Dứa là loại quả vô cùng quen thuộc với nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên, ăn dứa không đúng cách dễ gây ra tình trạng dị ứng rất nguy hiểm. Dưới đây là những điều cần phải tránh xa khi ăn dứa ai cũng nên bỏ túi.
Không ăn dứa bị dập, nát
Cây dứa vốn mọc sát đất, vì thế các loại vi khuẩn dễ dàng bám vào mắt dứa. Chưa kể, trong quá trình thu hái và vận chuyển, quả dứa rất dễ bị dập, nát. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho nấm độc thấm sâu vào bên trong thịt dứa, tăng nguy cơ nhiễm độc cho người dùng.
Người bị dị ứng dứa thường bị nôn mửa, ngứa ngáy và nổi mày đay.
Không sử dụng dứa còn xanh
Ăn/uống những món làm từ dứa xanh dễ gây tiêu chảy và nôn mửa. Đặc biệt, không nên ăn quá nhiều lõi dứa vì chúng có thể tạo ra những búi xơ trong đường ruột, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Do đó, thay vì ăn dứa xanh, nên dùng quả dứa đã chín để tốt cho sức khỏe.
Không ăn dứa khi đói
Các chất hữu cơ, bromelin trong quả dứa tác động mạnh đến niêm mạc dạ dày và ruột nên ăn dứa khi đói sẽ tạo ra cảm giác nôn nao, khó chịu trong người.
Cách ăn dứa an toàn
– Chọn quả dứa tươi, không bị dập, nát
– Gọt bỏ hết phần vỏ có mắt dứa
– Nếu ăn dứa sống, ngâm dứa 10p với nước muối nhạt để loại bỏ nấm độc và tránh bị rát lưỡi
– Trẻ em, người có cơ địa dễ dị ứng nên ăn dứa đã chế biến
– Người bị bệnh chảy máu hoặc dễ chảy máu (chảy máu cam, phụ nữ băng huyết,…) không nên ăn dứa
Trên đây là những lưu ý khi ăn dứa chín mà mọi người nên trang bị để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn ăn dứa an toàn bạn nhé!
Xem thêm: Có nên bỏ lõi dứa khi ăn?
Nguồn tham khảo: vietnamnet.vn