Những lưu ý cho bé mới học trượt patin mà cha, mẹ nào cũng nên biết

Những lưu ý cho bé mới học trượt patin mà cha, mẹ nào cũng nên biết

Bé nhà bạn muốn học trượt patin nhưng bạn không biết nên chuẩn bị gì, lưu ý khi bé học trượt? Vậy thì hãy cùng tìm hiểu những lưu ý cho bé muốn học nhé!

Trượt patin là một môn thể thao có thể giúp bé rèn luyện sức khoẻ, tính kiên trì, dẻo dai, linh hoạt. Tuy nhiên nếu học không đúng cách thì có thể khiến bé bị thương do trượt ngã,… Cho nên việc tham khảo và chuẩn bị đầy đủ cho bé nhà mình là đều cần thiết.

Độ tuổi thích hợp để tập patin

Những lưu ý cho bé mới học trượt patin mà cha, mẹ nào cũng nên biếtĐộ tuổi thích hợp

Độ tuổi thích hợp là các bé từ 6 đến 10 tuổi vì lúc này bé đã đủ nhận thức và có thể ghi nhớ các kỹ thuật cơ bản nhất của môn patin. Dù vậy nhưng trong quá trình luyện tập, bé vẫn cần có sự quan sát, hướng dẫn, theo dõi của người lớn để đảm bảo an toàn.

Hướng dẫn trượt patin cho trẻ em mới bắt đầu

Làm quen với giày và giữ thăng bằng

Làm quen với giày và giữ thăng bằngLàm quen với giày và giữ thăng bằng

Đây là bước đầu và vô cùng cần thiết mà bé nên biết để giúp bé trở nên tự tin hơn và dễ dàng hơn khi luyện tập.

Bước 1 Giúp bé để gót chân chạm nhau, để hai mũi chân tạo thành hình chữ V.

Bước 2 Đỡ lưng bé hơi khom xuống, hai tay đặt lên đầu gối. Bé cần giữ tư thế này từ 5 – 10 phút và lặp lại vài lần để làm quen với cảm giác đứng và dễ dàng giữ thăng bằng trên giày

Hướng dẫn bé đứng lên, ngồi xuống với giày patin

Hướng dẫn bé đứng lên, ngồi xuống với giày patinHướng dẫn bé đứng lên, ngồi xuống với giày patin

Tiếp theo hãy tập cho bé đứng lên, ngồi xuống. Bài tập này sẽ giúp cho bé giữ được thăng bằng tốt hơn.

Bước 1 Bắt đầu từ tư thế quỳ dưới sàn, hướng dẫn bé để 2 đầu gối mở rộng hơn vai, đặt 2 tay xuống đất ở giữa 2 đầu gối.

Bước 2 Nâng đầu gối chân phải lên khỏi sàn và đặt chân cho các bánh xe của giày đều chạm đất, mũi giày hướng ra ngoài, gót giày hướng vào trong.

Bước 3 Làm với chân trái tương tự như bước 2. Cho đến lúc này bé ở tư thế ngồi xổm với hai bàn chân tạo thành hình chữ V.

Bước 4 Bé đặt 2 tay lên đầu gối, nghiêng người về phía trước và từ từ đứng lên. Cho bé lặp đi lặp lại vài lần để làm quen.

Cách bước đi trên giày patin

Cách bước đi trên giày patinCách bước đi trên giày patin

Giúp bé làm quen cảm giác đứng trên giày trượt bằng những bước sau:

Bước 1 Để hai gót chân sát nhau tạo thành hình chữ V.

Bước 2 Gập đầu gối khoảng 30 độ, đặt tay lên đầu gối đồng thời hơi ngả người về phía trước để giữ thăng bằng.

Bước 3 Bước chân phải rồi đến chân trái một cách chậm rãi. Hãy luôn giữ bàn chân hình chữ V trong lúc bước, lặp đi lặp lại chu trình vài lần để làm quen.

Cách trượt trên giày patin

Cách trượt trên giày patinCách trượt trên giày patin

Sau khi bé tập được cách giữ thăng bằng trên giày patin, hãy hướng dẫn bé cách trượt như sau:

Bước 1 Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng sau đó đưa hai chân về hình chữ V.

Bước 2 Hướng dẫn bé luân phiên đưa hai chân liên tục, dùng cạnh phía ngoài của giày đẩy chân trượt về phía trước, mũi chân hướng ra ngoài.

Bước 3 Từ từ kéo hai chân bằng cạnh trong của giày, hai bàn chân tạo thành chữ V ngược vì khi đó hai đầu gối sát nhau.

Bước 4 Để bé lặp lại động tác để di chuyển, hãy cho bé trượt 2 – 3 bước một lần để làm quen.

Hướng dẫn bé cách xử lý khi té ngã

Cách xử lý khi té ngãCách xử lý khi té ngã

Môn thể thao nào cũng sẽ có rủi ro dù trang bị đủ đồ bảo hộ, nên hãy hướng dẫn bé kỷ thuật xử lý khi té ngã để giảm thiểu tối đa chấn thương.

Bước 1 Khuỵu hai đầu gối khi có cảm giác ngã.

Bước 2 Nghiên người về phía trước sao cho sát với mặt đất

Bước 3 Sử dụng tay và đầu gối để làm điểm tựa.

Bước 4 Trượt tay về phía trước để tiếp đất, lưu ý không duỗi thẳng tay.

Lưu ý khi bé trượt patin

Lưu ý khi bé trượt patinLưu ý khi bé trượt patin

Cho bé quan sát người khác trượt patin

Việc này giúp bé cảm nhận được khi trượt sẽ thế nào và tự rút ra bài học. Ngoài ra sẽ giúp bé tự tin hơn trong quá trình luyện tập.

Chuẩn bị trang phục và đồ bảo hộ phù hợp

Cần chuẩn bị đầy đủ trang phục phù hợp cho bé. Cho bé mặc bộ quần áo vừa vặn, thoải mái để tập luyện được hiệu quả. Hãy chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ từ nón bảo hiểm, băng cù chỏ, băng gối và một đôi giày patin chất lượng, vừa chân để quá trình tập luyện diễn ra an toàn nhất.

Luôn theo dõi và quan sát bé

Hãy quan sát bé và giúp đỡ kịp thời để tránh những rủi ro.

Trên đây là chia sẻ về những lưu ý cho bé mới học trượt patin mà cha, mẹ nào cũng nên biết. Hi vọng rằng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn biết được những điều cầu biết trước khi cho bé nhà mình tập môn thể thao này.

Mua sữa bột dinh dưỡng tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn cho bé yêu nhé:

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *