Để ăn bí đỏ tốt cho sức khỏe của mình hơn, bạn cần tránh mắc phải các sai lầm khi nấu, bảo quản và ăn bí đỏ mà chúng tôi chia sẻ ở nội dung bên dưới nhé.
Bảo quản bí đỏ đã nấu trong ngăn đá tủ lạnh
– Bí đỏ sau khi nấu chín, nếu bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, bí đỏ sẽ chuyển sang màu nâu vàng, đây là màu sắc không an toàn cho sức khỏe nếu tiêu thụ.
– Cho nên, bạn không nên cất bí đỏ đã nấu trong ngăn đá tủ lạnh, bạn có thể bảo quản ở nơi thoáng mát, ngăn mát tủ lạnh nhưng trước khi hâm nóng, bạn cần kiểm tra màu của bí đỏ.
– Tuy nhiên, tốt nhất để an toàn cho sức khỏe và giúp cơ thể hấp thu được nhiều dưỡng chất từ bí đỏ, bạn chỉ nên nấu một lượng bí đỏ vừa đủ ăn trong ngày, không nấu dư, để thừa.
Ăn bí đỏ già để lâu ngày
– Quả bí đỏ già để càng lâu thì bí sẽ càng tích trữ nhiều đường, khi ăn sẽ làm tăng đường trong máu. Ngoài ra, bên trong bí để lâu ngày thường sẽ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí, khiến bí bị lên men, biến chất, ăn có thể gây hại cho sức khỏe.
– Do đó, bạn nên ăn bí đỏ trong thời gian hợp lý, không để quá lâu, không mua bí đỏ chín quá già nhé.
Ăn quá nhiều bí đỏ
– Bí đỏ rất giàu Beta-carotene (tiền chất của vitamin A), ăn quá nhiều bí đỏ, Beta-carotene sẽ tích tụ nhiều trong gan, dưới da, dễ làm bạn bị bệnh vàng da, lòng bàn tay, lòng bàn chân và cả chóp mũi của bạn sẽ nhanh chuyển sang màu vàng đấy.
– Vì thế, bạn nên ăn bí đỏ lượng vừa phải, mỗi tuần chỉ nên ăn 2 bữa, không nhiều hơn để cơ thể không hấp thu quá nhiều Beta-carotene nhé.
Người bị rối loạn tiêu hóa ăn bí đỏ
– Với hàm lượng chất xơ cao, người đang bị rối loạn tiêu hóa ăn bí đỏ sẽ khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa thêm nghiêm trọng. Thế nên, không ăn bí đỏ hoặc hạn chế tối đa khi bạn mắc bệnh rối loạn tiêu hóa nhé.
Gia đình bạn nếu thường xuyên ăn bí đỏ, hãy lưu ý các sai lầm này để không mắc phải và ăn bí đỏ tốt hơn nhé. Gửi ý kiến cho chúng tôi nếu bạn muốn chia sẻ suy nghĩ về vấn đề này.
Xem thêm: Bí quyết dùng bí đỏ làm thuốc chữa bệnh
Nguồn tham khảo: giadinh.net.vn