Nồi cơm điện cao tần nấu cơm ngon, tích hợp nhiều chức năng nấu tự động, nhưng công suất nấu lại khá cao khiến một số người tiêu dùng e ngại nó sẽ tốn điện. Vậy thật sự nồi cơm cao tần có tốn điện không?
Nồi cơm điện cao tần nấu chín cơm bằng từ trường
– Nếu với nồi cơm thông thường, nồi cơm điện tử sử dụng 1-2-3 mâm nhiệt để làm chín cơm và thức ăn thì nồi cơm cao tần hoàn toàn không sử dụng mâm nhiệt.
– Nồi cơm điện cao tần được trang bị các dây đồng có chức năng phát ra từ trường, tác động trực tiếp lên lòng nồi làm chín thức ăn. Tức là không sử dụng mâm nhiệt để gia nhiệt như những loại nồi cơm thông thường.
– Theo các nhà sản xuất thì công nghệ này còn có tên gọi là – công nghệ đốt nóng trong IH (Induction Heating).
– Với công nghệ này, lòng nồi được gia nhiệt nhanh và đều khắp dưới từ trường đặc biệt (tương tự như khi người dùng nấu ăn trên bếp từ). Vì thế cơm được nấu chín đồng đều, dẻo thơm hoàn hảo nhất và giữ nguyên vẹn dưỡng chất.
Công suất cao nhưng không tốn điện?
Công suất hoạt động
– Nồi cơm điện cao tần có công suất từ 1000 – 1400 W, trong khi nồi cơm điện tử thông thường có công suất chỉ khoảng 550 – 900 W.
– Nồi cơm điện cao tần nấu chín cơm từ 40 – 60 phút, trong khi nồi cơm điện thông thường nấu chỉ 20 – 30 phút.
Nếu nhìn vào công suất, ắt hẳn ai cũng tin rằng nồi cơm điện cao tần chắc chắn sẽ ngốn điện hơn nhiều so với nồi cơm điện thông thường. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở chu trình nấu cơm, cấu tạo và công nghệ mà nồi cơm sử dụng.
Chu trình nấu cơm
– Nồi cơm điện thông thường khi cắm điện và chọn chức năng nấu, thì nồi sẽ dùng tối đa công suất để gia nhiệt làm chín hạt gạo, cho hạt cơm chín nở bung, làm khô nước trên bề mặt và sau đó chuyển sang chế độ giữ ấm.
– Với nồi cơm điện cao tần, ban đầu gạo vẫn ở trạng thái ngâm trong nước ấm vừa đủ để nở đều, đến gần cuối chu trình nấu, nồi tăng công suất tối đa tạo ra lượng nhiệt cao nhất để làm chín gạo và ráo nước trong 5 phút. Hạt gạo nguội – nóng trong chớp nhoáng nên không bị nở bung bể nát.
Như vậy, nồi cơm điện cao tần chỉ tập trung công suất cao trong khoảng 5 phút cuối giai đoạn nấu để làm chín cơm. Nên dù thời gian nấu có lâu hơn nồi cơm thông thường nhưng lượng điện tiêu thụ lại không quá cao.
Rơ le cảm biến nhiệt, thiết kế lòng nồi dày từ 5 – 7 lớp chất liệu
– Trên nồi cơm điện cao tần sẽ được trang bị bộ cảm biến nhiệt và rơle. Khi đủ nhiệt độ, rơle nhiệt sẽ ngắt điện bộ phận phát nhiệt, khi nhiệt độ xuống đến giới hạn nhất định, rơle sẽ tiếp tục cho điện vào bộ phận phát nhiệt, giúp tiết kiệm điện đến 35% so với nồi cơm điện thông thường.
– Bên cạnh đó, nồi cơm điện cao tần với lòng nồi rất dày, được cấu tạo từ 5 – 9 lớp hợp kim nhiễm từ giúp cho lòng nồi gia nhiệt nhanh, giữ nhiệt hiệu quả, gia tăng chất lượng cơm và góp phần giảm tiêu hao năng lượng điện cho việc đốt nóng.
– Kèm thêm khả năng giữ nóng khá lâu sau khi nấu cho nồi cơm điện cao tần giữ ấm cơm trong thời gian dài mà không cần sử dụng chế độ giữ ấm.
Nhờ đó, nấu cơm hay nấu ăn bằng nồi cơm điện cao tần, người dùng sẽ có món nấu chín ngon, nguyên vẹn dưỡng chất mà không hao tốn quá nhiều điện năng.
Nấu ngon, không tốn điện năng, tích hợp nhiều chức năng nấu tự động, hẳn nồi cơm điện cao tần đây sẽ là đầu tư xứng đáng cho mọi gia đình Việt.