Bạn đã từng nghe nhiều về thuật ngữ Noise trong máy ảnh nhưng chưa biết thực chất nó là gì. Vậy Noise trong chụp ảnh là gì? Nguyên nhân và cách khử/giảm noise trong nhiếp ảnh như thế nào? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay sau đây.
1Noise là gì?
Noise được hiểu cơ bản là các dạng chấm hạt nhỏ phân bố trên hình ảnh nó khá giống như Grain trên film. Noise có thể làm biến dạng các chi tiết trong ảnh khiến cho chất lượng ảnh thấp. Và điều này chắc chắn không một nhiếp ảnh gia nào muốn nó xảy ra với ảnh của mình.
2Nguyên nhân dẫn đến Noise trong chụp ảnh
Nguyên nhân gây ra tình trạng Noise khá đa dạng. Những yếu tố gây nên tình trạng Noise có thể kể đến như: Công nghệ cảm biến của máy ảnh, ISO, thời gian phơi sáng quá lâu. Ngoài ra nguyên nhân dẫn đến Noise còn có thể do nhiệt độ môi trường hoặc do máy ảnh của bạn đã qua thời gian sử dụng dài.
3Có những loại Noise nào?
Có hai loại nhiễu mà các bạn sẽ gặp khi chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số đó là:
- Chroma noise (nhiễu màu): những điểm ảnh bị sai lệch về màu sắc. Nó xuất hiện dưới dạng các hạt lấm chấm màu xanh, đỏ
- Luminance noise (nhiễu đơn sắc): khá giống với nhiễu trên máy ảnh film (grain), là nhiễu do hạt nhiễu đen, trắng và xám (không có màu) giống như những hạt muối tiêu lấm chấm.
4ISO ảnh hưởng như thế nào đến độ noise của bức ảnh?
Nếu điều chỉnh chỉ số ISO thấp thì phim hoặc cảm biến có độ nhạy sáng không cao, và người chụp cần phải mở khẩu độ ống kính để lấy thêm ánh sáng cho cảm biến, hoặc điều chỉnh tốc độ chụp để cung cấp thêm ánh sáng trong một khoảng thời gian dài hơn.
Ngược lại nếu sử dụng chỉ số ISO cao, bạn có thể chụp ảnh với ít ánh sáng hơn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên khi điều chỉnh chỉ số ISO quá cao thì ảnh của bạn sẽ xuất hiện Noise (nhiễu). ISO càng cao thì khả năng Noise xuất hiện càng nhiều.
5Cách giảm và khử Noise (nhiễu) trong nhiếp ảnh
Một tấm ảnh xuất hiện Noise quá nhiều sẽ khiến ảnh kém chất lượng. Nếu bạn phát hiện ảnh của bạn bị nhiễu quá nhiều thì hãy thực hiện các cách sau, có thể sẽ cứu vớt tấm hình của bạn đấy.
Giảm Noise (nhiễu) khi chụp ảnh
Điều chỉnh ISO thấp: ISO cao sẽ làm tăng khả năng nhiễu hình. Để giảm thiểu tình trạng nhiễu ảnh bạn nên điều chỉnh ISO dưới 16000 để có được độ phơi sáng thích hợp. Tuy nhiên mức nhiễu này còn tuỳ thuộc vào cảm biến của máy ảnh có khả năng chụp ISO ở mức nào.
Cảm biến lớn hơn: Kích thước của cảm biến đóng vai trò quan trọng trong chất lượng hình ảnh bao gồm cả độ Noise (nhiễu) ảnh. Cảm biến có khả năng thu nhận ánh sáng và chuyển đổi những gì bạn thấy trên ống ngắm và màn hình LCD thành một bức ảnh. Chính vì vậy để giảm tình trạng nhiễu hình ảnh bạn nên chọn cho mình cảm biến ảnh càng lớn càng thu được chất lượng ảnh cao.
Phơi sáng đúng cách: Một bức ảnh được phơi sáng đúng cách sẽ giảm khả năng nhiễu ảnh. Tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào model mà cách phơi sáng khác nhau. Một số máy ảnh cho phép độ nhạy sáng được thiết đặt tự động ngay cả trong chế độ M.
Khử Noise trong bước hậu kì
Ngoài cách giảm Noise khi chụp ảnh, bạn còn có thể khử Noise trong bước hậu kì. Với cách này bạn thể điều chỉnh độ Noise cũng như khử nó nếu muốn bằng phần mềm Lightroom. Đễ giảm/ khử Noise trong Lightroom bạn cần điều chỉnh thanh Luminance sang phải để có được hình ảnh ưng ý.
- Tiêu cự trên máy ảnh là gì? Có ý nghĩa gì trong việc chụp ảnh?
- Kính ngắm máy ảnh là gì? Có bao nhiêu loại?
- Nên mua máy ảnh của hãng nào thì tốt? Top 10 hãng máy ảnh nổi tiếng hiện nay