Nứt đầu ti khi cho con bú – Nguyên nhân và gợi ý hướng điều trị an toàn không ảnh hưởng sữa mẹ

Bạn đang xem bài viết: Nứt đầu ti khi cho con bú – Nguyên nhân và gợi ý hướng điều trị an toàn không ảnh hưởng sữa mẹ tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nứt đầu ti là cơn ác mộng của nhiều mẹ sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đầu ti bị nứt? Làm thế nào để phòng và điều trị nứt đầu ti? Câu trả lời sẽ được chuyên mục Thai kỳ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn bật mí với bài viết sau đây.

1 Nứt đầu ti là gì?

Nứt đầu ti hay còn được gọi là nứt chân núm ti, đầu ti bị nứt cổ gà. Đây là tình trạng chân núm vú bị nứt, đỏ tấy, khiến mẹ cảm thấy đau đớn mỗi lần cho con bú. Vết nứt có thể là vết cắt trên đầu ti hay thậm chí có thể kéo dài đến gốc của đầu ti.

Trên thực tế, trong một số trường hợp, phần đầu ti sẽ bị nứt, gây nên tình trạng chảy máu hay thậm chí khiến ti mẹ bị mưng mủ. Không thể cho con bú, theo thời gian, sữa sẽ bị ứ đọng bên trong bầu ngực khiến mẹ khó chịu hơn.

Nứt đầu ti là tình trạng chân núm ti bị nứt

Nứt đầu ti là tình trạng chân núm ti bị nứt

Nứt đầu ti không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mẹ mà còn tác động trực tiếp tới sức khỏe của bé. Một khi đầu ti bị nứt, mẹ có thể bị đau dữ dội. Thông qua vết nứt, vi khuẩn có thể xâm nhập vào vú và làm nhiễm trùng tuyến vú. Nứt cổ gà ở đầu ti còn khiến mẹ có nguy cơ cao bị viêm vú, nhiễm nấm Candida,…

Có thể bạn quan tâm: Chuyên gia giải đáp thắc mắc cho mẹ bỉm: Mẹ bị sốt có nên cho con bú hay không?

2 Lý do mẹ bị nứt đầu ti

Có rất nhiều nguyên nhân khiến đầu ti bị nứt:

Sự nhạy cảm của da ngực khi mang thai và cho bé bú

Mang thai khiến da ngực của mẹ thay đổi rất nhiều và núm vú cũng trở nên nhạy cảm hơn. Phần da phía vùng ngực sẽ phải đáp ứng sự mở rộng của tuyến ngực, theo đó độ đàn hồi của vùng da bị rạn sẽ sụt giảm rõ rệt. Vậy nên bất kỳ tác động nào lên da cũng có thể khiến đầu ti của mẹ bị nứt.

Mẹ bỉm nuôi con bằng sữa mẹ cũng có nguy cơ cao bị nứt đầu ti. Nếu trẻ ngậm ti mẹ không đúng cách, bú quá mạnh, núm vú quá ướt hoặc quá khô sẽ khiến đầu ti bị nứt cổ gà và chảy máu.

Ma sát

Quá trình ma sát giữa quần áo và núm vú cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến đầu ti bị nứt. Những chiếc áo quá rộng hoặc áo ngực không phù hợp có thể khiến vùng da nhạy cảm ở đầu ti mẹ bị chảy máu.

Đây là một hiện tượng rất phổ biến ở những bà mẹ mới bắt đầu đi làm sau kỳ nghỉ thai sản. Trang phục đi làm văn phòng dễ khiến mẹ cảm thấy khó chịu, ngột ngạt, nhất là ở phần áo ngực bị cọ sát.

Dị ứng

Da phần đầu ngực cũng có thể bị nứt do dị ứng với một số hóa chất có trong các sản phẩm như:

  • Nước xả vải
  • Nước giặt
  • Kem dưỡng ẩm
  • Sữa tắm

Một khi phát hiện nguyên nhân gây ra dị ứng, mẹ nên nhanh chóng loại bỏ chúng, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Có thể bạn quan tâm: Những triệu chứng của dị ứng ở trẻ em mẹ cần ghi nhớ ngay
Dị ứng có thể là nguyên nhân khiến đầu ti của mẹ bị nứt

Dị ứng có thể là nguyên nhân khiến đầu ti của mẹ bị nứt

Nguyên nhân khác

  • Cho trẻ bú không đúng tư thế, trẻ không ngậm hết núm ti. Khi bé không ngậm hết quầng vú mà chỉ ngậm hời hợt, mỗi lần bé mút sữa, núm ti mẹ sẽ bị kéo mạnh, theo thời gian sẽ để lại vết nứt nơi chân vú. Để hạn chế tình trạng đầu ti bị nứt, mẹ có thể thay đổi tư thế cho bé bú hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Sử dụng máy hút sữa không đúng cách cũng có thể gây nên tình trạng nứt cổ gà ở đầu ti. Do đó, mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng các loại máy hút sữa có trong nhà để tránh bị nứt núm ti khi hút sữa.
  • Trẻ bị nấm miệng có thể khiến núm ti của mẹ bị nhiễm khuẩn, gây nên tình trạng tổn thương núm vú.
  • Trẻ bị tưa lưỡi sẽ khiến các mô nối miệng với lưỡi bị ngắn hoặc bị kéo với khoảng cách quá xa về phía trước. Vậy nên trong lúc bú sữa, bé sẽ vô tình khiến ti mẹ bị đau, lâu ngày dẫn đến tình trạng đầu ti bị nứt.
  • Núm ti của mẹ cũng có thể bị nứt do da khô hoặc khi mẹ bị chàm với các triệu chứng như da ửng đỏ, có vảy, ngứa và khó chịu.
Có thể bạn quan tâm: Cho con bú không nên ăn gì? Mẹ cần lưu ý ngay

3Dấu hiệu của nứt đầu ti

Việc mẹ cảm thấy đau tức vùng ngực trong thời gian đầu cho con bú là hiện tượng hết sức bình thường. Mặc dù vậy, nếu đầu ti bị nứt kèm theo những triệu chứng sau, mẹ cần đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất:

  • Da khô, nứt nẻ
  • Da có vảy trắng xung quanh và bị bong tróc
  • Núm ti bị biến dạng
  • Vết nứt xung quanh ti chảy máu

4 10 cách chữa nứt đầu ti tại nhà, không ảnh hưởng sữa mẹ

Trong hầu hết các trường hợp, mẹ có thể điều trị hiện tượng nứt đầu ti bằng một số phương pháp sau:

Sử dụng sữa mẹ

Đây là một trong những phương pháp rất dễ áp dụng và đặc biệt an toàn.

Sữa mẹ chính là một chất kháng khuẩn, chống viêm và làm lành vết thương tự nhiên. Các chất có trong sữa mẹ sẽ giúp làm mềm đầu ti, tăng khả năng tái tạo da và phục hồi những vết thương hở.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nhỏ một vài giọt sữa lên cổ đầu ti
  • Massage nhẹ nhàng vùng da xung quanh
  • Thực hiện 3-5 lần mỗi ngày
Sữa mẹ là một lựa chọn vô cùng hiệu quả để trị nứt đầu ti

Sữa mẹ là một lựa chọn vô cùng hiệu quả để trị nứt đầu ti

Dùng dầu dừa/dầu ô liu

Dầu dừa và dầu ô liu đều là những loại dầu thực vật an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Hai loại dầu này đều có tính dưỡng ẩm và bám dính cao nên rất hiệu quả trong việc điều trị tình trạng nứt cổ gà ở đầu ti.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Lấy 3-5 giọt dầu dừa/dầu ô liu thoa đều lên hai tay
  • Massage nhẹ nhàng lên bầu ngực và núm ti theo chiều kim đồng hồ (2-3 phút)
  • Thực hiện mỗi ngày từ 2-3 lần sau khi cho bé bú hoặc trước khi đi ngủ

Để tránh tình trạng bị dị ứng, mẹ có thể thử dầu lên vùng da tay trước khi sử dụng cho vùng ngực. Phương pháp này sẽ giúp đầu ti mẹ bớt khô, giảm tình trạng căng tức bầu ngực và giúp sữa về đều hơn.

Dùng thuốc mỡ, các chất bôi trơn

Bên cạnh sữa mẹ và dầu dừa, mẹ cũng có thể sử dụng thuốc mỡ hay dầu parafin trắng để điều trị tình trạng nứt đầu ti mà không cần lo lắng da bị hình thành vảy. Mặc dù vậy, nếu sử dụng quá nhiều, bé sẽ không thể ti mẹ. Do đó mẹ cần tránh bôi thuốc trong thời gian cho bé bú.

Lanolin

Lanolin là một loại dầu được chiết xuất từ da cừu, không mùi, không vị, đặc biệt an toàn cho sức khỏe của bé nên rất phù hợp để điều trị nứt đầu ti.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem trị nứt núm vú kém chất lượng. Do đó, mẹ cần hết sức lưu ý khi chọn mua, chỉ nên sử dụng những sản phẩm có chứa lanolin nguyên nhất.

Sử dụng nha đam

Nha đam có khả năng làm mát và làm dịu da tức thời. Vậy nên lựa chọn nha đam để điều trị đầu ti bị nứt cổ gà cũng là một phương pháp vô cùng hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cắt/mua một lá nha đam tươi, làm sạch với nước muối và để ráo nước
  • Cắt nhỏ, lọc lấy phần gel phía bên trong
  • Thoa gel nha đam lên đầu ti và vùng da xung quanh, để khô tự nhiên
  • Trước khi cho bé bú, lau sạch đầu ti bằng khăn ấm
Nha đam mang đến hiệu quả vô cùng tuyệt vời trong việc trị nứt đầu ti

Nha đam mang đến hiệu quả vô cùng tuyệt vời trong việc trị nứt đầu ti

Sử dụng hoa cúc

Hoa cúc là một trong những loại thảo mộc tự nhiên có khả năng chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn vô cùng tốt. Loại hoa này cũng phát huy tác dụng tối ưu trong việc điều trị tình trạng nứt đầu ti.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Dùng trà hoa cúc tươi hoặc trà hoa cúc khô ẩm đắp lên vùng ti bị nứt trong vài phút.
  • Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng nứt núm ti thuyên giảm

Nước bạc hà

Theo nghiên cứu, nước bạc hà có khả năng điều trị núm vú bị nứt hiệu quả hơn so với sữa mẹ.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngâm một vài lá bạc hà qua đêm
  • Dùng nước bạc hà massage lên bầu ngực và đầu ti.

Áp dụng phương pháp này mẹ có thể cảm thấy dễ chịu hơn chỉ sau 1 ngày thực hiện.

Dùng gel bạc hà

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gel trị nứt đầu ti. Mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn sử dụng loại gel phù hợp.

Sử dụng lá húng quế

Lá húng quế thường được sử dụng để chữa các bệnh nhiễm trùng về da. Loại lá này cũng đem đến hiệu quả rất tốt trong việc giảm đau và trị nứt đầu ti.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá húng quế
  • Rửa sạch với nước
  • Nghiền húng quế đã được làm sạch với một thìa mật ong
  • Đắp hỗn hợp lên đầu ti của mẹ trong vòng 30 phút
  • Thực hiện 3-4 lần mỗi ngày

Sử dụng tấm lá chắn vú

Lá chắn vú hay còn được gọi là núm trợ ti. Đây là một vật dụng giúp bé có thể bú mẹ mà không gây ê buốt được làm bằng silicon mỏng.

Núm trợ ti là có thể là một gợi ý tuyệt vời giúp mẹ giảm đau khi cho bé bú trực tiếp trong thời gian chữa lành núm vú.

Mẹ có thể sử dụng núm trợ ti để giảm tình trạng ê buốt khi cho con bú

Mẹ có thể sử dụng núm trợ ti để giảm tình trạng ê buốt khi cho con bú

Bên cạnh những phương pháp phía trên, mẹ cũng cần giữ vệ sinh núm ti mỗi ngày và làm sạch núm ti sau khi cho bé bú. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, mẹ nên tới gặp bác sĩ và sử dụng các loại thuốc bôi đặc trị.

Bài viết liên quan: Mách mẹ tư thế cho con bú đúng cách

5 Biện pháp phòng ngừa nứt đầu ti

Để hạn chế hiện tượng đầu ti bị nứt cổ gà, mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

  • Cho bé bú đúng cách
  • Thường xuyên vệ sinh đầu ti bằng nước sạch
  • Tuyệt đối không sử dụng chất sát trùng, các loại xà phòng trên vùng ngực khiến da bị khô và đầu ti bị nứt.
  • Lựa chọn các loại áo ngực có kích cỡ phù hợp. Tránh mặc các loại áo ngực có gọng kim loại khiến dòng chảy của sữa bị ảnh hưởng và ngực bị tổn thương.
  • Cho bé bú đều hai bên ngực.
  • Trước và sau mỗi cữ cho bé bú, sử dụng khăn mềm và nước ấm để làm sạch đầu ti và vùng da quanh ngực.
  • Nếu ngực bị sưng, đau tấy hoặc đầu ti bị nứt,… mẹ nên tạm ngưng cho bé bú và đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm:

  • Giải đáp thắc mắc cho mẹ sau sinh: Vì sao cho con bú lại mất kinh nguyệt?
  • Trả lời câu hỏi mẹ bỉm: Uống collagen khi đang cho con bú được không?

Trên đây là nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng nứt đầu ti đơn giản và nhanh chóng. Mong rằng qua các thông tin mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chia sẻ, mẹ có thể cho bé bú an toàn và đúng cách, đảm bảo bé luôn được bú đủ sữa mỗi ngày.

Tổng hợp bởi Lan Anh

1. Fagomom. https://fagomom.vn/nut-dau-ti-nguyen-nhan-va-9-cach-dieu-tri-an-toan-cho-me/

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nứt đầu ti khi cho con bú – Nguyên nhân và gợi ý hướng điều trị an toàn không ảnh hưởng sữa mẹ của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *