Mật ong được dùng rất nhiều trong đời sống hàng ngày, nhưng không phải ai cũng biết nếu đựng mật ong bằng đồ kim loại thì mật ong có thể biến chất gây ngộ độc cho người dùng. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu những lưu ý trong việc bảo quản mật ong qua thông tin sau.
Môi trường bảo quản mật ong
Do hàm lượng đường hòa tan trong mật ong cao, lại có tính hút ẩm, hút mùi do đó mật ong cần được bảo quản ở những nơi ẩm thấp. Bên cạnh đó, tránh tiếp xúc với không khí, tuyệt đối không nên để những nơi có mùi xăng, dầu, hành, tỏi.
Tránh xa bếp gas, lò vi sóng và nhiệt độ không quá 36 độ C, không thấp hơn 17 độ C (lý tưởng nhất là từ 21 – 26 độ C).
Đồ đựng mật ong
Nếu dùng đồ kim loại để đựng mật ong nó sẽ bị biến chất, gây ngộ độc cho người dùng. Nguyên nhân là vì trong mật ong chứa Axit hữu cơ và đường. Dưới tác dụng của men, chúng sẽ sản sinh ra Axit Etylenic ăn mòn lớp kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong mật ong.
Hiện tượng kết tinh
Đây là hiện tượng tự nhiên, bình thường của mật ong do tỉ lệ đường khử Gluocoza/fructoza > 1. Độ kết tinh của chúng nhiều hay ít hoặc không có sẽ tùy thuộc vào nguồn ong lấy mật. Ví dụ, mật cao su, cỏ lào, bạc hà, chân chim sẽ xảy ra hiện tượng kết tinh; còn các loại mật khác như mật nhãn, mật vải, mật bạch đàn, táo thì ít kết tinh hoặc không có hiện tượng kết tinh.
Khi thấy xuất hiện những vụn trắng lơ lửng ở đáy chai mật ong, nhiều người cho rằng đó là mật ong được nuôi bằng cách cho ăn đường. Tuy nhiên, đây chính là hiện tượng kết tinh chứng tỏ mật ong nguyên chất, không bị pha chế.
Lưu ý: do mật ong có tính chất lên men, nên khi tỉ lệ nước trong mật ong vượt quá 21% mật sẽ dễ sinh ra khí CO2 khiến mật bị chua, chất lượng giảm.
Xem thêm: Nên chọn mật ong rừng hay mật ong nuôi?
Mật ong cũng có thời hạn sử dụng giống như những thực phẩm khác. Do đó, nếu thấy có hiện tượng biến đổi hoặc mùi vị không giống ban đầu chúng ta nên bỏ đi chứ không nên dùng nữa gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguồn tham khảo: khoahocphattrien.vn