Sữa, cà chua, chuối, cam quýt đều là những thực phẩm chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn sai thời điểm chúng lại gây hại đối với sức khỏe, đặc biệt là lúc đói. Hãy cùng với truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân vì sao nhé?
Sữa
Nhiều người có thói quen uống sữa ngay khi thức dậy. Đó là một thói quen không hề tốt. Uống sữa khi bụng đói càng khiến cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, do dịch vị dạ dày lúc này sẽ đào thải nhanh Canxi trong sữa xuống ruột, bài tiết chúng ra bên ngoài. Ngoài ra, axit dịch vị trong dạ dày gặp Casein trong sữa sẽ kết tủa, gây rối loạn tiêu hóa.
Không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng mà sữa mang lại cho sức khỏe nhưng nếu uống không đúng cách có thể gây ra những tác hại khôn lường. Lời khuyên cho bạn là nên uống sữa sau khi ăn sáng và lúc bụng không đói.
Chuối
Trong chuối có chứa rất nhiều Vitamin C giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, ăn chuối còn giúp giảm cân, đẹp da. Chính vì vậy, rất nhiều chị em phụ nữ thêm chuối vào khẩu phần ăn làm đẹp của mình.
Tuy nhiên, ăn chuối lúc đói sẽ khiến lượng Magiê trong cơ thể đột ngột tăng cao, phá vỡ sự cân bằng của Magiê và Canxi trong máu, gây ức chế mạch máu tim. Để hấp thu được hết những giá trị dinh dưỡng từ chuối bạn nên ăn chuối sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Cà chua
Ăn cà chua trong lúc đói, một lượng lớn Pectin và Tannin (vị chát) sẽ kết tủa với axit dạ dày hình thành kết sỏi dạ dày. Những cục này sẽ làm tắc đường thoát thức ăn, khiến cho áp lực dạ dày tăng mạnh, gây ra trướng bụng và đau dạ dày. Nếu ăn quá nhiều có thể bị viêm loét dạ dày, thậm chí là thủng dạ dày. Ngoài cà chua thì quả hồng cũng là một loại trái cây gây nên những tác hại tương tự nếu ăn khi bụng đói.
Khoai lang
Trong khoai lang chứa nhiều tinh bột nên mang lại cảm giác no, rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Nhưng bạn tuyệt đối không nên ăn khoai lang khi bụng đang đói cồn cào. Vì trong khoai lang chứa nhiều Tannin và chất nhựa. Các chất này sẽ kích thích dạ dày gây nên cảm giác đầy bụng, khó chịu và ợ chua…
Đặc biệt những người bị bệnh dạ dày càng không nên ăn khoai lang khi đói. Chúng sẽ khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng hơn đó.
Đường và đồ ăn chứa nhiều đường
Nhiều người hay có thói quen ăn các thức phẩm ngọt như đường, bánh kẹo, hoa quả ngọt khi bụng đói. Vì họ nghĩ rằng đồ ăn ngọt sẽ tạm thời giúp ngăn chặn cảm giác đói bụng mà không biết rằng chúng rất gây hại đến sức khỏe. Khi đói bụng, nếu ăn quá nhiều đường và đồ ăn ngọt sẽ khiến lượng đường trong máu đột ngột tăng cao, dễ mắc bệnh tiểu đường.
Trái cây có múi (cam, chanh, bưởi)
Theo Cục An toàn thực phẩm, trong cam, chanh, bưởi có chứa rất nhiều Vitamin tốt cho sức khỏe, đặc biệt là Vitamin C. Tuy nhiên, chúng lại chứa một lượng lớn axit nên nếu ăn khi bụng đói có thể gây nên chứng ợ nóng, nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày rất cao.
Xem thêm: Những thực phẩm không nên ăn vào buổi tối
Khi bụng đang đói, bạn tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều axit, Tannin và có nhiều nhựa. Chúng hoàn toàn không tốt đối với dạ dày của bạn. Lời khuyên là bạn nên ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo, bột yến mạch, các loại hạt, bánh mì, ngũ cốc, trứng, dưa hấu…
Nguồn: Cục An toàn thực phẩm