Những lưu ý bố mẹ cần biết để bảo vệ sức khỏe trẻ mùa dịch COVID-19

Những lưu ý bố mẹ cần biết để bảo vệ sức khỏe trẻ mùa dịch COVID-19

Trẻ em thuộc đối tượng có sức đề kháng yếu nên rất cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc chu đáo từ bố mẹ và những người lớn trong gia đình, nhất là trong mùa dịch COVID-19 hiện nay. Bài viết này sẽ đề cập đến một số lưu ý mà bố mẹ cần biết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ mùa dịch ra sao nhé!

1Cập nhật tình hình dịch bệnh, kiến thức về phòng, chống COVID-19

Bố mẹ hãy thường xuyên cập nhật các kiến thức phòng ngừa bệnh COVID-19 cũng như các tin tức mới nhất về tình hình dịch bệnh trên các phương tiện truyền thông mỗi ngày. Chẳng hạn, các thông tin liên quan đến:

  • Các triệu chứng khi bị nhiễm virus Corona và biến thể của chủng loại virus mới nhất hiện nay, cơ chế lây lan và cách phòng ngừa của loại biến chủng virus này tại Việt Nam.
  • Cách vệ sinh các vật dụng trong nhà, cách rửa tay, đeo khẩu trang,… theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
  • Những thông tin khác liên quan đến COVID-19 từ các nguồn tin cậy như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và những chuyên gia cố vấn của Bộ Y tế trong nước.

Bạn có thể cho bé xem và cùng tìm hiểu, tương tác với bé để bé không cảm thấy lạc lõng. Bên cạnh đó, hãy cảnh giác và cân nhắc trước những thông tin về COVID-19 không rõ nguồn gốc được phát tán trên mạng hoặc truyền miệng.

Xem thêm:

  • Cách xem và tra cứu bản đồ dịch COVID-19 tại một số tỉnh thành Việt Nam
  • Cách dùng Zalo tra cứu tình hình dịch COVID-19 và kiểm tra an toàn
  • Cách ngăn chặn và điều trị, tránh lây nhiễm virus Corona
  • Top 6 kênh YouTube cập nhật tin tức về dịch COVID 19 liên tục bạn nên biết

Những lưu ý bố mẹ cần biết để bảo vệ sức khỏe trẻ mùa dịch COVID-19

2Đảm bảo dinh dưỡng cho bé

Chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc phòng ngừa dịch bệnh COVID-19, vì góp phần tạo ra sức đề kháng cho cơ thể để chống lại sự tấn công của những mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.

– Đối với trẻ đang trong giai đoạn uống sữa thì bạn nên cân nhắc việc chọn dùng sữa mẹ và nguồn sữa ngoài sao cho bé hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tối ưu nhất để tạo ra sức đề kháng mạnh chống lại bệnh tật. Đặc biệt, sữa mẹ thường được đánh giá là nguồn sữa tốt nhất cho trẻ.

– Đối với trẻ đang ở tuổi ăn dặm, bạn cần lên thực đơn mỗi ngày, nhằm đa dạng các loại rau củ và thịt cá, vừa đảm bảo các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển, vừa cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để tạo ra kháng thể cho trẻ.

Đảm bảo dinh dưỡng cho bé

Không những thế, bất kì trẻ ở độ tuổi nào, thì bố mẹ cũng nên nhắc nhở và cho bé uống nước đầy đủ, thậm chí là bổ sung thêm các loại nước ép giàu vitamin để góp phần tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch. Mời bạn tham khảo cách làm các loại nước ép trong chuyên mục Vào bếp của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tại đây.

Xem thêm: Bổ sung vitamin thế nào để không bị bệnh

3Theo dõi sức khỏe của con

Tuy có bận rộn với công việc, nhưng bố mẹ hãy dành chút thời gian quan tâm và để ý đến sức khỏe của con mình mỗi ngày trong mùa dịch bệnh, đo nhiệt độ của bé thường xuyên bằng nhiệt kế. Đặc biệt là các triệu chứng bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường có nhiều điểm tương đồng với COVID-19 như ho, sổ mũi hoặc sốt, đều rất đáng cân nhắc.

Nếu con bạn chỉ bị ốm hoặc cảm lạnh thông thường, thì hãy chăm sóc trẻ ở nhà gồm việc uống thuốc và áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ. Bạn cũng có thể liên hệ với bác sĩ qua điện thoại hoặc đặt lịch đến khám nếu như dấu hiệu của trẻ không có xu hướng giảm bớt.

Theo dõi sức khỏe của con

4Dạy kiến thức về dịch bệnh cho bé

Bố mẹ không chỉ nên cập nhật kiến thức về tình hình dịch bệnh cho bản thân, mà hãy chia sẻ những kiến thức này thông qua các hình thức đơn giản hơn để giúp trẻ hiểu về mức độ nguy hiểm của COVID-19.

Chẳng hạn, bạn có thể cho bé xem bài hát về các bước rửa tay đúng cách từ các kênh thông tin chính thống và hãy dặn dò trẻ cần phải rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, đồng thời hạn chế việc giơ tay lên mặt (nhất là mũi và miệng) trong mùa dịch hiện nay. Qua giai điệu của bài hát, bé sẽ nhớ lâu hơn và bảo vệ bản thân mình tốt hơn.

Dạy kiến thức về dịch bệnh cho bé

Ngoài ra, hãy kể cho bé nghe về những câu chuyện thực tế xảy ra về dịch bệnh cũng như giúp cho bé có cái nhìn tổng quan và hình thành phản xạ để bảo vệ bản thân mình tốt nhất trước tình hình dịch bệnh hiện nay.

Đặc biệt nhất là đối với trẻ từ cấp độ tiểu học trở lên thì bạn cần cho trẻ hiểu rằng không nên có thái độ kì thị với những người bị nhiễm hoặc đang trong quá trình bị nghi nhiễm COVID-19. Bên cạnh đó, hãy nhắc nhở trẻ có thói quen thăm hỏi và quan tâm với những người lớn xung quanh mình, thầy cô và bạn bè.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn rửa tay đúng cách với xà bông và dung dịch rửa tay khô
  • Cách dạy các bước rửa tay đúng cách cho trẻ để tạo thói quen rửa tay sạch sẽ

5Cho bé đeo khẩu trang

Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, bạn hãy giúp trẻ có thói quen và biết cách đeo khẩu trang đúng cách khi đi ra những nơi công cộng hoặc tiếp xúc với những người quen/người lạ sau khi đi ra khỏi nhà.

Hơn nữa, việc đeo khẩu trang còn kèm với những điều kiện khác trong quá trình phòng chống dịch như tập thói quen rửa tay khi tiếp xúc với người khác, giữ khoảng cách tối thiểu 2m, không tụ tập ở những nơi đông người và hạn chế đưa tay tiếp xúc với các bộ phận ở trên mặt (như miệng và mũi).

Xem thêm:

  • Cách đeo khẩu trang y tế đúng cách để tránh lây các bệnh hô hấp
  • Cách chọn và sử dụng khẩu trang để giúp hạn chế bị nhiễm virus Corona
  • Những vấn đề về da thường gặp khi đeo khẩu trang và cách khắc phục
  • Khẩu trang y tế có dùng nhiều lần được không? Lưu ý khi sử dụng

Cho bé đeo khẩu trang

6Giúp trẻ đối phó với căng thẳng

Ngoài việc truyền đạt cho trẻ về kiến thức dịch bệnh, bố mẹ cũng nên giúp trẻ hình thành những phản xạ cần thiết để bảo vệ bản thân mình, tránh không bị căng thẳng.

Một số phản ứng căng thẳng thường gặp ở trẻ như lo lắng, đeo bám (sợ bị bỏ lại một mình), đau bụng, đái dầm, khó ngủ,… và giận dữ. Lúc này, bạn hãy hướng dẫn cho bé tự ứng phó nếu như không có bạn, đồng thời hãy giải thích cho trẻ về việc phản ứng với những tình huống này là điều bình thường mà trẻ cần phải tự mình giải quyết lấy.

Giúp trẻ đối phó với căng thẳng

Ngoài ra, bạn cũng nên dành lời khen cho bé nếu như bé phản xạ và xử lý tốt các vấn đề khó khăn của chính mình. Điều này sẽ giúp bé có động lực hơn để cải thiện bản thân cũng như tạo thói quen cho bé có những phản xạ tốt trong cuộc sống, để không chỉ chăm lo tốt cho riêng mình mà còn có thể chia sẻ và quan tâm với những người khác nữa.

7Khử trùng, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của trẻ

Virus SARS-CoV-2 không chỉ phát tán và tồn tại bên trong không khí khoảng 3 tiếng qua con đường giọt bắn, mà chúng còn có thể tồn tại trên bề mặt của các đồ dùng được khoảng 72 tiếng. Cụ thể:

  • Bề mặt đồ dùng làm từ chất liệu nhựa và thép: Thời gian sống của virus là khoảng 72 tiếng.
  • Bề mặt đồ dùng làm bằng đồng hoặc thép không gỉ: Thời gian sống của virus là khoảng 48 tiếng.
  • Bề mặt chất liệu bìa cứng: Thời gian sống của virus khoảng 24 tiếng.

Vì thế, bố mẹ cần thường xuyên vệ sinh các đồ dùng, đồ chơi của trẻ bằng các dung dịch cồn/sát khuẩn, nhất là các vị trí của tay nắm cửa, điều khiển từ xa tivi/máy lạnh và điện thoại.

Vệ sinh đồ chơi cho trẻ

8Tạo không gian thoáng mát, sạch khuẩn

Bên cạnh việc khử trùng các đồ chơi – đồ dùng của trẻ, bố mẹ vẫn cần giữ gìn thêm không gian thoáng mát, sạch khuẩn ở khu vực ngủ nghỉ của bé cũng như vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thường xuyên. Điều này sẽ giúp hạn chế các vi khuẩn phát triển và góp phần bảo vệ sức khỏe tốt hơn cho cả gia đình.

Hơn nữa, gia đình bạn cũng có thể chọn mua một số thiết bị gia dụng như máy lọc không khí và máy lạnh (có khả năng lọc khuẩn, ức chế sự phát triển của mầm bệnh của một số virus) để mang lại cảm giác trong lành và thoáng đãng cho cả nhà, giữ gìn sức khỏe tốt hơn trong mùa dịch này.

Xem thêm:

  • 5 cách vệ sinh nhà cửa, đồ dùng trong nhà giúp hạn chế lây nhiễm virus Corona
  • Máy lọc không khí có lọc được virus Corona không?
  • Top 7 máy lạnh có phát ion giúp hạn chế vi khuẩn, virus trong nhà

Tạo không gian thoáng mát, sạch khuẩn

9Dặn trẻ chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết

Trước tình hình diễn biến phức tạp, bạn hãy dặn trẻ chỉ nên ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết và giảm thiểu việc sử dụng các phương tiện di chuyển công cộng như xe buýt, xe taxi,… đến những nơi đông người như nhà hàng, siêu thị, sân bay,…

Ngoài ra, bố mẹ khi đi làm về hoặc mới từ bên ngoài đường bước vào trong nhà, thì hãy sử dụng dung dịch sát trùng (với nồng độ cồn trên 60 độ) thoa đều bàn tay. Đồng thời, hãy vệ sinh toàn thân và thay quần áo sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bé để tránh bụi bẩn cũng như mầm bệnh vi khuẩn, virus có cơ hội xâm nhập vào cơ thể của trẻ.

Dặn trẻ chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết

10Giữ gìn sức khỏe cho chính bạn

Ngoài việc giữ gìn sức khỏe cho trẻ và các thành viên khác trong gia đình, thì bạn cũng hãy quan tâm đến sức khỏe của chính mình thông qua chế độ ăn uống đầy đủ, bổ sung các dưỡng chất để tăng cường đề kháng.

Bên cạnh đó, bạn hãy thực hiện đúng nguyên tắc 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế theo khuyến nghị của Bộ Y tế trong việc phòng chống dịch COVID-19 để bảo vệ bản thân tốt hơn nhé.

Giữ gìn sức khỏe cho chính bạn

11Đưa trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh

Cập nhật tại thời điểm tháng 7/2021, vaccine phòng dịch bệnh COVID-19 sử dụng tại Việt Nam chỉ mới được khuyến nghị dùng có những đối tượng trên 18 tuổi.

Tuy nhiên, với trẻ trên 12 tuổi, CDC tiếp tục khuyến nghị sử dụng với loại vaccine của Pfizer-BioNtech. Trước khi quyết định tiêm chủng cho trẻ, bố mẹ cần tham khảo kỹ các điều kiện tiêm chủng tùy theo tình trạng sức khỏe bé và hãy hỏi bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất nhé!

Xem thêm:

  • 3 cách đăng ký tiêm vaccine COVID-19 nhanh chóng, miễn phí và an toàn
  • Các loại vaccine COVID-19 ở Việt Nam: Loại nào hiệu quả và giá bao nhiêu?
  • Vaccine COVID-19 – Những thông tin và quy trình tiêm chủng mọi người dân cần biết

Đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh

12Kiểm soát thời gian trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử

Trong thời gian diễn ra dịch bệnh, trẻ thường có nhiều thời gian ở nhà hơn so với việc đi học ở trường lớp và các trung tâm dạy kèm. Chính vì thế, thời gian mà trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử như laptop, tivi, điện thoại hoặc máy tính bảng có thể sẽ lâu hơn.

Vì thế, bố mẹ hãy kiểm soát thời gian của trẻ khi sử dụng các thiết bị này, đồng thời khuyến khích việc tập thể dục và tạo điều kiện cho trẻ phụ giúp việc trong nhà, để trẻ không cảm thấy chán ngoài giờ học và giải trí của trẻ khi ở nhà.

Bên cạnh đó, bạn có thể tận dụng thời gian này cho bé học các khóa học online hoặc xem các kênh YouTube học tập với thời lượng hợp lý để giúp bé thích nghi với việc học trực tuyến nhanh chóng và bổ sung kiến thức bổ ích trong mùa dịch.

Tham khảo thêm:

  • Top 8 kênh YouTube giúp trẻ tự học mùa dịch hiệu quả
  • Top 5 kênh YouTube giúp bé học Tiếng Việt hiệu quả
  • Top 10 kênh YouTube học tiếng Anh bổ ích, lý thú cho bé

Kiểm soát thời gian trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử

Nguồn tham khảo và tổng hợp: UNICEF và CDC – Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh. Ngày cập nhật: 21/07/2021.

Xem thêm:

  • Các tiêu chí phân biệt COVID-19 và bệnh cúm mùa
  • Cách phân biệt đối tượng tiếp xúc COVID-19, hướng xử lý và cách ly
  • Cách chọn và sử dụng khẩu trang để hạn chế bị nhiễm virus Corona

Trên đây là bài viết hướng dẫn những điều lưu ý bố mẹ cần biết để giúp trẻ tránh xa dịch bệnh COVID-19. Mong rằng từ những chia sẻ trên, bạn có thể bảo vệ gia đình tốt hơn và cùng nhau đẩy lùi thành công dịch bệnh COVID-19 nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *