Những điều cần biết về tiêm phòng bại liệt cho trẻ

Bạn đang xem bài viết: Những điều cần biết về tiêm phòng bại liệt cho trẻ tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bại liệt là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ do virus gây ra có thể để lại di chứng suốt đời hoặc thậm chí tử vong. Cách phòng chống bệnh bại liệt hiệu quả và an toàn nhất đó chính là tiêm phòng bại liệt cho trẻ. Cùng chuyên mục Góc chuyên gia của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đi tìm hiểu cụ thể hơn nhé!

1Vì sao cần tiêm phòng bại liệt cho trẻ?

Bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Polio (virus bại liệt) gây ra. Virus này sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công hệ thống thần kinh trung ương gây ra tổn thương cho các tế bào thần kinh vận động dẫn đến liệt không hồi phục và tàn tật suốt đời, nặng hơn là tử vong.

Con người là nơi lưu trú duy nhất của virus Polio, do vậy đường lây chủ yếu của loại virus này là từ người sang người. Đặc biệt, người bình thường mang virus cũng sẽ là nguồn lây bệnh đến cho những người xung quanh, do vậy biện pháp tốt nhất để hạn chế nguy cơ bị bệnh đó là tiêm phòng bại liệt cho trẻ.

Vì sao cần tiêm phòng bại liệt cho trẻ?

Vì sao cần tiêm phòng bại liệt cho trẻ?

Có thể bạn quan tâm: Cập nhật bảng giá tiêm chủng cho trẻ sơ sinh mới nhất 2023

2Các loại vắc xin phòng bại liệt cho trẻ

Vaccine sống giảm động lực dạng uống (OPV)

Đây là loại vắc xin chứa virus bại liệt sống đã bị làm suy yếu để cơ thể tạo ra cơ chế phòng vệ, ngăn chặn virus xâm nhập vào. Vaccine sống giảm động lực dạng uống thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế, được khuyến cáo nên uống vào thời điểm 2, 3 và 4 tháng tuổi (uống 03 liều OPV).

Xem thêm  Top 12 máy uốn tóc tốt tạo kiểu đẹp nhất và bảo vệ tóc hiện nay

Vaccine bại liệt bất hoạt dạng tiêm (IPV)

Đây là loại vắc xin hứa các virus bại liệt chết đã được xử lý giúp kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch phòng bệnh. Vaccine bại liệt bất hoạt dạng tiêm được đánh giá cao vì độ an toàn, hơn cả vắc xin dạng uống (OPV).

Vắc-xin phòng bệnh bại liệt phối hợp

Vắc-xin phòng bệnh bại liệt phối hợp là loại được sản xuất dưới dạng vắc-xin phối hợp với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Loại vắc xin này được đánh giá cao vì:

  • Việc phối hợp giúp giảm số mũi tiêm cho trẻ từ đó tiết kiệm được thời gian, tiền bạc cho bố mẹ, giảm áp lực cho nhân viên y tế và hạn chế được tình trạng quên lịch tiêm phòng.
  • Giảm được những rủi ro và tác dụng phụ có thể xảy ra sau mỗi lần tiêm.

Ví dụ như Vắc-xin 6 trong 1 Infanrix Hexa (Bỉ) và Hexaxim (Pháp) sẽ ngăn ngừa được 6 loại bệnh như sau: Bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B (Hib).

Có thể bạn quan tâm: Tiêm 6 trong 1 có sốt không? Mẹ bỏ túi những lưu ý khi chăm sóc trẻ sau tiêm

3Tiêm phòng bại liệt cho trẻ khi nào?

Theo khuyến cáo của Bộ y tế, lịch uống, tiêm chủng vắc xin phòng bại liệt cho trẻ của chương trình Tiêm chủng mở rộng (miễn phí) như sau:

  • Uống bOPV lần 1 khi trẻ 2 tháng tuổi.
  • Uống bOPV lần 2 khi trẻ 3 tháng tuổi.
  • Uống bOPV lần 1 khi trẻ 4 tháng tuổi.
  • Khi trẻ 5 tuổi sẽ tiêm 1 mũi vắc-xin bại liệt (IPV)
Xem thêm  Mách mẹ cách làm mặt nạ hoa hồng giúp dưỡng da trắng mịn

Bố mẹ cần nhớ lịch trình được khuyến cáo, tốt nhất nên cho trẻ uống, tiêm phòng bại liệt càng sớm càng tốt. Có thể tiêm vắc xin phòng bại liệt với một loại vắc xin phòng ngừa khác trong cùng một ngày tiêm chủng nếu được sự cho phép của bác sĩ.

Khi nào cần tiêm phòng bại liệt cho trẻ?

Bố mẹ cần nhớ lịch trình tiêm phòng bại liệt cho trẻ theo Bộ y tế khuyến cáo

Có thể bạn quan tâm: Trẻ 5 tuổi cần tiêm phòng những gì? 8 Mũi vắc xin quan trọng

4Đối tượng cần tiêm phòng bại liệt

Theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế Việt Nam công bố về bệnh truyền nhiễm, đối tượng trong quy định được sử dụng vắc xin phòng bại liệt là trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên.

Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 7 tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao bị bại liệt nếu chưa được tiêm phòng vắc xin đầy đủ. Vắc xin bại liệt đường uống và đường tiêm đều mang hiệu quả phòng bệnh như nhau, nếu có thể bố mẹ nên chọn sử dụng các loại vắc xin phối hợp bởi vì vừa có thể phòng ngừa được bại liệt vừa có thể ngăn chặn các bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ.

Có thể bạn quan tâm: Bé 6 tuổi cần tiêm phòng những gì? 7 Loại vắc xin cần thiết để giúp bé khỏe mạnh

5Những trường hợp chống chỉ định tiêm phòng bại liệt

Tiêm phòng bại liệt cho trẻ là việc được Bộ y tế khuyến cáo khi trẻ được vào độ tuổi quy định, tuy nhiên trong những trường hợp sau bố mẹ không nên tiến hành tiêm vắc xin cho trẻ:

  • Đã từng có tiền sử sốc phản vệ với những lần tiêm trước.
  • Trẻ dị ứng với các thành phần của vắc xin hoặc dị ứng với neomycin, streptomycin, polymyxin B.
  • Trẻ đang bị các bệnh lý như: suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan…
Xem thêm  Ăn 3 loại quả này tăng cân nhanh hơn ăn thịt nhưng nhiều người tưởng là giảm cân

Chưa nên tiến hành tiêm vắc xin phòng bại liệt nếu trẻ:

  • Đang bị các bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh cấp tính.
  • Nếu trẻ đang có thân nhiệt cao hơn 38°C và thấp hơn 35,5°C.
  • Trẻ vừa trải qua quá trình điều trị bằng corticoid liều cao.
  • Trẻ vừa truyền máu hoặc đã dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trở lại đây trừ globulin miễn dịch để điều trị viêm gan B.
Tiêm phòng bại liệt cho trẻ là việc được Bộ y tế khuyến cáo khi trẻ được vào độ tuổi quy định

Một số trường hợp hoãn tiêm phòng bại liệt cho trẻ

6Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Tiêm phòng bại liệt cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng hay tiêm dịch vụ đúng lịch là việc vô cùng cần thiết để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh bại liệt nguy hiểm. Mong rằng thông tin trên có thể hỗ trợ cho quá trình nuôi dạy trẻ của bố mẹ.

Các bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

An Ninh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Xem thêm:

  • Mách mẹ 10 mẹo giảm đau cho bé sau khi tiêm chủng đơn giản và hiệu quả
  • Mẹ bỏ túi 9 mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ giúp việc tiêm chủng thuận lợi
  • Mẹ bỏ túi 12 cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng hiệu quả

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Những điều cần biết về tiêm phòng bại liệt cho trẻ của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *