Trẻ em trước 7 tuổi nên được học những phép lịch sự tối thiểu để biết cách cư xử đúng mực. Tìm hiểu 10 phép lịch sự cha mẹ cần dạy cho con trước 7 tuổi.
Phép lịch sự là một trong số những kỹ năng sống quan trọng mà trẻ cần được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Khi con biết tôn trọng và cư xử có văn hóa với người khác, con sẽ nhận lại được sự tôn trọng và mến yêu từ mọi người.
Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đi tìm hiểu những phép lịch sự cha mẹ cần dạy cho con trước 7 tuổi qua bài viết dưới đây nhé!
Biết nói “cảm ơn”, “vui lòng”, “xin lỗi” đúng cách
“Cảm ơn”, “vui lòng”, “xin lỗi” là những câu nói đơn giản nhưng có ý nghĩa rất lớn trong giao tiếp hàng ngày mà không phải đứa trẻ nào cũng biết và dùng đúng ngữ cảnh. Bố mẹ hãy dạy cho con nói “vui lòng” khi nhờ ai đó giúp đỡ, “cảm ơn” khi người khác đã giúp đỡ mình và nói “xin lỗi” khi mắc lỗi sai.
Những câu nói này dễ bị bố mẹ xem nhẹ khi dạy trẻ nhưng thực tế thì đây chính là một trong những phép lịch sự tối thiểu phải có khi giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng của người nói với đối phương.
Không nhìn chằm chằm hoặc chỉ tay vào người khác
Việc chỉ tay hoặc nhìn chằm chằm vào mặt người khác trong lúc đang nói chuyện, đặc biệt là người lớn tuổi hơn mình là hành động rất mất lịch sự và thiếu tôn trọng người khác.
Trẻ nhỏ còn rất vô tư, chưa ý thức được rằng đây là một hành động vô lễ đối phương. Vì vậy, bố mẹ cần dạy điều này cho trẻ hoặc cho con thử trải nghiệm. Khi trẻ đã hiểu thì sẽ ghi nhớ và không hành động vô lễ như thế nữa.
Không cắt ngang khi người khác đang nói
Bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy khó chịu, cảm thấy không được tôn trọng khi đang nói mà có người khác xen vào. Chắc hẳn phụ huynh cũng không thể chịu được sự bực bội, thậm chí là la mắng, đánh đòn con khi bố mẹ đang dạy con cái mà chúng cứ cãi.
Vì vậy, bố mẹ hãy dạy con biết lắng nghe, biết tôn trọng người khác khi họ đang nói. Bởi đó cũng là tôn trọng chính mình. Nếu trong trường hợp buộc ρhải cắt ngang thì thì hãy dạy cho trẻ cách dơ tay nêu ý kiến hoặc xin cắt lời lịch sự nhất.
Không bình phẩm, chê bai người khác
Ngoài việc dạy cho con tôn trọng lời nói của người khác, bố mẹ cũng nên dạy trẻ không nên bình phẩm và chê bai. Hãy nói cho con biết rằng việc con trêu đùa, bình phẩm, chê bai khuyết điểm của người khác là không đúng, khiến cho họ bị tổn thương, tự ti.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên dạy con phải khiêm tốn, cảm thông và nhường nhịn người khác. Nhiều đứa trẻ được bố mẹ nuông chiều nên có lối sống kênh kiệu, chê bai, khinh miệt những đứa trẻ có điều kiện kinh tế gia đình nghèo khó hơn. Việc này sẽ hình thành cho trẻ thói quen “nhìn mặt bắt hình dong”. Vì thế, bố mẹ hãy dạy cho con những lối sống, những cách ứng xử tốt đẹp đối với người khác ngay từ khi trẻ còn nhỏ.
Luôn hỏi ý kiến hoặc gõ cửa trước khi vào phòng
Bố mẹ hãy dạy cho trẻ biết rằng mỗi người đều cần có không gian riêng tư và cần được tôn trọng. Vì vậy, nếu con muốn bước chân vào phòng của ai đó thì trước hết phải nhận được sự cho phép từ họ. Điều này tưởng chừng rất đơn giản nhưng phải tập cho con hình thành thói quen ngay từ nhỏ, để khi lớn lên con sẽ không trở thành người tùy tiện, bị mọi người ghét bỏ.
Che miệng khi ho hoặc hắt hơi
Khi ho hoặc hắt hơi, vi khuẩn sẽ theo đường miệng ra ngoài. Vì vậy, nếu con ho hoặc hắt hơi trước mặt người khác sẽ làm họ cảm thấy khó chịu. Chưa kể việc họ có thể sợ lây nhiễm một số mầm bệnh.
Do đó, việc dạy cho trẻ che miệng hoặc quay mặt đi chỗ khác khi ho hoặc hắt hơi là một điều rất cần thiết, bố mẹ nên dạy điều này cho con ngay từ khi con con nhỏ nhé!
Ăn nói lễ phép, không nói trống không, không nói tục, chửi thề
Trẻ em còn nhỏ, chưa thể ý thức được những lời nói của mình. Vì vậy, bố mẹ nên dạy cho trẻ những từ ngữ nào nên nói và không nên nói. Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho con biết rằng việc ăn nói trống không, nói tục, chửi thề xấu như thế nào, để con biết tránh những việc đó.
Để trẻ làm được điều này, bố mẹ cũng nên làm gương cho con bằng cách sử dụng những từ ngữ lịch sự khi giao tiếp hằng ngày, đặc biệt là khi nói chuyện với con.
Gấp chăn màn gọn gàng khi ngủ dậy
Bố mẹ thường có thói quen gấp chăn màn thay con những khi trẻ ngủ dậy, thành ra con không ý thức được việc phải tự làm việc này.
Ngay từ khi con còn nhỏ, bố mẹ hãy tập cho con tự gấp chăn màn và cất đúng nơi quy định. Sau này nếu con có ngủ ở nhà người khác thì con cũng sẽ nhớ gấp chăn màn gọn gàng trước khi rời khỏi giường.
Trả lời điện thoại đúng cách
Ngày nay, trẻ được làm quen với điện thoại từ rất sớm nhưng không phải đứa trẻ nào cũng được bố mẹ dạy cách trả lời điện thoại sao cho đúng mực, lịch sự.
Việc dạy cho trẻ cách trả lời điện thoại lịch sự là điều vô cùng cần thiết. Thông thường, đối phương sẽ là những người lớn tuổi hơn nên câu đầu tiên mà trẻ cần phải nói sẽ là “dạ alo ạ”, còn nếu khi biết trước người gọi là ai thì trẻ có thể nói: “Cháu chào … ạ”. Đây là những câu nói đơn giản, dễ nhớ và dễ thực hiện đối với trẻ nhỏ.
Lịch sự trong ăn uống
Trẻ em thường rất hiếu động nên khi ăn, trẻ thích ngồi những tư thế mà chúng cảm thấy thoải mái như ngồi xổm, gác chân lên ghế, vừa quỳ vừa ăn,… Những tư thế này rất có hại cho việc tiêu hóa và tạo hình ảnh xấu trong mắt người khác. Vì vậy, bố mẹ nên rèn cho con cách ngồi ăn đúng tư thế ngay từ khi còn nhỏ.
Nhiều đứa trẻ ở nhà được bố mẹ chiều chuộng, có món gì ngon cũng cho con ăn trước tiên. Lâu dần, trẻ có thể hình thành thói xấu trong ăn uống như giành đồ ăn, ăn một mạch mà không để ý đến người xung quanh,… Những thói xấu này khi không được đáp ứng thì trẻ sẽ quay ra ăn vạ, khóc lóc, đòi bằng được,…
Vì vậy, bố mẹ hãy dạy con quy tắc đơn giản trong bàn ăn như: Rửa tay trước khi ăn, mời người lớn ăn trước, ăn chậm rãi, không chê đồ ăn không ngon, không để đồ ăn rơi vãi, không cười đùa khi ăn,…
Một phép lịch sự trong ăn uống mà trẻ cần được dạy đó là không nhai chóp chép. Ngoài ra, khi ăn xong, con nên biết phụ người lớn dọn dẹp chén bát.
Trên đây là chia sẻ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn về những phép lịch sự cha mẹ cần dạy cho con trước 7 tuổi. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ bỏ túi được những kiến thức hữu ích vào cẩm nang chăm sóc con trẻ. Cảm ơn vì đã theo dõi!
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn