1. Khái niệm về giao thông đường sắt:
Giao thông đường sắt hay vận tải đường sắt là loại hình vận chuyển hoặc vận tải hành khách, hành hóa bằng tàu là phương tiện có bánh được thiết kế để di chuyển trên hai thanh thép chạy dài song song, đó chính là đường rầy.
Cấu tạo là một đoàn tàu gồm có đầu tàu và các toa nối. Tiếp xúc giữa toa và đường ray là bánh làm bằng thép. Chúng thường di chuyển từ nhà ga này đến nhà ga khác theo đúng đường ray đó và chỉ dừng lại tại bến cố định mà thôi. Đầu tàu là phương tiện tự vận hành còn không tự vận hành là các toa tàu nối với nhau.
Đường ray bao gồm hai thanh thép chạy song song đặt cố định xuống nền là các thanh chịu lực bằng gỗ, bê tông hay sắt thép (gọi chung là thanh tà vẹt) và khoảng cách giữa hai thanh ray (gọi là khổ đường) được duy trì cố định. Các thanh ray và tà vẹt đặt trên nền đã được cải tạo có khả năng chịu lực nén lớn như nền rải đá, nền bê tông … Các toa tàu di chuyển trên đường ray với lực ma sát ít hơn rất nhiều so với các phương tiện dùng bánh lốp cao su trên đường bộ nên việc đầu tàu kéo các toa tàu sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
Tổng chiều dài đường sắt trên thế giới khoảng 1,2 triệu km. Ngày này, các toa tàu ngày càng tiện nghi phát triển ngày càng đa dạng, tốc độ tàu chạy tiến tân nhất lên tới 250-300km/h (Dùng để chuyển chở hành khách) Tàu chạy trên đệm từ có thể đặt đến 500km/h.
2. Đặc điểm của giao thông vận tải đường sắt:
Vận tải đường sắt được coi là loại hình vận tải phổ biến ở các nước đang phát triển, bên cạnh những đặc điểm chung như những loại hình vận tải khác thì nó còn có các đặc điểm riêng biệt mà chỉ có ngành vận tải đường sắt mới có:
– Di chuyển mang tính liên hoàn, liên tục và thường xuyên trong hoạt động sản xuất.
– Hoạt động có tính phân tán rộng, trải dài từ Bắc tới Nam, trên nhiều vùng địa lý và khắp các địa bàn trên toàn vùng lãnh thổ.
– Vận tải bằng đường sắt như một dây chuyền sản xuất quy mô lớn với nhiều bộ phận có kết cấu hoạt động khớp với nhau.
– Tình chuyên biệt của phương tiện vận tải và hạ tầng cơ sở vật chất tạo cho vận tải đường sắt trở thành loại hình vận tải độc nhất, không thể thay thế bộ phận nào được mà luôn phải vận hành cùng với nhau – Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc vận hành là hoàn toàn riêng biệt, hệ thống thông tin tín hiệu và cầu đường hầm là chuyên dụng cho ngành đường sắt.
– Đây là loại hình vận tải tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu hơn so với các loại hình vận chuyển khác nhưng lại có thể vận chuyển được một lúc cả hành khách và nhiều loại hàng hóa khác nhau với số lượng lớn.
3. Ưu điểm của giao thông vận tải bằng đường sắt:
Giao thông vận tải bằng đường sắt là hình thức vận chuyển cơ giới hiệu quả nhưng cần đầu tư lớn. Loại hình này có một số đặc điểm nổi bật sau:
– Giao thông vận tải đường sắt giúp tiết kiện nhiên liệu: Nhờ thiết kế trên đường ray tạo bề mặt rất phẳng và cứng giúp các bánh thép lăn với lực ma sát ít nhất, tiếp xúc của mỗi bánh với đường sắt chỉ trên bề mặt rộng bằng một đồng xu giúp tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu so với loại hình vận chuyển khác như đường bộ vận chuyển trên đường nhựa. Mặt trước của đầu tàu nhỏ so với trọng lượng chúng chuyên trở nên giảm lực cản không khí và giảm năng lượng tiêu hao. Đường ray và các thanh vẹt phân bổ lực nén của đoàn tàu đều khắp làm cho chúng có thể mang tải lớn hơn với độ hao mòn ít hơn. Vì vậy, cùng một khối lượng hàng hóa hoặc cùng một số lượng hành khách, vận chuyển bằng đường sắt sẽ đỡ tiêu tốn năng lượng và tiết kiệm nhiên liệu hơn.
– Vận tải đường sắt sử dụng không gian hiệu quả: vận tải bằng đường sắt chỉ với hai làn đường sắt đặt có thể vận chuyển nhiều hàng hóa và hành khách hơn so với một con đường với bốn làn xe. Vì vậy, vận chuyển đường sắt là loại hình vận chuyển phổ biến và hầu như được sử dụng để vận chuyển hàng hóa chủ yếu ở rất nhiều quốc gia Châu Á và một số nước châu Âu. Một só nước sử dụng đường sắt là phương tiện đi lại chủ yếu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đặc biệt là tàu điện.
– Giá cước vận chuyển đường sắt thấp hơn so với vận chuyển bằng các loại hình khác. Đây là điểm hấp dẫn nhất của vận tải đường sắt, đặc biệt là trong tuyến vận chuyển đường dài như vận chuyển hàng Bắc – Nam. Năng lượng để vận chuyển 1 tấn hàng với khoảng cách 650 Km chỉ hết 4,55 lít nhiên liệu cho thấy chi phí vận tải đường sắt thấp hơn nhiều chi phí vận chuyển bằng xe tải.
– Giá cước của vận chuyển đường sắt ngoài thấp hơn còn ổn định trong thời gian dài, ít biến động, khách hàng chủ động trong việc phân bổ chi phí hợp lý đối với công việc kinh doanh. Do chi phí vận tải đường sắt không phụ thuộc nhiều vào chi phí nhiên liệu (ví dụ như biến động gái xăng sẽ ảnh hưởng đến giá xe ô tô, xe khách… của vận chuyển đường bộ) nên sẽ không bị ảnh hưởng hoặc bị chi phối quá nhiều vào giá xăng dầu biến động liên tục.
– Vận chuyển đường sắt có thể đáp ứng được nhiều khung khối lượng và nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau mà không cần thay đổi phương tiện vận chuyển.
– Do tính chất chuyên biệt của vận tải đường sắt chỉ di chuyển trên trục đường ray dài cố định riêng biệt nên sẽ không phải cùng chung tuyến đường với các phương tiện vận chuyển khác vì vậy mà việc vận chuyển đường sắt không bị ảnh hưởng hoặc tác động của các yếu tố bên ngoài như tắc đường, đèn đỏ, đường xá hư hỏng, mưa ngập lụt, khí hậu, …
– Với những toa tàu thép chuyên dụng, chịu được tải trọng lớn nên vận chuyển đường sắt có thể vận chuyển được các hàng hóa nặng, cồng kềnh trên những tuyến đường xa.
– Có độ an toàn cao: Mỗi một tàu sẽ có hàng chục toa tàu riêng biệt nhằm phục vụ những mục đích khác nhau như toa cho hành khách, toa chở hàng thông thường, toa hàng siêu trọng, toa lạnh bảo quản hàng cần cấp đông, …mỗi loại hàng hóa cũng sẽ được tách riêng vào mỗi toa khác nhau sẽ đảm bảo được sự an toàn và chất lượng hàng hóa.
– Thời gian cố định: Các chuyến tàu luôn theo một lịch trình cố định, nên có thể chủ động được thời gian, đảm bảo hàng hóa được giao đúng hẹn và khả năng mất mát, hao hụt là tối thiểu. Thực tế hiện nay đang ngày càng thiếu hụt tài xế, đang là vấn đề đối với vận tải đường bộ, đó là lý do tại sao vận tải đường sắt đang là sự ưu tiên của nhiều doanh nghiệp lớn.
4. Nhược điểm của giao thông vận tải bằng đường sắt:
Là một loại hình vận tải độc nhất, cơ sở hạ tầng và phương tiện vận chuyển luôn phải đi liền với nhau cũng tạo ra cho loại hình vận tải này một số nhược điểm không đáng có như:
– Di chuyển trên hệ thống đường ray có sẵn, nên tuyến đường cũng là cố định, không thể thay đổi được tuyến đường di chuyển vì vậy không được linh hoạt trong quá trình vận chuyển. Bạn muốn đi tàu hay gửi hàng, nhận hàng đều phải đến trực tiếp đúng ga tàu, đúng thời gian.
– Bên cạnh đó, là một hình thức vận chuyển hiệu quả nhưng chi phí đầu tư lớn, việc hư hỏng đường ray hay gặp tai nạn trong quá trình vận chuyển sẽ mất nhiều thời gian, chi phí để sửa chữa và vận hành lại tuyến đường, gây gián đoạn trong việc lưu thông hàng hóa.
5. Những mặt hàng phù hợp với vận chuyển đường sắt:
Là mọti hình thức vận chuyển chuyên biệt nhưng với thiết kế thuận tiện, một tàu có hàng chục toa riêng biệt chở được mỗi loại hàng riêng biệt khác nhau nên có rất nhiều loại mặt hàng có thể vận chuyển bằng đường sắt. Chẳng hạn như:
– Hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày: Bột giặt, Dầu Gội, Sữa tắm, Bánh kẹo, Vải, Gạo, Cà Phê, Bột bắp, Điều hòa, quạt điện, đồ điện tử….
– Hàng hóa phục vụ sản xuất: Băng keo, Móc áo, Hóa chất, Hạt Nhựa, Nguyên liệu dạng bột hoặc dạng lỏng
– Vật liệu xây dựng: Sơn, bột trét, đồ ngũ kim, …
– Máy móc, thiết bị: Máy móc văn phòng, máy móc phục vụ sản xuất, máy móc phục vụ sinh hoạt…
– Thực phẩm, Bia, nước ngọt, nước khoáng, rượu….
– Phương tiện: Ô tô, xe máy, xe đạp, phụ tùng ô tô, xe máy, phụ tùng máy móc
– Hàng hóa phục vụ công trình xây dựng: Cửa, khung, …..
– Hàng hóa đông lạnh.
Như vậy, vận tải đường sắt là hình thức vận tải truyền thống đã có từ rất lâu nhưng chưa từng lỗi thời, luôn đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa trên cả nước. Ngày nay và trong tương lai, hình thức vận tải này đang và sẽ được nâng cấp với hệ thống hạ tầng đường sá hiện đại hơn, đem đến tính linh hoạt cao và nhiều lợi ích hơn trong vận chuyển.