỷ tử, những đối tượng sau đây không nên sử dụng:

Người cao huyết áp: Như đã nói, kỷ tử đen có tính nóng. Vì thế, những người bị huyết áp cao không nên sử dụng, bởi nó có thể làm nóng cơ thể rất mạnh từ đó gây tăng huyết áp.

Những người bị bệnh như cảm, sốt, tiêu chảy, tỳ vị hư hàn: Những đối tượng này cũng không nên sử dụng kỷ tử đen bởi vì khi dùng khiến bệnh thêm nặng.

>>> Đọc thêm: 5 TÁC HẠI, 9 CÔNG DỤNG VÀ 4 LƯU Ý KHI ĂN ỚT CHUÔNG

Cách sử dụng hắc kỷ tử để tốt cho sức khỏe

Cách sử dụng hắc kỷ tử để tốt cho sức khỏe

Bạn có thể sử dụng hắc kỷ tử để nấu cháo bồi dưỡng, hãm trà hoặc dùng ngâm rượu. Bazaar Vietnam hướng dẫn cách sử dụng hắc kỷ tử trong từng trường hợp cụ thể:

1. Nấu cháo hắc kỷ tử

Nguyên liệu:

• 20g hắc kỷ tử
• 100g gạo nếp
• 50g gạo tẻ
• 1 củ sen
• 100g thịt lợn

Cách nấu cháo:

• Trộn 2 loại gạo lại với nhau sau đó vo sạch. Ngâm hắc kỷ tử với nước trong vòng 30 phút rồi vớt ra để ráo.

• Thịt heo rửa sạch, băm nhỏ và ướp gia vị. Củ sen gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành các khoanh mỏng.

• Cho gạo vào nồi, đổ một lượng nước vừa phải rồi tiến hành nấu cháo. Khi cháo nhừ, bạn cho thịt heo, hắc kỷ tử và củ sen vào nấu thêm 15 – 20 phút. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

>>> Đọc thêm: 13 TÁC HẠI CỦA TRÀ SỮA TRÂN CHÂU MÀ BẤT KỲ AI CŨNG CẦN BIẾT

2. Pha trà hắc kỷ tử

Pha trà

Nguyên liệu:

• 10g kỷ tử đen khô
• 250ml nước
• Ấm để pha trà

Cách pha trà:

• Cho hắc kỷ tử vào ấm trà, đổ nước nóng vào và nhanh chóng đổ nước ấy đi (tráng sơ trà một lượt).

• Đun nước sôi và để nguội xuống khoảng 60 – 70 độ C rồi châm vào ấm trà. Chờ khoảng 20 phút cho trà ngấm rồi rót ra ly thưởng thức.

• Không như những loại trà khác, với hắc kỷ tử, bạn tuyệt đối không sử dụng nước sôi ở nhiệt độ cao để pha trà. Bởi vì điều này có thể phá hủy các dược chất quý có trong hắc kỷ tử.

Ngoài ra, có thể dùng kỷ tử đen kết hợp với một số nguyên liệu khác để hãm trà, như táo đỏ, hoa cúc, long nhãn… Thời điểm tốt nhất nên uống trà hắc kỷ tử là vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

>>> Đọc thêm: 9 TÁC HẠI CỦA TỎI ĐEN ĐẾN SỨC KHỎE NẾU DÙNG SAI CÁCH

3. Ngâm rượu hắc kỷ tử

Ngâm rượu

Nguyên liệu:

• 1kg hắc kỷ tử khô
• 5 lít rượu gạo 40 độ
• Bình thủy tinh

Các bước thực hiện:

• Rửa sạch bình thủy tinh, phơi khô ráo. Cho hắc kỷ tử vào bình và từ từ đổ rượu vào. Đậy kín nắp bình thủy để rượu không bay hơi rồi để bình nơi thoáng mát. Ngâm rượu hắc kỷ tử trong khoảng 20 – 30 ngày là có thể sử dụng được.

• Rượu hắc kỷ tử có màu tím, hương thơm thoang thoảng dễ chịu. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống rượu này 2 lần sau bữa ăn sáng và tối, mỗi lần chỉ nên dùng tối đa 20ml.

• Bạn lưu ý khi ngâm rượu không nên sao vàng hắc kỷ tử vì ở nhiệt độ cao làm mất các dưỡng chất quan trọng của thảo dược này.

Tóm lại, tác hại của hắc kỷ tử là không quá nghiêm trọng. Bạn hãy lưu ý những thông tin trên để biết sử dụng thảo dược này đúng cách, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn